Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 85)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.Kiến nghị đối với Chính phủ

Hiện nay, các nội dung liên quan đến kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng đã được điều chỉnh tương đối toàn diện; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ là các quyết định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đó là các Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 15/2006/TT-NHNN ngày 10/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng; Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo TS. Phạm Thị Giang Thu – Đại học Luật Hà Nội và ThS. Nguyễn Ngọc Lương – Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương :Để đảm bảo tính hiệu lực pháp lý cao của các quy định có liên quan đến giám sát và xử lý rủi ro tín dụng, pháp luật về vấn đề này cần được tập trung trong văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao hơn ban hành như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định của Chính phủ để tránh tình trạng không tương thích trong điều chỉnh cùng nội dung ở các văn bản pháp luật khác nhau, có hiệu lực pháp lý khác nhau. Ví dụ, trường hợp quy định về lãi suất cơ bản và mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản với lãi suất cho vay trong Luật Ngân hàng Nhà nước và Bộ luật Dân sự với Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay đồng Việt Nam đối với khách hàng vay theo lãi suất thỏa thuận. Theo Khoản 12, Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi năm 2003 thì lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Điều 476, Bộ luật Dân sự 2005 quy định “lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Chính vì mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với Luật Ngân hàng Nhà nước mà thời gian qua, các tổ chức tín dụng tìm cách “phá trần” bằng những cách khác nhau. Ngày 14/4/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 12/2010/TT-NHNN, cho phép tổ chức tín dụng cho khách hàng vay theo lãi suất thỏa thuận mà không còn bị vướng “trần lãi suất”. Nếu

xét ở góc độ kinh tế, quy định này thể hiện hướng giao dịch tín dụng trên cơ sở nhu cầu thị trường; nhưng nếu xét ở góc độ tuân thủ nguyên tắc pháp chế, thì rõ ràng có sự không đồng bộ trong quy định của các văn bản pháp luật về cùng một nội dung là lãi suất cho vay.

- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).

- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. “Đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp” của Ngân hàng thế giới năm 2006 đã nhận định rằng quyền pháp định của chủ nợ ở Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nước trong khu vực và các nước OECD dựa trên một loạt các thước đo chuẩn mực do Ngân hàng thế giới xây dựng cho 130 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả. - Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh … vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin… góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN và Chính phủ một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của NH TMCP NT Việt Nam đã bị giảm sút khá mạnh nhưng trong giai đoạn cuối năm 2010 cùng với sự phục hồi và tăng trưởng nhẹ của kinh tế thế giới chất lượng tín dụng của Vietcombank cũng đã có những dấu hiệu phục hồi nhẹ. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn luôn là nhiệm vụ hàng đầu của NH TMCP NT trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài khóa luận này được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với việc tham khảo một số sách cũng như tài liệu trên thư viện và của một số các anh chị làm tín dụng tại Vietcombank.Tuy nhiên,vì bản thân em chưa có sự trải nghiệm thực tiễn trong môi trường ngân hàng cũng còn nhiều những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn.

*Tiếng Việt:

1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Báo cáo thường niên các năm 2006-2010,

2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Bảng công bố thông tin, www.vietcombank.com.vn.

3. Đặng Phong (chủ biên) (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 4. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương

mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

6. PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng số 1 năm 2008 trang 32, 33, 34, 35. 7. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong

tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Vụ các ngân hàng – Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu – nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thông tin tín dụng của NHNN, số 7 đến số 14 năm 2007.

10. Tp chí nghiên cứu lập pháp điện tử,bài viết của TS Phạm Thị Giang Thu.

* Tiếng Anh:

1. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new millennium.

2. Hennie van Greuning – Sonjatanovic (1999), Analyzing banking Risk, the world Bank.

3. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 85)