Cuộc sống hiện thực trong tiểu thuyết Franz Kafka

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.Cuộc sống hiện thực trong tiểu thuyết Franz Kafka

Trƣớc thế kỷ XX, đời sống tƣ tƣởng châu Âu vững tin dựa trên câu nói nổi tiếng của Decartes: “Tôi tƣ duy là tôi tồn tại”. Con ngƣời tin vào khả năng kiểm soát thế giới của mình và tin vào sự hợp lí của trật tự xã hội, sự phát tiển tịnh tiến của lịch sử. Nhƣng thế kỷ XX ập đến với những sự kiện làm rung chuyển thế giới lẫn đức tin của con ngƣời. Chủ nghĩa đế quốc, chế độ toàn trị, Đại chiến thế giới, sự độc quyền của chủ nghĩa tƣ bản,… đã làm bật lên những góc cạnh phi lý vốn mờ ảo ít đƣợc chú ý. Thế kỷ XX, “ngƣời ta từ bỏ con đƣờng duy lý huy hoàng của Hy Lạp”, “con ngƣời trở lại những rung cảm của thời đại tiền nhân bản, con ngƣời bị đè bẹp bởi một vũ trụ thù nghịch” [2, tr.478]. Các giá trị đạo đức bị lung lay, niềm tin vào con ngƣời và trật tự hợp lý của xã hội bị đổ vỡ. Con ngƣời chứng kiến chính mình tha hóa đến cao độ

và cảm thức về cái phi lý trong xã hội lại càng sâu xa. Các loại hình nghệ thuật nhƣ văn học, sân khấu, âm nhạc,… bắt đầu nảy nở các thủ pháp phi lí, phi logic để nhằm diễn tả tính bế tắc, u tối của tâm trạng tận thế. Với tƣ cách một nhà tiểu thuyết, Franz Kafka đã cảm nhận rõ bất ổn của thời đại, sự xáo động trong đức tin của con ngƣời và sự bất hợp lí của thế giới. Những nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka nhƣ Gregor Samsa, Joseph K. hay K. đều chứa đựng tinh thần chung thời bấy giờ. Sự biến dạng của Gregor Samsa, sự thất bại trong việc tìm hiểu vụ án của Joseph K. và sự bất lực trong việc cố gắng tiếp cận lâu đài của K. chính là những khởi nguyên của hình tƣợng kẻ xa lạ

sau này của A.Camus. Con ngƣời nhƣ những người ngoài cuộc, mất phƣơng hƣớng khi đối mặt với một thế giới phi lí đến mức không thể chấp nhận đƣợc. Trong tác phẩm của mình, Kafka không đƣa ra một giả thuyết nào cho tƣơng lai của nhân loại. Các nhân vật của ông cho đến phút cuối vẫn hoàn toàn bế tắc và mang tâm trạng bi đát. Với cá tính của mình, Kafka đứng bên ngoài thời cuộc, bên ngoài những sự việc nổi cộm của dân tộc và thời đại. Vì vậy, tác phẩm của Kafka chẳng phản ánh một tƣ tƣởng triết học rõ ràng hay một động có chính trị nào. Ông chỉ đơn thuần phản ánh những khám phá của mình về bản chất con ngƣời và thế giới. Kafka mang tâm trạng u ám về tƣơng lai tha hóa triệt để của nhân loại, trong đó các cá nhân không thể bám víu vào bất kì điều gì, từ trừu tƣợng (nhƣ đức tin) cho đến rõ ràng (nhƣ bộ máy chính quyền). So với Kierkegaard hay Camus, cái nhìn của Kafka mang màu sắc bi quan hơn. Con ngƣời trong tiểu thuyết của Kafka dƣờng nhƣ đang phải chịu sự trừng phạt cho một tội lỗi nào đó – tội lỗi đánh mất cá nhân – khiến họ trở nên bất lực trong việc kết nối với các cá nhân khác. Trƣớc khi bị biến dạng

thành “con bọ”, Gregor Samsa sống nhƣ một loài côn trùng cô đơn. Việc này có vẻ phi lí vì Gregor Samsa có gia đình, công việc, đồng nghiệp. Nhƣng

trong xã hội hiện đại, thực trạng các cá nhân xa lạ với nhau, đáng buồn thay, lại là điều phổ biến.

