Điểm nhìn

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 65)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Điểm nhìn

Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Franz Kafka đã có sự thay đổi so với tiểu thuyết thế kỷ XIX, đó là di động điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện sang nhân vật. Toàn bộ khung cảnh thế giới hiện lên qua cái nhìn của nhân vật: Vụ án

qua con mắt của Joseph K. và ngôi làng, lâu đài đƣợc nhìn qua nhân vật K.; cũng nhƣ toàn bộ phản ứng, thái độ, tình cảm của gia đình Gregor Samsa sau

khi Gregor biến thành con bọ đều đƣợc chứng kiến qua con mắt của Gregor: “Ngay tối hôm đó, vừa nhận thấy sự đổi khác trong phòng Gregor là em gái anh tức tối chạy ào ra phòng khách, bật khóc ầm ĩ nhƣ mƣa nhƣ gió bất chấp những cái khoát tay van lơn của bà mẹ trong lúc ông bố giật mình bật dậy khỏi chiếc ghế bành; lúc đầu họ nhìn nhau sững sờ, bất lực, rồi họ cũng bắt đầu hành động; ông bố quay sang phải khiển trách bà mẹ sao không để yên chuyện dọn dẹp phòng Gregor cho con gái lo; rồi ông quay sang trái quát tháo Grete cấm cô không bao giờ đƣợc lau chùi phòng Gregor nữa; bà mẹ giữa lúc đó cố gắng lôi bố anh về phòng ngủ vì ông đã nổi cáu đến phát quẫn; em gái anh, nấc rung ngƣời, nện hai nắm tay nhỏ nhắn xuống bàn; và Gregor tức điên rít lên vì không một ai trong bọn họ nghĩ đến chuyện đóng cửa phòng anh lại để tránh cho anh một cảnh tƣợng quá đỗi phũ phàng và ồn ào nhƣ vậy” [24, tr.57]. Cảnh tƣợng hiện ra bắt đầu từ điểm nhìn của nhân vật Gregor Samsa, đồng thời Gregor cũng tự bày tỏ cảm xúc của mình. Vụ án ngay từ khi bắt đầu cũng đã đƣợc nhìn dƣới con mắt của Joseph K.: “K. đợi thêm một lúc nữa, đầu vẫn vùi trong gối nhìn bà già ở bên phòng đối diện đƣơng tò mò soi mói anh mới kì lạ làm sao, rồi vừa đói vừa ngạc nhiên, anh bấm chuông gọi chị giúp việc. Đúng lúc ấy có tiếng đập cửa và một ngƣời đàn ông bƣớc vào, anh chƣa từng gặp nhân vật ấy trong tòa nhà này bao giờ. Hắn ngƣời mảnh khảnh nhƣng chắc nịch, mặc chiếc áo đen bó lấy ngƣời, có thắt lƣng và đủ thứ nào li áo, nào túi, nào khóa, nào khuy khiến cho bộ trang phục có vẻ nhƣ đặc biệt thực dụng lắm, song chẳng hiểu tất cả những thứ ấy dùng để làm gì” [24, tr.75]. Và từ đó, dƣới cái nhìn của nhân vật K., câu chuyện tiếp diễn. Trƣớc khi xảy ra sự việc đột biến (biến thành con bọ, bị vƣớng vào vụ án, phải tiếp cận lâu đài), nhân vật đã nhìn thế giới nhƣ thế nào – tác giả hoàn toàn không hé lộ chút nào cho ngƣời đọc. Tất cả chỉ xoay quanh một mối ám ảnh duy nhất của nhân vật, “điểm nhìn của nhân vật đã tập trung và thu hẹp đến cực

độ” khiến “giữa ngƣời kết tội và thế giới quanh anh, có một bức tƣờng ngăn cách không thể nào vƣợt qua đƣợc” [24, tr.929]. Nhân vật chỉ có một con đƣờng, đó là chấp nhận sự phi lí của thế giới. Việc di chuyển điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện sang nhân vật tƣởng nhƣ có thể tạo cảm giác khách quan, chân thực cho câu chuyện; nhƣng trái lại, lại làm cho câu chuyện có sắc thái chủ quan, mang đậm ám ảnh của nhân vật. Sự bế tắc, bức bối và tuyệt vọng của hoàn cảnh qua cái nhìn chủ quan này càng đƣợc khắc sâu thêm. Đồng thời, ngƣời đọc nhƣ đƣợc tham gia vào câu chuyện, nhƣ đƣợc trải nghiệm cùng những ám ảnh của nhân vật, khiến ấn tƣợng về sự khủng hoảng của thế giới tác động mạnh mẽ đến độc giả. “Chỉ bằng việc giấu đi diện mạo của kẻ săn tìm, Kafka đã khiến cho nỗi sợ hãi của nhân vật của mình đạt đến độ khái quát của một huyền thoại. Nó gợi nhớ đến nỗi sợ hãi mang tính bản thể của con ngƣời” [19, tr.85]. Một điểm nữa là, điểm nhìn của nhân vật di động, nhƣng khung cảnh không thay đổi, ấn tƣợng về sự vật vẫn giữ nguyên. Chẳng hạn, lần nào K. nhìn tòa lâu đài, dù ở những thời điểm khác nhau, nhƣng cảm nhận hầu nhƣ không thay đổi. Khi thì là “sƣơng mù và bóng tối bao phủ, không thể nhìn thấy ngọn đồi có thành lũy và tòa lâu đài lớn, dù chỉ là một ít ánh sáng mờ nhạt nhất”; khi lại là “hình dáng tòa lâu đài đã bắt đầu chìm trong bóng tối, nó đứng câm lặng nhƣ vẫn thế… Hoàng hôn đến sớm hơn hôm nay đã làm tăng thêm ấn tƣợng đó của chàng, càng nhìn tòa lâu đài, chàng càng khó nhận ra nó, càng thấy nó chìm sâu vào mờ ảo” [24, tr.423]. Qua điểm nhìn của nhân vật, thế giới dƣờng nhƣ vừa thực vừa ảo, ảo vì nó chỉ là những ám ảnh, những ấn tƣợng trong cái nhìn của nhân vật. Nhƣ vậy, điểm nhìn từ khách quan chuyển vào chủ quan, rồi lại lấy cái nhìn chủ quan để tạo một thái độ khách quan với ngƣời kể.

