5. Cấu trúc luận văn
3.3. Ngôn ngữ
Do sử dụng bản dịch nên luận văn không thể đi sâu vào từ ngữ mà chỉ có thể điểm qua lối viết của Franz Kafka. Với tƣ cách là một nhà văn có nhiều đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết, Kafka cũng có những cách tân đáng kể trong vấn đề ngôn ngữ. Ngôn ngữ của Kafka có vẻ ngoài không khác gì truyền thống, rất chặt chẽ, miêu tả tỉ mỉ, kĩ càng. Câu từ trong tác phẩm Kafka không hề bay bổng, cũng không sử dụng mĩ từ. Nhƣng sự chặt chẽ đó lại làm nảy sinh một vấn đề, đó là “nó chặt chẽ đến mức ngƣời ta bắt đầu thấy rối rắm không sao lần ra đƣợc, y nhƣ trong một mạng nhện dính” [15, tr.893]. Kafka vẫn giữ lại cái vỏ cấu trúc, tính logic, mạch lạc của ngữ pháp truyền thống nhƣng lại đƣa vào nội dung cái phi lí, cái bất thƣờng; khiến cho cái phi lí càng trở nên khủng khiếp. Trong không gian thƣờng nhật, trong vỏ bọc ngôn ngữ truyền thống, thế giới của Kafka đầy bất ổn, do đó, cảm thức lo âu và thân phận nhỏ bé của con ngƣời càng trở nên rõ nét hơn. Bên cạnh đó, lối viết của Kafka cũng không khác gì một mê lộ với những câu dài nhƣ đoạn văn và tần suất xuất hiện thì dày đặc. Chẳng hạn câu văn mô tả cảm nhận của Joseph K. trong lần đầu tiên thấy hai tên đao phủ: “K. hầu nhƣ không chú ý nghe những lời chúng nói; đối với anh, áo quần mất hay còn không quan trọng lắm; cái xem ra cần kíp hơn rất nhiều là hiểu đƣợc hoàn cảnh của mình; nhƣng đứng trƣớc bọn chúng, ngay đến cả suy nghĩ, anh cũng không suy nghĩ đƣợc; cái bụng gã thanh tra thứ hai – rõ ràng đó chỉ có thể là những gã thanh tra – cứ chốc chốc lại áp vào ngƣời anh một cách hết sức thân thiết, nhƣng khi ngƣớc mắt lên, anh phát hiện thấy một cái đầu khô khốc và xƣơng xẩu, có cái mũi
vẹo vọ to tƣớng, chẳng hợp với tấm thân phốp pháp ấy chút nào, cái đầu bản thân nó nhƣ một ngƣời riêng biệt đƣơng bàn tính với gã thanh tra thứ nhất” [24, tr.78]. Dù không chơi chữ, không hành văn lập dị nhƣng lối viết mê lộ này vẫn khiến cảm thức về thế giới rối loạn, bất ổn trong tác phẩm Kafka trở nên sâu sắc hơn. Kafka sử dụng những câu văn chính xác, cô đọng, thậm chí có phần khô khan để tạo nên không khí tuy ảo mà vẫn rất thực. Kafka cũng có biệt tài trong việc xây dựng những đoạn hội thoại “vòng quanh”, mà sau này Beckket đã kế thừa triệt để trong kịch phi lí. Những đoạn hội thoại mà trong đó câu trả lời bao giờ cũng lửng lơ, không đƣa ra đáp án cụ thể mà khiến ngƣời nghe càng thêm rối loạn. Chẳng hạn đoạn hội thoại giữa Joseph K. và bà chủ quán:
“ – Anh chƣa học nghề cắt may sao? – Bà chủ quán hỏi. - Chƣa bao giờ, - K. trả lời.
- Anh làm nghề gì? - Đạc điền.
- Nghề đó là gì?
K. giải thích, bà chủ quán vừa nghe vừa ngáp. - Anh không nói thật. Tại sao không nói thật? - Bà cũng không nói thật” [24, tr. 650]
Những đoạn hội thoại trong tiểu thuyết của Kafka thƣờng dài, nhƣng do quá dài và không liên tục nên nếu ngƣời đọc không chú ý, rất có thể sẽ bị đi lạc hoặc cảm thấy nhàm chán. Nhƣng đây lại chính là ẩn ý của nhà văn, là biện pháp nghệ thuật để Kafka diễn tả cái bi đát trong thân phận của con ngƣời. Ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữa ngƣời và ngƣời, nhƣng trong thế giới của Kafka, chiếc cầu này đã bị đứt gãy, khiến con ngƣời xa lạ với nhau, tô đậm thêm ấn tƣợng về cái phi lí ngập tràn.