Với cái nhìn u ám về thời hiện đại, Franz Kafka tạo dựng nên một thế giới vừa thực vừa ảo, với các nhân vật có tính biểu tƣợng, không đại diện cho một loại ngƣời, một giai cấp hay một tầng lớp nào trong xã hội. Xã hội của Gregor Samsa, của Joseph K., của K. có bộ máy chính quyền, có các công sở, ngân hàng, ga tàu,… nhƣng cũng không thể xác định đƣợc đó là loại xã hội nào. Chỉ có một thế lực lâu đài, tòa án kỳ bí âm u mà không rõ đó là Chính phủ, là Quân đội hay Đảng phái cụ thể nào. Do đó, tất cả những phân tích, lí giải về cuộc sống hiện thực trong tiểu thuyết của Kafka đa phần là dựa vào các yếu tố chính trị, xã hội thời đó và tiểu sử của tác giả. Ngƣời đọc tìm thấy hình ảnh sự quan liêu, thối nát của chế độ Áo – Hung trong tiểu thuyết của Kafka là dựa trên những đặc điểm thời đại của tác giả, chứ trong tác phẩm của Kafka không hề có bất kì một chỉ dẫn cụ thể nào về thiết chế xã hội. Thế giới mà Kafka tạo dựng đã trở nên đồng nhất đáng ngạc nhiên với hiện thực, khi chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa toàn trị đổ bóng đen diệt chủng xuống dân Do Thái. Do đó, nói tiểu thuyết của Kafka có tính chất tiên tri, cũng là dựa vào diễn biến của lịch sử sau khi Kafka qua đời, dựa vào “cách thức mà con ngƣời bị vô danh hóa, sự vùng vẫy tuyệt vọng và kết thúc bi thảm của nhân vật” [24, tr.329] chứ không phải từ các chi tiết trong tác phẩm. Thế giới trong tiểu thuyết của Kafka đa tầng đến mức, ngƣời ta khó có thể bóc tách đƣợc hết các lớp nghĩa của nó, cũng nhƣ không thể có những kết luận chắc nịch về tác phẩm. Kafka có thật sự tiên tri đƣợc Lịch sử hay không? Hay tất cả chỉ là những ám ảnh mang tính chất gia đình đƣợc trừu tƣợng hóa? Câu hỏi đó thật ra không quá quan trọng, bởi không thể phủ nhận một điều, đó là tác phẩm của Kafka đã thể hiện khả năng khái quát hiện thực rộng lớn với những nhân vật biểu trƣng cho thân phận chung của con ngƣời trong thế giới hiện đại. Nói

nhƣ Kierkegaard, thế kỷ XX là thế kỷ “mất Chúa” khi sự phát triển của khoa học và những thay đổi của Lịch sử đã khiến vị trí làm chủ thế giới của con ngƣời hoàn toàn lung lay. Con ngƣời nhận ra sự nhỏ bé và bất lực của mình trong những bƣớc đi của Lịch sử. Các cuộc chiến tranh trải rộng khắp thế giới nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời. Trƣớc thế kỷ XIX, chiến tranh chỉ đƣợc cảm nhận nhƣ những tai họa do sự trừng phạt của Chúa Trời và con ngƣời vẫn còn mờ ảo trong cái nhìn về Lịch sử. Nhƣng sang thế kỷ XIX, từ Balzac, con ngƣời bắt đầu nhận ra sự chi phối, kiểm soát của Lịch sử đối với số phận cá nhân và cố gắng dùng lí trí để kiểm soát nó. Đến thế kỷ XX, đến Kafka, con ngƣời nhận ra sự bất lực của lí trí và “bị đè bẹp bởi một vũ trụ thù nghịch. Chƣa có một nguyên tắc giải thích khả thủ cho nên vạn sự còn vắng mặt, cái “vắng mặt vĩnh cửu”, bởi thế cho nên có ông trời bi thảm của Kafka, cái bi thảm gây ra vì nhu cầu Thƣợng đế và mặc cảm phạm tội của con ngƣời không tìm thấy Thƣợng đế” [2, tr.467]. Các tác phẩm của Kafka nằm trong dòng chảy văn học chung thể hiện sự khủng hoảng tinh thần của thế kỷ XX, khi con ngƣời không còn bám trụ đƣợc vào bất kì giá trị nào. Cho nên “truyện ngụ ý của Bunyan do lòng tín ngƣỡng sinh ra, còn truyện của Kafka thì xuất phát từ hoài nghi” [12, tr.50]. Joseph K. bằng mọi cách kháng án nhƣng cái tòa án tối cao thì “không ai với tới đƣợc. Những chuyện diễn ra trên đó, chúng ta chẳng biết tí gì” [24, tr.209]. Lâu đài có vẻ ở ngay trƣớc mắt K. nhƣng lại không thể nào đến gần đƣợc: “con đƣờng chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có Lâu đài mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi nhƣ cố ý, nó rẽ ngang, không bỏ xa Lâu đài mà cũng không dẫn đến gần” [22, tr.338]. Lâu đài, tòa án có thể hiểu theo cách chính là Thiên luật mà con ngƣời hiện đại tìm kiếm với hi vọng điều chỉnh lại đƣợc thế giới đã trở nên hỗn loạn khủng khiếp. Sự thất bại trong hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka chính là sự bế tắc không tìm ra lối thoát của thời đại. Mối quan hệ giữa Gregor Samsa và

