Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 37)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2.Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và NH TMCP NT dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Trong giai đoạn 2007 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NH TMCP NT luôn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới 2%/tổng dư nợ; Tuy nhiên trong năm 2008, chất lượng tín dụng của NH TMCP NT giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có dấu hiện ngày càng tăng.Nhưng cho đên cuối năm 2009 và năm 2010,tỷ lệ này đã được NH TMCP NT tìm cách điều chỉnh và giữ ở ngưỡng hơn 2%.Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng.

2.2.2.1. Nợ quá hạn Bảng 2.5: Nợ quá hạn (ĐVT: Tỷ VND) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ tín dụng 97.631 112.793 141.621 176.814 Các khoản NQH Trong đó: 1.197 3.587 2.216 3.241 -Dưới 181 ngày 655 2.016 1.524 2.019 -Từ 181-360 ngày 218 1.024 275 509 -Nợ khó đòi 324 547 417 713

Xử lý nợ xấu trong năm 456 1.864 1.068 1.419

%Nợ quá hạn 1,25% 3,18% 1,56% 1,83%

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2007-2010 của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương.)

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của NH TMCP NT đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp phân loại nợ của NH TMCP NT

(ĐVT: Tỷ VND)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1.Tổng dư nợ 97.631 112.793 141.621 176.814 -Nhóm 1 91.209 104.529 130.089 154.293 -Nhóm 2 2.438 3.061 8.033 17.515 -Nhóm 3 1.435 921 441 1.022 -Nhóm 4 1.217 813 395 300 -Nhóm 5 648 3.468 2.663 3.683 2.Tổng nợ xấu 3.300 5.189 3.498 5.004 3.Tỷ lệ nợ xấu 3,87% 4,61% 2,47% 2.83%

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2007-2010 của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương.) Trong những năm trước đây, NH TMCP NT là ngân hàng dẫn đầu khối các ngân hàng thương mại trong nước về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ nợ xấu của NH TMCP NT tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, thậm chí có dấu hiệu tăng cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác.việc tỷ lệ nợ xấu tăng một cách bất thường đặc biệt là nợ nhóm 5 –Nợ có khả năng mất vốn vào thời điểm đó có nhiều nguyên nhân như khủng hoảng kinh tế năm 2008,tình hình bất ổn của lãi suất,thị trường ngoại hối.Chúng ta cũng có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank trong hai năm 2009 và 2010 có sự tương đồng,một phần là do tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã có những bước bình ổn nhất định,mặt khác,chính bản thân Ngân hàng cũng đã có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với tình hình. Để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng của NH TMCP NT trên từng địa bàn, khu vực khác nhau trong cả nước, chúng ta cùng xem xét tỷ trọng nợ xấu phân theo khu vực:

theo khu vực. (ĐVT: Tỷ VND) Chỉ tiêu Dư nợ 2010 NQH 2010 % NQH 2009 Nợ xấu 2010 %Nợ xấu 2009 Số tiền % Số tiền % Hà Nội 49.286 679 1,25% 1.94% 1.215 4,03% 2,19% Miền bắc(Trừ Hà nội) 16.071 312 2,17% 3,26 678 6,89% 4,14% Miền trung , Tây Nguyên 31.968 990 4,06% 1,74% 1.866 9,54% 5,77% Hồ Chí Minh 42.842 515 1,96% 0,55% 970 3,70% 1,79% Đông nam Bộ(trừ HCM) 18.934 290 2,30% 0,49% 686 5,92% 2,43% Tây nam bộ 17.713 225 2,08% 1.09% 547 5,05% 1,86%

Tổng cộng 176.814 2.873 1,54% 1,25% 5.004 2,83% 2,47%

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2009-2010 của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương.) Bảng số liệu trên cũng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu qua các thời điểm khác nhau và trên từng khu vực địa lý khác nhau luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn (mặc dù thực tế không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều là nợ xấu ), nguyên nhân là do tất cả các khoản nợ gia hạn đều được xếp vào nhóm nợ xấu. Điều này cho thấy, quy định của Quyết định 493 và quyết định 18 của NHNN là chưa phù hợp vì các khoản nợ quá hạn thì tuỳ thuộc vào thời gian quá hạn để phân loại vào các nhóm khác nhau (ví dụ; quá hạn dưới 10 ngày thì phân vao nhóm 1, quá hạn từ 10-90 ngày thì phân vào nợ nhóm 2, quá hạn từ 91-180 ngày thì phân vào nợ nhóm 3…); Còn nếu nợ gia hạn thì không căn cứ vào thời gian gia hạn mà chỉ căn cứ vào số lần gia hạn để phân loại vào các nhóm nợ khác nhau (ví dụ: gia hạn lần đầu tiên thì phân vào nợ nhóm 3, gia hạn lần thứ 2 thì phân vào nợ nhóm 4…). Như vậy, rõ ràng quy định phân loại tất cả các khoản nợ gia hạn lần đầu vào nhóm 3 (nhóm nợ xấu) là chưa phù hợp vì không phải tất cả các khoản nợ gia hạn đều xấu; mặt khác, có những khoản nợ gia hạn trong thời gian rất ngắn dưới 1tháng - thậm chí có khoản chi gia hạn 1, 2 tuần – và sau đó khách hàng đều trả nợ đầy đủ, đúng hạn nhưng tất cả dư nợ của những khách hàng có các khoản nợ gia hạn nói trên đều bị chuyển vào nhóm nợ xấu (vì theo quy định khi khách hàng có 1 khoản nợ chuyển vào nhóm nợ xấu thì tất cả các khoản nợ còn lại cũng phải chuyển vào nhóm nợ xấu) và phải mất thời gian thử thách ít nhất là 3 tháng mới được thăng hạng chuyển sang nhóm nợ bình thường.

