Khái niệm quan niệm nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.1Khái niệm quan niệm nghệ thuật

Trong nghiên cứu văn học, khái niệm quan niệm nghệ thuật vốn luôn là một khái niệm đƣợc giới nghiên cứu thƣờng xuyên quan tâm tìm hiểu. Quan niệm nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật mà nếu không có nó thì ắt hẳn cũng không có tác phẩm nghệ thuật. Vậy quan niệm nghệ thuật là gì? Có nhiều khái niệm về vấn đề này đã đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới đƣa ra và giữa họ vẫn chƣa đạt đƣợc sự thống nhất hoàn toàn. Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm khá đầy đủ về quan niệm nghệ thuật. Trong đó, khái niệm của giáo sƣ Trần Đình Sử đƣợc khá nhiều ngƣời tán thành khi ông cho rằng “quan niệm nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn với quan niệm thế giới quan, triết học, xã hội học về con ngƣời và thế giới nói chung, nhƣng tự bản thân nó đã là một ý thức hệ đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật”. B.Khrapchenco từng nói quan niệm nghệ thuật về thế giới của nhà văn chính là “sự nhận thức về thế giới, về tính chất và những đặc điểm của sự khám phá ra những hiện tƣợng của hiện thực, về thái độ với chúng” [5, tr.12]. Từ những cách định nghĩa này, có thể hiểu quan niệm nghệ thuật là những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân nhà văn về con ngƣời và thế giới. Những cảm nhận, suy nghĩ này đƣợc nhận biết qua sự khúc xạ với môi trƣờng xã hội, kinh tế, chính trị của nhà văn đó, đồng thời hòa trộn với các yếu tố khác nhƣ giáo dục, hoàn cảnh gia đình, và đặc biệt là cách tƣ duy, cảm nhận của từng cá nhân. Từ đó, nhà văn có sự lý giải, cắt nghĩa riêng về con ngƣời và thế giới. Sự cảm thấy, cắt nghĩa đó “đƣợc hóa thân thành các nguyên tắc, phƣơng tiện, biện pháp hình thức thể hiện” con ngƣời và thế giới trong văn học, “tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm

mĩ cho các hình tƣợng nhân vật” [26, tr. 31] và thế giới nghệ thuật của nó. Mỗi nhà văn lại có một quan niệm nghệ thuật khác nhau về con ngƣời và thế giới, do đó, mới có những cách nhìn nhận, lý giải, cảm nhận khác nhau của các nhà văn về cùng một vấn đề, một đối tƣợng. Chính sự khác biệt của quan niệm nghệ thuật ở mỗi nhà văn đã tạo nên những mảnh màu khác nhau về tƣ tƣởng, về cách tiếp cận, bút pháp trong bức tranh văn học rộng lớn. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nhà văn, gắn liền với cái nhìn của họ. Chẳng hạn, thời trung đại, văn học xem con ngƣời là sản phẩm của Chúa trời, của Thƣợng Đế; nhƣng đến thế kỷ XIX, văn học lại xem con ngƣời là sản phẩm của cả tự nhiên lẫn xã hội.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới tạo thành nền tảng, thành yếu tố thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật; thành cốt lõi của hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Sự vận động không ngừng nghỉ của con ngƣời và thế giới tạo nên những cách nhìn mới cho nhà văn, từ đó tạo thành những trào lƣu, dòng văn học mới. Cách nhà văn quan niệm về con ngƣời và thế giới sẽ quyết định cách họ lựa chọn các phƣơng tiện nghệ thuật cho phù hợp, đồng thời qua đó cũng phản ánh trình độ tƣ duy nghệ thuật, vai trò sáng tạo của cá nhân nhà văn trong lịch sử văn học. Tuy vậy, không phải bất kì cách cắt nghĩa, lí giải nào cũng đƣợc chấp nhận và đƣợc xem là quan niệm nghệ thuật. Chỉ khi cách lí giải đó có tính phổ quát, mang ý vị triết học, phù hợp với sự vận động của lịch sử và có chiều sâu giá trị thì mới thuyết phục đƣợc độc giả. Trong đó, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời quyết định việc tạo nên những hình tƣợng văn học có sức lay động, tác động lớn. Một hình tƣợng nghệ thuật chỉ có giá trị khi nhà văn dung nó để đề cao giá trị Chân, Thiện, Mỹ; để cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc những trạng huống mang tính “phi nhân bản” của hiện thực; từ đó định hƣởng thẩm mĩ và định hƣớng nhân cách cho công chúng. Bên cạnh đó, quan niệm nghệ thuật về thế giới cũng phản ánh rõ trình độ nhận