ngƣời cha phần nào thể hiện quan điểm “có lẽ có Thƣợng đế, nhƣng Thƣợng đế vắng mặt” của Kafka: “ngay cả khi những đứa trẻ chạy lại gọi: “Cha ơi, tại sao cha không cứu chúng con vì cha có thể cứu đƣợc?” (Julien Green). Hình ảnh lâu đài, cũng giống nhƣ hình ảnh nhân vật Godot trong tác phẩm kịch phi lý nổi tiếng Đợi Godot của S.Beckket ra đời sau Kafka, là một “hƣ ảnh tuyệt vời”. Godot hay chính là Đức Chúa (khi ngƣời ta bám vào cách chơi chữ: Godot = God). Lâu đài vừa có thể đƣợc hiểu là tòa lâu đài, vừa có thể là thiết chế xã hội, là bộ máy chính quyền, cũng có thể là Đức Chúa, là sự vắng mặt, không tồn tại trong một thời đại u ám. Cảm thức tuyệt vọng, bi quan là rõ nét trong tiểu thuyết của Kafka. Cảm thức đó đến từ nỗi thất vọng trƣớc sự tha hóa của con ngƣời, sự mất lòng tin vào tiến trình phát triển của lịch sử, từ sự phi lí của thế giới; từ khi con ngƣời chua chát nhận ra họ không thể dùng lí trí để tổ chức vũ trụ. Trái lại, con ngƣời dần bị tha hóa và bị triệt tiêu nhƣ Gregor Samsa, Joseph K. và K. Tƣ tƣởng bi quan và tuyệt vọng này nối dài trong sáng tác của các nhà văn sau Kafka, nhƣ Ernest Hemingway với nhân vật lão hầu bàn trong truyện ngắn Một nơi sáng đèn và sạch sẽ (A clean, well-lighted palace): “Không có điều gì mà mày biết rõ cả. Mọi thứ không là gì hết, và con ngƣời cũng không là gì hết… không là gì hết và rồi không là gì hết”. Cảm nghiệm về cái chết của Thƣợng đế tiếp tục trong bài Kinh báng bổ của lão: “ Lạy Ngài Không Là Gì của chúng con, ngự ở cõi Không Hề Có…” và “Kính mừng Đức Không Là Gì, không có ân phúc gì” (trích theo Đôi nét về chủ nghĩa hiện sinh).

Sau khi Kafka qua đời, những tác phẩm của ông trở nên đồng nhất đáng kinh ngạc với hiện thực, và gần nhƣ mỗi ngƣời dân châu Âu đều tìm thấy một mảnh của mình trong số phận của Gregor Samsa hay Joseph K.. Đại họa phát xít - diệt chủng đối với châu Âu kiêu hãnh đột ngột và khủng khiếp không khác gì vết thƣơng trên cơ thể ngƣời bệnh trong truyện ngắn Một thầy thuốc