Tuy nhiên, tiểu thuyết của Kafka không chỉ có điểm nhìn từ phía nhân vật mà nhân vật còn đƣợc quan sát trong điểm nhìn vừa hài vừa bi của nhà

văn. Nhà văn thỉnh thoảng chen vào điểm nhìn của nhân vật một cách tinh tế, với một giọng điệu hài hƣớc đen tối buồn thảm. Hãy xem đoạn cuối tác phẩm

Vụ án: “Anh ngẫu nhiên đƣa mắt nhìn tầng gác trên cùng của ngôi nhà sát cạnh công trƣờng đá. Hai cánh cửa sổ trên cao bỗng mở toang, giống nhƣ ánh sáng lóe ra: một ngƣời đàn ông – vì ở xa và cao nên trông mảnh dẻ, yếu ớt – thình lình cúi ngƣời ra ngoài, hai tay vung về phía trƣớc. Ai thế nhỉ? Một ngƣời bạn chăng? Một tâm hồn từ thiện chăng? Một ngƣời chia sẻ nỗi bất hạnh của anh chăng? Một ngƣời muốn giúp đỡ anh chăng? Chỉ có một ngƣời thôi ƣ? Hay là tất cả? Còn có chuyện kháng án chăng? Nhất định thế. Cái logich dù không lay chuyển đƣợc thế nào đi nữa, nó cũng không cƣỡng lại đƣợc một con ngƣời đƣơng muốn sống. Viên quan tòa anh chƣa gặp bao giờ ở đâu? Tòa án tối cao anh chƣa đến bao giờ ở đâu? Anh giơ hai bàn tay và căng các ngón ra. Nhƣng một trong hai đứa vừa túm lấy cổ họng anh: đứa kia thọc dao vào tim anh và ngoáy ngoáy hai lần. Đôi mắt đã lờ đờ, nhƣng K. vẫn còn nhìn thấy hai đứa chụm đầu vào nhau cúi sát xuống mặt anh để quan sát cảnh chót. – Nhƣ một con chó! - anh nói, nhƣ để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời” [24, tr.]. Điểm nhìn đã đƣợc dịch chuyển một cách khéo léo: đang từ cái nhìn của nhân vật K. “ai thế nhỉ? Một ngƣời bạn của anh chăng?” lập tức chuyển sang cái nhìn hài hƣớc bi thảm của nhà văn: “đứa kia thọc dao vào tim anh và ngoáy ngoáy hai lần”. Đôi khi ngƣời đọc khó xác định rõ đó là thế giới đƣợc nhìn qua điểm nhìn của ngƣời kể chuyện hay điểm nhìn của nhân vật. Điều này cũng là một yếu tố góp phần tạo nên tính đa nghĩa cho tác phẩm Kafka. Riêng câu văn cuối cùng của Vụ án: “Nhƣ một con chó! – anh nói, nhƣ để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời” đã có không dƣới hai mƣơi cách hiểu khác nhau mà chìa khóa của nó là đó là cái nhìn cuối cùng của K. về chính mình hay là cái nhìn của tác giả đối với K. Những ý nghĩa có thể đa dạng, nhƣng cảm giác bi thảm, đen tối thì lại rất rõ nét. Đúng nhƣ Milan Kundera nói: “Trong thế giới

của Kafka, cái hài không phải là đối âm của cái bi (cái bi – hài) nhƣ trong trƣờng hợp của Shakespeare; nó có mặt ở đó không phải để làm cho cái bi dễ chịu đựng hơn nhờ sắc thái nhẹ nhàng; nó không đệm cho cái bi, không, nó hủy diệt cái bi từ trong trứng nƣớc bằng cách tƣớc mất của các nạn nhân niềm an ủi duy nhất họ còn có thể hi vọng: niềm an ủi nằm trong sự cao cả (có thật hay giả định) của tấn bi kịch” [18, tr.51].

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 65)