Câu văn trong tiểu thuyết của Kafka đơn giản và lạnh lùng. Ông không bao giờ thể hiện mình đang triết lí, những câu văn dài lê thê và tƣởng chừng nhƣ chỉ toàn nói về những thứ tầm thƣờng, những suy nghĩ hết sức cá nhân của nhân vật, khi ngƣời đọc suy ngẫm lại và đặt chúng vào bối cảnh cụ thể, ta có thể thấy đƣợc những ẩn ý triết học trong đó. Kafka không cố gắng gây sốc ngƣời đọc với việc mô tả chi tiết những cảnh khủng khiếp, thay vào đó, ông lạnh lùng mô tả sự phi lí. Các câu văn trong tiểu thuyết Kafka đơn giản, và ngƣời đọc không bị sốc bởi những từ ngữ lạ lùng, những hình ảnh quái dị, những biện pháp tu từ đặc biệt mà bởi vì sự phi lí đến tột cùng. Cách viết của Kafka dƣờng nhƣ không có tham vọng “lấy lòng” ngƣời đọc, ông viết nhƣ chỉ để kể câu chuyện của mình. Thêm vào đó, do sự bỏ lửng và nhiều nghĩa của những đoạn hội thoại; sự đa nghĩa của các câu văn dài khiến cho câu chuyện của Kafka có đời sống riêng trong độc giả. Mỗi ngƣời đọc lại giải nghĩa ngôn ngữ của tác giả theo quan niệm, tầm hiểu biết, trí tƣởng tƣợng của mình.
Đặc trƣng ngôn ngữ của Kafka đƣợc lí giải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nghề nghiệp và dân tộc đóng vai trò quan trọng. Kafka làm việc trong một Viện bảo hiểm công nhân, công việc của ông là viết báo cáo những vụ tai nạn của ngƣời lao động. Đặc điểm của lối viết báo cáo là ngắn gọn, chính xác, ít văn vẻ mà thiên về liệt kê, khách quan không cảm xúc. Lối viết nghề nghiệp này đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến cách sử dụng ngôn từ của Kafka, hơn nữa, việc thƣờng xuyên tiếp xúc với những tai nạn, mất mát của công nhân càng làm Kafka nhận ra sự nhỏ bé và mong manh của thân phận con ngƣời. Về yếu tố dân tộc, Kafka là nhà văn viết tiếng Đức, ông học tiếng Đức từ nhỏ nhƣng cũng đồng thời học tiếng Hebrew của ngƣời Do Thái. Đối với tiếng Đức, Kafka thể hiện sự khắc kỉ đến cực đoan trong việc lựa chọn ngôn từ. Ông viết trong Nhật ký: “tôi dƣờng nhƣ kéo từng từ một ra từ chỗ trống. Tôi nhận đƣợc một từ - thì tôi chỉ có một từ đó mà thôi, và lại phải bắt
đầu tất cả lại từ đầu”. Ngƣời ta không thể tìm đƣợc dấu vết của một hình ảnh xã hội cụ thể hay một thời kì rõ ràng nào là bởi Kafka đã triệt tiêu mọi dấu tích địa phƣơng, thế tục và lịch sử trong các từ ngữ. George Steiner nhận xét: “Kafka mài từ nhƣ Spinoza mài kính”, “nhƣ thể sự giàu sang, màu sắc sử học, văn học trong ngôn ngữ Đức tiền lệ, đã bị xóa bỏ”. Tiếng Đức của Kafka, thể hiện “sự trần tụi kỳ tuyệt và cô đọng” (George Steiner); một phong cách riêng không thể lặp lại; một sự đóng góp, khám phá mới lạ cho kho tàng ngôn ngữ Đức. Nhƣng tiếng Đức của Kafka cũng thể hiện tấn bi kịch chung của những nhà văn lƣu vong: nƣơng náu tạm thời trong một thứ ngôn ngữ khác không phải là tiếng mẹ đẻ. Mặc dù chỉ tiếp xúc với ngôn ngữ Do Thái những năm cuối đời, Kafka vẫn cảm thấy “vừa vặn” hơn thứ ngôn ngữ ông đƣợc đào tạo từ nhỏ. Trong một lá thƣ gửi Max Brod, trong