nông thôn của Kafka. Cuộc biến dạng của Gregor Samsa nhƣ là câu chuyện ghê rợn của hàng triệu con ngƣời trong thời đại Hitler: “Từ “con bọ”, Ungezitfer, tiếng Đức,… là tiếng mà đám Nazi dùng để gọi những con ngƣời chúng đẩy vào phòng hơi ngạt” (George Steiner). Cuộc hành trình vô vọng của K. mong đƣợc lâu đài tiếp nhận đƣợc xem nhƣ ẩn dụ về hoàn cảnh lạc loài, xa lạ của chính Kafka – một ngƣời Do Thái thiếu Tổ Quốc. Vụ án và cái chết “nhƣ một con chó” của Joseph K. là một thứ tiên tri bi đát cho số phận của ngƣời dân châu Âu, nhất là ngƣời Do Thái, khi sau Kafka, họ vô cớ bị lôi ra khỏi nhà bất kể ngày đêm và từ đó không bao giờ còn có thể thoát ra đƣợc. Kafka không phải nếm trải những cảnh ngộ bi thảm của ngƣời Do Thái sau này, nhƣng cảm thức truyền kiếp về số phận bấp bênh của dân tộc Do Thái cùng với căn bệnh lao phổi nan y đã khiến cho ông có những cảm nghiệm đau đớn về kiếp ngƣời. Cùng với ảnh hƣởng của triết học hiện sinh và nỗi kinh hãi do thời đại kĩ trị gây ra, tác phẩm Kafka ngập tràn nỗi bất an sinh tồn. Đó là nỗi bất an trong xã hội không còn sự riêng tƣ của cá nhân, khi K. luôn luôn phải ngủ với vợ chƣa cƣới dƣới sự theo dõi của hai tên giúp việc – mật thám (Lâu đài). Đó là nỗi lo nơm nớp của con ngƣời khi sự sinh tồn bị quyết định bởi một tòa án tối cao “không ai với tới đƣợc” (Vụ án). Đó là sự hoang mang tột cùng của con vật trong Hang ổ, ra sức đào cái hang để lẩn trốn nhƣng đào rất sâu rồi vẫn nghe thấy tiếng đào hang của một con vật khác. Bản chất sự sinh tồn của con ngƣời đã là “một hữu thể hƣớng về cái chết” (Heidegger) khi bị nhốt trong một thể xác hữu hạn, nhƣng Lịch sử đã tiến dần đến mức “cái chết” thậm chí có thể đến từ Nhà nƣớc và công nghệ. Nỗi bất an của Kafka đƣợc các nhà tiểu thuyết tiếp tục phát triển, cho đến hiện nay nó đã biến thành một “bi kịch”, một nỗi sợ hãi không liên quan đến tâm linh mà “mang tính phổ biến và bao trùm liên quan đến thể xác”với “câu hỏi duy nhất còn lại: khi nào tôi bị nổ tung đây?” (William Fualkner).

Ta không thể xếp Kafka vào một loại hình nhà văn cụ thể nào: hiện thực chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa,… mà chỉ có thể khẳng định Kafka đã phê phán và phủ định mọi thiết chế xã hội đè nén con ngƣời. Mặc dù ông không giải quyết đƣợc những vấn đề đặt ra một cách tích cực nhƣng tác phẩm của Kafka vẫn có giá trị hiện thực lớn, bởi vì, nói nhƣ Roger Garaudy: “Nhân danh chủ nghĩa hiện thực mà yêu cầu một tác phẩm… phải họa đƣợc đƣờng đi lịch sử của một thời kì hoặc một dân tộc… là một yêu cầu triết học, không phải là một yêu cầu mỹ học” (Về một chủ nghĩa hiện thực vô bờ bến).

* Tiểu thuyết của Franz Kafka thể hiện cái nhìn bi quan mà thấu suốt về thân phận của con ngƣời hiện đại và bản chất của thế giới. Với những tác phẩm

Biến dạng, Lâu đài, Vụ án, Kafka đã phát hiện cái “tha hóa” trên cơ sở triết lí cái “bi đát”, nhân vật thể hiện hình ảnh con ngƣời bất lực, không hiểu nổi thế giới và bị thế giới bóp nghẹt. Kafka đã khai thác kinh nghiệm hiện sinh của mỗi nhân vị và qua các trƣờng hợp cụ thể, ông đã tìm ra mẫu số chung của con ngƣời thời hiện đại. Đó là hình ảnh con ngƣời đang trên đà tha hóa, xa lạ với xã hội và với chính bản thân mình trong một thế giới phi lý và thù địch. Các kiểu loại nhân vật và cuộc sống con ngƣời mà Kafka mô tả thể hiện thật sâu xa và sinh động quan niệm nghệ thuật của ông về con ngƣời và thế giới.

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA FRANZ KAFKA

Nếu xem quan niệm nghệ thuật nhƣ một phạm trù thi pháp học thì trong hệ thống các phạm trù thi pháp, quan niệm nghệ thuật giữ vai trò quyết định trong việc lựa chọn các thủ pháp và phƣơng tiện biểu hiện. Điều này thể hiện rõ nhất trong văn xuôi tự sự, đặc biệt là ở tiểu thuyết. Trong chƣơng 3 này, chúng tôi muốn tìm hiểu một số nét đặc thù trong thi pháp tiểu thuyết của Franz Kafka.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 48)