Cách xây dựng nhân vật truyền thống trước Franz Kafka

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 55)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Cách xây dựng nhân vật truyền thống trước Franz Kafka

Nhân vật vốn là phƣơng tiện hữu hiệu để tác giả biểu hiện tƣ tƣởng, thái độ đối với cuộc sống trong tác phẩm văn học. Cách xây dựng nhân vật văn học có sự thay đổi, chuyển biến khác nhau qua các thời kì, dựa trên sự thay đổi về mĩ học, quan điểm của ngƣời nghệ sĩ. Mỗi giai đoạn có những đặc trƣng thi pháp riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tiểu thuyết cổ điển xây dựng các nhân vật theo những khuôn mẫu lí tƣởng, trong khi đó, tiểu thuyết hiện thực lại cố gắng khám phá và thể hiện trung thực bản chất đời sống. Tiểu thuyết thế kỷ XIX đi theo con đƣờng chủ nghĩa hiện thực với chân lý nghệ thuật xem tác phẩm văn học “nhƣ một tấm gƣơng lớn di chuyển trên đƣờng cái mà qua tấm gƣơng đó ngƣời ta nhìn thấy đƣợc cả ánh thiên thanh của bầu trời xanh và bùn lầy rác rƣởi ở hai bên đƣờng. Nếu tấm gƣơng đó ngƣời ta nhìn vào toàn là rác rƣởi và có ai đó lớn tiếng lên án kết tội nhà văn là bôi đen xã hội là sai lầm, phải kết tội con đƣờng rác rƣởi, nhà văn chỉ phản ánh sự thật” (Stendhal). Từ quan điểm nghệ thuật đó, nhân vật của chủ nghĩa hiện thực đƣợc mô tả chi tiết, kỹ lƣỡng, cụ thể đến mức nhƣ lời của Balzac, giống nhƣ “sổ hộ tịch”. Nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh gia đình, công việc và các mối quan hệ xã hội của nhân vật đều đƣợc đƣa ra đầy đủ trong tác

phẩm để tác giả lấy đó làm cơ sở lí giải hành vi, động cơ, tính cách của nhân vật cũng nhƣ để làm tăng tính hợp lí cho câu chuyện. Tất cả các biến cố, sự kiện trong tác phẩm và hành vi của nhân vật đều đƣợc giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ, nhằm cố gắng thuyết phục ngƣời đọc. Độc giả tìm đến tiểu thuyết và thích thú khi tìm thấy những nét, những hình ảnh quen thuộc với mình, thậm chí tƣơng đồng với mình. Các câu chuyện của nhân vật cũng đƣợc kể theo trình tự tuyến tính của thời gian với sự phân định tốt – xấu, đúng – sai rạch ròi. Tiểu thuyết hiện thực do đó, cốt truyện luôn rõ ràng, nhân vật luôn có tiến trình phát triển tính cách và tác phẩm luôn có kết thúc thỏa đáng. Sự thỏa đáng ở đây đƣợc đánh giá dựa vào cách thức tác giả giải quyết các vấn đề, các mâu thuẫn đặt ra trong tác phẩm, “trả độc giả trở về với trật tự cũ của đời sống” [28, tr.356]. Tiểu thuyết hiện thực “chủ yếu nhắm vào việc thuật tả một cách đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con ngƣời” (Ian Watt) [28, tr.196]. Do đó, nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực thƣờng đƣợc xây dựng với tính cách điển hình, đại diện cho những tiêu chuẩn đạo đức, những ý thức xã hội, những quan niệm riêng của tác giả. Cách xây dựng nhân vật trƣớc Kafka, bao gồm cả chủ nghĩa lãng mạn, luôn chú trọng xác định “cái tôi” của nhân vật. “Cái tôi” này có thể đƣợc định vị bằng hành động, suy nghĩ, hoặc quan điểm về thế giới của nhân vật. Chẳng hạn, “mỹ học của Dostoievski: các nhân vật của ông cắm rễ sâu trong một hệ tƣ tƣởng riêng hết sức độc đáo theo đó họ hành động với một logic không thể lay chuyển. Ngƣợc lại, ở Tolstoi ý thức hệ của từng con ngƣời không hề là một cái gì ổn định trên đó có thể hình thành bản sắc cá nhân” [19, tr.6]. Song những tiêu chuẩn nghệ thuật nói trên lại cính là những hạn chế của chủ nghĩa hiện thực trong việc bắt kịp sự đổi thay của con ngƣời và thế giới. Thời hiện đại, lý trí và lòng tin sụp đổ, con ngƣời tha hóa và thế giới trở nên phi lí cao độ. Do đó, tiểu thuyết cũng phải thay đổi: cốt truyện phân mảnh, trình tự theo diễn tiến thời gian của câu