đó suy ngẫm về hoàn cảnh của nhà văn Do Thái, Kafka nói tới ba bất khả: không thể không viết, không thể không viết bằng tiếng Đức, và không thể viết bằng bất cứ phƣơng tiện nào khác. Và rồi ông nói: “Chúng ta hầu nhƣ có thể thêm vào đó, một bất khả thứ tƣ: không thể viết”. Nhƣ vậy, từ những ám ảnh riêng tƣ, Kafka đã đặt ra vấn đề hoài nghi ngôn ngữ. Ngôn ngữ vốn dĩ là phƣơng tiện thể hiện sự phát triển cao nhất của con ngƣời, nhƣng trong thời hiện đại, con ngƣời cũng không thể trông chờ vào ngôn ngữ để mong kết nối bản thân với cộng đồng. “Ngôn ngữ dƣới cái nhìn của Kafka cũng bị tƣớc lột hết mọi sự giả dối… rời rạc, lộn xộn, e dè,… đó là bản chất của diễn ngôn hiện đại và cũng chính là bi kịch của ngôn ngữ” [19, tr.80]. Ngôn ngữ cũng không còn đáng tin cậy hoàn toàn mà đôi khi, nó trở thành vỏ bọc kín kẽ cho những âm mƣu chống lại con ngƣời. Kafka đã đƣa vào ngôn ngữ vô vàn ẩn dụ, tạo nên tính đa nghĩa tầng tầng lớp lớp cho tác phẩm.
Lối viết của Kafka đƣợc xem là đã “thâu tóm trong nó gần nhƣ mọi linh hồn của thời đại”, đó là “lối viết rời rạc khai mở cấu trúc mảnh vỡ đặc trƣng
của thời Hậu hiện đại, lối viết với những câu dài nhiều mệnh đề là dấu hiệu của diễn ngôn dòng ý thức, lối viết xen lẫn thực hƣ hoang đƣờng kì ảo khai mở khuynh hƣớng hiện thực huyền ảo… Kafka còn đề xuất lối viết chứa đựng trong nó sự bí hiểm… hầu nhƣ không thể bắt chƣớc” [19, tr.7]. Chẳng thế mà Albert Einstein đã nhận xét sau khi đọc tiểu thuyết của Kafka: “Chẳng thể đọc nổi vì sự phi lí của nó. Đầu óc con ngƣời chƣa đủ độ phức tạp” [19, tr.77].
* Nghệ thuật tiểu thuyết của Franz Kafka đã thể hiện những cách tân, đổi mới quan trọng trong văn học thế giới. Nhờ những khám phá này, Kafka đã mở ra những đƣờng hƣớng mới trong phản ánh hiện thực và khai phá bản chất con ngƣời từ những góc độ khác nhau, dƣới những hình thức mới mẻ. Thay vì viết một cách khác về con ngƣời, Kafka đã khiến độc giả phải nhìn nhận khác về con ngƣời. Cách viết của ông không chỉ tác động mạnh đến thế hệ nhà văn liền kề (nhƣ I.Beckket trong kịch phi lí) mà còn ảnh hƣởng lâu dài đến thời Hậu hiện đại. Những phƣơng thức nghệ thuật này của Franz Kafka vẫn còn nguyên giá trị, khi thế giới đang ngày càng trên đà khủng hoảng và thân phận con ngƣời ngày càng nhỏ bé trƣớc những sản phẩm của nền văn minh kỹ trị.
KẾT LUẬN
1. Sinh ra trong thời điểm lịch sử ngầm ẩn nhiều biến động, cùng với nguồn gốc xuất thân đặc biệt và những mặc cảm cá nhân riêng tƣ – tất cả những yếu tố này đã tác động mạnh mẽ đến thế giới quan của Franz Kafka. Bằng sự nhạy cảm hiếm có của mình, Kafka đã nhìn ra những vấn đề sâu sắc về bi kịch của con ngƣời trong thế giới hiện đại và diễn tả một cách tuyệt vời những cảm nhận đó trong các tác phẩm của mình. Để từ đó, tác phẩm của Kafka đã dành đƣợc sự đồng cảm sâu sắc đối với ngƣời đọc đến mức “định ngữ K. rời bỏ lĩnh vực văn chƣơng để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” (Misen Remong).