Qua số liệu trên có thể thấy nợ xấu chỉ tăng nhẹ trong năm 2010 hoặc giữ nguyên trên tất cả các khu vực địa lý,chỉ một số khu vực mà trước đây vẫn được đánh giá là có chất lượng tín dụng chưa tốt như Miền Trung tây nguyên thì tỷ lện vẫn còn khá cao… thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP NT đã đạt được những hiệu quả trước mắt, khi đã xử lý tốt sự tăng trưởng nóng tín dụng trong năm 2007,dẫn đến tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng cao khó kiểm soát, cũng như phát huy yếu tố con người để đáp ứng được yêu cầu phát triển là những nhân tố chính giúp chất lượng tín dụng của NH TMCP NT được cải thiện. Đây là một việc tốt nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đối với NH TMCP NT.

2.2.2.3. Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng

Trong hội nghị sơ kết hoạt động những tháng đầu năm 2011 của NH TMCP NT, tác giả đã thống kê và tổng hợp các nguyên nhân thường gặp của các khoản nợ xấu trong hệ thống NH TMCP NT, có 09 nhóm nguyên nhân chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự mức độ thường xảy ra từ cao xuống thấp:

Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có các đặc điểm như sau:

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay HMTD nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản), dung nguồn thu dự kiến của dự án, phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án, phương án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. - Khách hàng có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với địa bàn của chi nhánh cho vay.

dẫn đến khách hàng bị buộc phải dung nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn.

- Khách hàng cùng lúc vay nhiều TCTD, dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiểm soát được dòng tiền của đơn vị.

- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có các đặc điểm:

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát.

- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh vực XDCB, sử dụng vốn ngân sách)

- Khi khách hàng gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trước đây góp vốn bằng tài sản, sau đó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.

Ba là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, thường xảy ra ở các khoản vay có đặc điểm:

- Đầu tư sản phẩm công nghệ cao, hàng điện tử với thời gian dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp thời gian cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế là dưới 5 năm.

- Đầu tư sản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, không đánh giá đúng khả năng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm/chu trình sản xuất, đặc điểm kinh doanh mặt hàng.

Bốn là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra đối với các khoản vay sau:

- Khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động.

- Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực kém – nhất là các DNNN, nội bộ mâu thuẫn – các công ty cổ phần, hoặc do tính toán vốn tự có trên cơ sở bán sản phẩm…

- Không thẩm định tổng thể mức đầu tư của dự án, tách thành các “giai đoạn”, khoản vay lẻ khác nhau nằm trong mức thẩm quyền của Chi nhánh. Khi giải ngân hết khoản vay hoặc triển khai xong một “giai đoạn”, dự án vẫn không hoạt động được. (nguyên nhân này xuất phát từ bất hợp lý trong phân cấp ủy quyền cho các Chi nhánh về cho vay đầu tư dự án: Chỉ quy định về mức phán quyết hạn mức cho vay trung dài hạn đối với một dự án đầu tư, mà không quy định mức phán quyết hạn mức cho vay trung dài hạn tối đa đối với một khách hàng).

- Khách hàng có hệ số nợ vay/vốn tự có rất cao (các DNNN), từ 4-5 lần. Năm là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, thường xảy ra đối với các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có đặc điểm:

- Cho vay giải phóng mặt bằng, nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động của các nhà đầu tư thứ phát.

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động s3n, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…

- Cho vay bắc cầu ngắn hạn hoặc mở L/C bảo lãnh nhập khẩu máy móc thiết bị khi chưa thẩm định tổng thể dự án, hoặc dựa vào nguồn vốn trung dài hạn chưa chắc chắn (các khoản vay trung dài hạn chưa được phê duyệt, bảo lãnh phát hành trái phiếu không có ràng buộc rõ ràng thời điểm…)

- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến chủ quan trong tính toán tính khả thi của thu xếp nguồn vốn.

Sáu là, không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng

- Khách hàng có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bị chậm trễ khi quyết toán tài chính.

toán) vẫn có lãi (giá trị khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đột biến, giá trị lớn). - Nhiều năm liên tục, giá bán không đủ bù đắp chi phí biến đổi.

- Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng hợp cả năm thì lỗ.

Bảy là, do thay đổi chính sách thường xảy ra ở các khoản vay

- Kinh doanh thương mại nhập hàng về bán trong nước (ô tô, xe máy, gỗ tròn…)

- Đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Tám là, khách hàng đầu cơ theo giá tri tài sản:

- Dùng tài sản là bất động sản, chứng khoán thế chấp vay với mục đích khác nhau mà ngân hàng không kiểm soát được.

- Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp.

- Cá nhân vay giá trị lớn (hàng chục tỷ đồng) với mục đích mua nhà, bất động sản (không phải là trường hợp cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất, kinh doanh hàng hóa thông thường).

Chín là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn; hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị…

Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng bao gồm các nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh (biến động bất lợi của thị trường tài chính, khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách hoặc việc thực thi các chính sách pháp luật của cơ quan công quyền kém hiệu quả, thiên tai…); các nhóm nguyên nhân từ chính bản thân khách hàng (khả năng tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp yếu không có định hướng kinh doanh rõ ràng, trục lợi – tham ô vi phạm đạo đức, lừa đảo…); và nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng, trong đó nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng là chủ yếu và đáng quan tâm nhất đó là tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tar chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lõng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn vay.

+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng (Công ty CP Công Nghệ Thực Phẩm Interfood, Công ty TNHH may mặc xuất khẩu Việt Mỹ).

+ Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 37)