thức, sự tinh tế của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Không phải bất kì sự việc, bộ mặt nào của hiện thực mà nhà văn cảm thấy thích thú cũng đều có thể trở thành đối tƣợng của văn học, mà quan trọng là, “nhà văn coi cái gì là quan trọng và tiêu biểu trong cuộc sống đƣơng thời hoặc trong lịch sử, nhà văn nhìn thấy cái cao cả và cái thấp hèn, cái hài và cái bi ở những chỗ nào” [3, tr.13]. Trong những sáng tác của Franz Kafka, độc giả hầu nhƣ không thể tìm đƣợc sự đánh giá trực tiếp của tác giả đối với vấn đề, lại càng không tìm thấy sự phân định rạch ròi nhân vật tốt – xấu trong tác phẩm. Nhân vật và thế giới mà Kafka xây dựng nên trong tác phẩm không dễ hiểu nhƣ trong các tác phẩm của Victor Hugo hay Balzac, mà trái lại khiến ngƣời đọc nhƣ lạc vào một mê cung trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu tác phẩm. Song không thể vì lí do đó mà nói quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới của Franz Kafka không có giá trị cao hoặc không có tính phổ quát. Nếu Kafka sáng tác tác phẩm dựa trên một quan niệm sai lầm hoặc thiển cận, chắc chắn tác phẩm của ông không tạo đƣợc sự đồng cảm đến mức các trạng huống trong tác phẩm trở thành một “tính chất” riêng biệt trong đời sống (“tính chất Kafka”). Bởi tác phẩm của Franz Kafka là sản phẩm của một thời đại mà những cột giá trị trung tâm của đạo đức, niềm tin vào sự phát triển tịnh tiến của lịch sử, của nhân loại đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc; nên cách tiếp cận, lí giải vấn đề của Kafka cũng biến đổi cho phù hợp. Sáng tác của Kafka, vừa nhƣ sự mô tả y hệt hiện thực, lại vừa nhƣ một thế giới khác không phải hiện thực. Đó chính là thế giới siêu nghiệm của chính ông, trong đó các vấn đề về thân phận của con ngƣời hiện đại và hình ảnh thế giới phi lí đƣợc nhìn nhận ở những chiều kích chƣa từng có.

Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới thể hiện qua tác phẩm văn học phản ánh tƣ duy, nhận thức, cảm nhận của nhà văn mặc dù “không thể đem quy vào toàn bộ tâm tƣ tình cảm cá nhân ngƣời đó” [3, tr.111]. Trong

lịch sử văn học, nhiều tác phẩm ra đời dựa trên những sự kiện có thật xảy ra trong cuộc sống của nhà văn, chẳng hạn nhƣ Thời thơ ấu của Macxim Gorki,

Giã từ vũ khí của E.Heminguay,… Song đối với những nhà văn chân chính, họ biết kết hợp một cách tinh tế cái cảm nhận cá nhân vào mạch ngầm tƣ tƣởng, tình cảm chung của con ngƣời, và do đó, tạo nên tính xã hội và thẩm mĩ cho tác phẩm văn học. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những tác phẩm của Kafka có thể “lồng vào một tổng thể rộng lớn hơn mang tên “Những đứa con trai” (Pie Bruynen) [10, tr.602] bởi tính chất cá nhân in đậm trong tác phẩm. Nhận định này đƣợc đƣa ra dựa trên những điểm rõ ràng trong tác phẩm gợi liên tƣởng đến cuộc sống của Kafka, chẳng hạn tên của các nhân vật thƣờng là chữ cái đầu tiên của tên nhà văn (K.) hoặc là sự láy lại của tên Kafka (Samsa); hay yếu tố xung khắc giữa hai cha con Kafka, đặc biệt là sự áp bức đè nén của ngƣời cha đối với ông;… Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác phẩm của Kafka đã tạo nên một hệ thống nhân vật và một thế giới có tính phổ quát rộng lớn. Đến mức ngƣời ta có thể giải nghĩa nó từ nhiều góc độ, và góc độ nào cũng thể hiện sự hạn chế của nó trong việc bóc tách ý nghĩa tác phẩm. Các nhà thần học nhìn tác phẩm của Kafka nhƣ sự trừng phạt của Chúa trời đối với con ngƣời, và hành trình của K. tìm Lâu đài là hành trình vô tận của con ngƣời đi tìm Thƣợng đế. Trong khi đó, các nhà phân tâm học lại khẳng định tác phẩm của Kafka là những minh chứng sáng rõ cho lí thuyết của S. Freud;… Có thể nói, “tuy vẫn mang tính chất riêng tƣ, những sự kiện trong tiểu sử” của Franz Kafka “đã có ý nghĩa chung về mặt xã hội và thẩm mĩ” [5, tr.111].

Nhƣ vậy, muốn đánh giá trình độ tƣ duy, thành tựu nghệ thuật của một nhà văn, không gì hơn là tìm hiểu, khám phá quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới của họ qua tác phẩm, đồng thời, tìm hiểu những cách thức mà nhà văn sử dụng để biểu hiện, truyền tải, diễn đạt quan niệm nghệ thuật đó của mình đến ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 32)