2. Thông qua Lâu đài, Vụ án và Biến dạng, chúng ta có thể thấy những nét đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới của Franz Kafka. Với việc chuyển tải hình ảnh con ngƣời xa lạ, bị tha hóa trong một thế giới thù địch và đầy phi lý, Kafka đã khám phá và thể hiện một cách sinh động và vô cùng sâu sắc những bi kịch của con ngƣời thời Hiện đại. Đồng thời, những quan niệm này của Kafka đã có vai trò quan trọng trong việc mở đƣờng khai lối cho văn học phƣơng Tây hiện đại nói riêng, văn học thế giới nói chung.
3. Để diễn tả quan niệm của mình về con ngƣời và thế giới, F.Kafka đã có những sáng tạo nghệ thuật đáng kể trong tác phẩm, đặc biệt là ở vấn đề nhân vật. Và những đổi mới trong nghệ thuật xây dựng của Franz Kafka đƣợc xem là “cuộc cách mạng mỹ học mênh mông”, mở ra những khả năng vô hạn cho tiểu thuyết hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
I. Sách – Chuyên luận
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. R.M.Albérès (1971), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỷ XX
(1900 – 1959), Vũ Đình Lƣu (dịch), Nxb Lao động, 2003.
3. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka, NXB Giáo dục.
4. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, NXB Hội nhà văn.
5. D. Brewster và J.A.Burrell (1999), Tiểu thuyết hiện đại, Dƣơng Thanh Bình (dịch), Nxb Lao động, 2003.
6. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, NXB Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
7. Trƣơng Đăng Dung (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, NXB Khoa học xã hội, 1990.
8. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã hội, 2004.
9. Trƣơng Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB Khoa học xã hội, 1998.
10. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,… (2006) Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, 2006.
11. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, 2005.
13. Hà Minh Đức (chủ biên) (2008), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình (2006), Những bậc thầy văn chương, Nhà xuất bản Lao động.
16. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện. NXB Giáo dục. 17. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), NXB Thế giới. 18. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận
nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Milan Kundera (1985), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc (dịch), Nxb Văn hóa thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, 2001.
20. Milan Kundera (1992), Những di chúc bị phản bội, Nguyên Ngọc (dịch), Nxb Văn hóa thông tin – Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, 2001. 21. Ngô Tự Lập (2003), Những đường bay của mê lộ, Nhà xuất bản Hội nhà
văn Hà Nội.
22. E.M.Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Tôn Thảo Miên (2008), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Văn học, 2008. 24. Nhiều tác giả (2003), Franz Kafka – Tuyển tập tác phẩm, NXB Hội nhà
văn, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
25. Nhiều tác giả (2006), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục.
26. G.N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử dịch, NXB Giáo dục.
27. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học Sƣ phạm.
28. Lộc Phƣơng Thủy (2007), Lý luận – Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập I, NXB Giáo dục.
29. Hoàng Trinh (1969), Phương Tây văn học và con người, Nxb Hội Nhà văn, 1999.
30. Hoàng Ngọc Tuấn (2002), Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết, Nxb Văn nghệ, 2002.
31. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới, NXB Khoa học Xã hội.
II. Báo – Tạp chí – Luận văn
32. Nguyễn Văn Dân (1996), Kafka và cuộc chiến chống phi lí, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, tr.180-185.
33. Lê Từ Hiển, Lê Minh Kha (2009), Tính chất mê cung trong tác phẩm của Franz Kafka, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.
34. A. Karelski (1996), Về sáng tác của Kafka, Nguyễn Văn Thảo dịch, Tạp chí Văn học nƣớc ngoài số 4.
35. Ngô Quân Miện (1996), Franz Kafka – Cậu bé khốn khổ, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, tr. 201-202.
36. Đỗ Ngoạn (1995), F. Kafka và thân phận cô đơn của con ngƣời, Tạp chí Văn học, số 8.
37. Nguyễn Thị Thắng (2007), Nghệ thuật biểu hiện cái phi lý trong tác phẩm của Franz Kafka, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sƣ phạm Hà Nội.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
38. Julian Preece (2002), The Cambridge Companion to Kafka, Cambridge University Press.
39. James Rolleston (2002), A companion to the works of Franz Kafka, Camden House.
40. Graham Bartram (2004), The Cambridge Companion to the modern German novel, Cambridge University Press.