Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 69)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần được công bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương là “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở định hướng này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Phản ánh được chính sách tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tư của Chi nhánh, phát huy được những thế mạnh của địa phương và có giải pháp hạn chế trong đầu tư tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong cạnh tranh trong kinh doanh.

- Đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương so với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng. Trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam và sự phát triển gần đây, chính sách tín dụng cụ thể của Ngân hàng TMCP Ngoại thương nên tập trung trong các nội dung sau:

- Về chính sách khách hàng: phát triển cơ cấu tổ chức theo định hướng hướng đến khách hàng đã được Ngân hàng TMCP Ngoại thương thực hiện trên thực tế nhưng lại chưa có một chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên việc áp dụng còn lúng túng và mang tính cảm tính cao. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng. Theo ý kiến tác giả, một số đề xuất về chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng có thể áp dụng như sau:

Hạng khách hàng

Mức độ rủi ro

Chính sách khách hàng áp dụng

AAA, AA, A Thấp - Đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật.

- Có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản chỉ là biện pháp bảo đảm bổ sung, không áp dụng các quy định về tỷ lệ.

- Áp dụng lãi suất ưu đãi. BBB, BB Trung

bình

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của kháhàng. - Cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm vay bằng tài sản trong một số trường hợp,nhiên có thể áp dụng 50% dư nợ vay khôngphải bảo đảm bằng tài sản. - Áp dụng lãi suất ưu đãi + mức bù rủi ro.

B Rủi ro - Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng nhưng chỉ áp dụng các nhu cầu phù hợp của khách hàng. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án/dự án cho vay với mức tối thiểu 15 – 30%.

- Các khoản vay phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

- Áp dụng lãi suất vay cao hơn các mức xếp hạng trên.

CCC Rủi ro

khá cao

- Chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn thực sự phù hợp, ngân hàng có khả năng kiểm soát được toàn bộ nguồn tiền của phương án và khách hàng phải có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia phương án vay vốn. Khi có những biến động xấu liên quan đến nhóm khách hàng này, cần phải tăng cường các điều kiện để hạn chế cấp tín dụng đến nhóm khách hàng này.

- Các khoản vay phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Các tài sản nhận bảo đảm cần có tính thanh khoản và hạn chế áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Các mức xếp hạng từ CC trở

xuống

Rất rủi ro - Không tiếp thị các khách hàng mới thuộc nhóm này. Đối với các khách hàng cũ, cần áp dụng các điều kiện chặt chẽ và hạn chế tín dụng đối với nhóm khách hàng này.

+ Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước ngoài. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 – 2010). Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV như thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…Các định chế tài chính quốc tế đang chú ý tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như IFC (Công ty tài chính quốc tế thuộc WB), SMEDF (Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Liên minh châu Âu tài trợ và được quản lý bởi Quỹ hỗ trợ phát triển), JBIC (Chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do JBIC tài trợ vốn vào năm 2002), JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản hỗ trợ cho các SMEs trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế)…Do đó các DNNVV sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng trong tương lai, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng. Tuy nhiên đầu tư tín dụng cho các DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại thương còn thấp (16 ngàn tỷ đồng tương đương 15% trên tổng dư nợ), mặt khác kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong thời gian gần đây nhưng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao. Đồng thời, sự xuất hiện của các ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam như Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, …thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương sẽ rất hạn chế. Do đó lựa chọn phát triển phân khúc thị trường DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi

ro vào DNNVV trở nên quan trọng do đối tượng này thường có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hưởng không lớn. Mục tiêu cần đạt được trong đầu tư tín dụng đối với phân khúc này là dư nợ chiếm 30% tổng dư nợ trong năm 2011 và tăng dần tỷ trọng này trong tương lai.

+ Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ô tô…) trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản phẩm bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và khả năng quản lý bởi đây là phân khúc thị trường khá mới và không phải là thế mạnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương nói chung, do đó cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác…), đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng. Hiện nay tỷ trọng dư nợ của nhóm tư nhân, cá thể chỉ chiếm 21% trong tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương và định hướng đưa tỷ trọng này lên 30% trong năm 2011

+ Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là nhóm khách hàng mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã thực hiện đầu tư tín dụng trong thời gian qua nhưng chưa tương xứng với mức độ phát triển của nhóm đối tượng khách hàng này trong thời gian qua. Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và việc gia nhập vào tổ chức WTO, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang ngày một gia tăng. Thực tiễn đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp FDI của một số Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam như Chi nhánh Bình Dương, Đồng Nai… cho thấy đây là nhóm khách hàng thường có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Do đó đây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w