Củng cố và hoàn thiện hệthống thôngtin tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 73)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Củng cố và hoàn thiện hệthống thôngtin tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầuthông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt độngcủa các công ty mẹ đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

hệthống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chấtvà đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụphân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưara các quyết định đúng đắn. Trong điều kiện các chương trình hỗ trợ thông tin về khách hàng của chương trình Siverlake còn nhiều hạn chế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương cần thiết lập các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin về khách hàng (doanh số cho vay, thu nợ,dư nợ, tình trạng nợ), phân loại nợ tự động để đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý thôngtin được nhanh nhạy, chính xác.

- Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng

Cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Năm 2003 Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã ban hành cẩm nang tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Từ đó đến nay, mặc dù đã có nhiều thay đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng mới … nhưng vẫn chưa có sự cập nhật và thay đổi, bổ sung kịp thời. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó cần thực hiện việc rà soát, tái bản có điều chỉnh cẩm nang tín dụng, có thể 2 năm một lần để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w