chuyện bị phá bỏ. Tiểu thuyết không còn tham vọng lí giải thế giới hay khai phá tâm hồn con ngƣời mà chỉ còn có gắng nắm bắt những lát cắt của cuộc sống và phản ánh thân phận con ngƣời. Nếu nhƣ trƣớc kia, nhà văn phải tiết chế trí tƣởng tƣợng để đáp ứng nhu cầu “giống nhƣ thật” của tiểu thuyết thì nay, họ có thể thỏa sức để trí tƣởng tƣợng bay bổng. Cho đến kết thúc câu chuyện, nhân vật vẫn có thể chƣa kết thúc hành trình hay vẫn chƣa giải quyết xong những vấn đề của mình. Và cũng vì nhân vật phải có tính chất điển hình nên tính phong phú, phức tạp của đời sống và tính sinh động, cá biệt của cá nhân sẽ bị giảm thiểu. Con ngƣời và thế giới trong tiểu thuyết hiện thực bởi vậy mà cũng trở nên nghèo nàn hơn. Tính hợp lí và nhất quán cũng khiến tiểu thuyết hiện thực không thể phản ánh trung thực đời sống, vì chính mỗi kết thúc của tác phẩm là một sự bội phản lại hiện thƣc khi vốn dĩ, cuộc sống không hề có kết thúc. Nhƣ Milan Kundera từng viết: “Bởi chính cái logic nhân quả tỉ mỉ đã khiến cho các biến cố giống nhƣ thật nên không một phần tử nào của cái chuỗi đó đƣợc bỏ quên (dẫu tự nó, nó có vô vị đến mấy); bởi các nhân vật phải có vẻ “sống”, cho nên phải kể về họ nhiều thông tin đến mức có thể (dầu chúng có là mọi thứ, trừ mỗi thứ là không gây sửng sốt)” [19, tr.86] đã đẩy tiểu thuyết hiện thực đến giới hạn phản ánh của nó.

Kế thừa và muốn giải quyết những hạn chế của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên chủ trƣơng lấy việc miêu tả hiện thực tồn tại khách quan bên ngoài và con ngƣời làm đặc trƣng nổi bật. Nhân vật và thế giới trong chủ nghĩa tự nhiên, do đó, phản ánh sự thật trên diện rộng hơn và triệt để hơn so với chủ nghĩa hiện thực. Nghĩa là, con ngƣời và cuộc sống trong hiện thực nhƣ thế nào, chủ nghĩa tự nhiên đƣa vào tác phẩm nhƣ thế ấy mà không có bất kì sự điều chỉnh, sửa sang hay giới hạn nào. Không chỉ những vấn đề nhạy cảm về đạo đức, những bối cảnh xƣa nay ít thấy trong tác phẩm văn học mà chủ nghĩa tự nhiên còn đƣa vào đó cả những kiến thức, phong tục, ví nhƣ các

thao tác kĩ thuật, các loại nghiệp vụ,… Nhân vật vì thế cũng hết sức sắc nét và cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, chủ nghĩa tự nhiên quan niệm phải nhận thức con ngƣời từ mọi khía cạnh, bao gồm cả sinh lí học, di truyền học. Nhân vật của chủ nghĩa tự nhiên do đó, đƣợc soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ nghiên cứu lâm sang, phân tích thần kinh, xem xét di truyền từ các thế hệ,… Những hành động, tính cách, tâm tƣ của nhân vật cũng đƣợc lí giải hết sức cặn kẽ và cụ thể. Mặt khác, vì phƣơng pháp sáng tác của chủ nghĩa tự nhiên là thực nghiệm khoa học nên các nhà văn thƣờng sắp xếp hoạt động của các nhân vật trong các sự kiện để kiểm nghiệm hiện tƣợng. Tức là, đặt nhân vật trong một hoàn cảnh, ví nhƣ: tuyển chọn sự thực trong tự nhiên, nghiên cứu cơ chế, gia công tình huống để làm rõ sự phức tạp của hoạt động tình cảm. Tuy nhiên, chính do sự bê nguyên hiện thực vào tác phẩm mà tiểu thuyết của chủ nghĩa tự nhiên bị ôm đồm, nhân vật vẫn không tránh khỏi sự khiên cƣỡng. Chủ nghĩa tự nhiên xét con ngƣời theo cách thức tự nhiên, xem nhân vật nhƣ là con vật – điều này thể hiện sự phiến diện trong thi pháp của chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa lãng mạn cũng có cách xây dựng nhân vật riêng, chẳng hạn mọi ngƣời ở bất kì tầng lớp xã hội nào, không phân biệt giai cấp cũng đều đƣợc phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn. Văn học lãng mạn đã thành công trong việc thể hiện hình ảnh đám đông, quần chúng với những kiếp ngƣời đau khổ. Nhân vật của văn học lãng mạn đặc trƣng với những ảo tƣởng bay bổng muốn biến cải thế giới bằng tình thƣơng, nhƣng đồng thời cũng mang mầm mống của nhân vật hiện thực. Bên cạnh đó, nhân vật của văn học lãng mạn cũng đƣợc xem là tiền đề cho nhân vật của Kafka, xét ở khía cạnh nhân vật bị đánh mất cái tên. Jăng Vanjăng (đọc chệch chữ V’la Jăng, nghĩa là Jăng đấy), Phăngtin,… chính là những nhân vật trên con đƣờng bị vô danh hóa, khá gần gũi với nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka sau này. Tiểu thuyết của Kafka vẫn còn điểm bắc nối với tiểu thuyết hiện thực, đó là cách

viết theo tuyến tính thời gian. Tuy nhiên, quan niệm hiện thực và đặc biệt là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Kafka đã có nhiều đổi mới. Các nhà nghiên cứu nhận xét, tác phẩm của Kafka, thật sự là một “cuộc cách mạng mỹ học mênh mông”, “vừa là cái nhìn sáng suốt nhất về thế giới hiện đại vừa là sự tƣởng tƣợng dữ dội nhất” [19, tr.45]. Bằng tài năng của mình, Kafka đã phá vỡ thế bế tắc trong phản ánh hiện thực và xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện thực, mở ra những khả năng vô hạn cho tiểu thuyết hiện đại.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)