“Phản nhân vật” truyền thống

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 59)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2.“Phản nhân vật” truyền thống

Thế kỷ XX với những biến động mạnh mẽ về chính trị, xã hội, khoa học, lịch sử đã làm thay đổi toàn diện cái nhìn của con ngƣời về thế giới. Vũ trụ đột nhiên mất đi dáng vẻ hiền lành vốn có, Lịch sử bỗng trở thành thế lực u ám mà con ngƣời chỉ là những mắt xích vô danh. “Một thời đại mất Chúa” (Nietzche) làm nảy sinh tâm trạng hoài nghi, chán nản, bi quan và tuyệt vọng. Các nhân vật vì vậy mà cũng hoặc mang màu sắc siêu hình, hoặc hiện lên thậm phi lí, hoặc hết sức bi quan. Đó là những nhân vật “buồn nôn” trƣớc cảnh sống nhƣ “con bọ” của tha nhân; là những nhân vật “xa lạ”, mang tâm trạng ngoài cuộc, dửng dƣng với cuộc sống, với xã hội, thậm chí ngay với chính bản thân mình. Trong kịch phi lí, đặc biệt là kịch của Ionesco, là những nhân vật mất hết khả năng giao tiếp, vẫy vùng trong tuyệt vọng để tìm kiếm một sự giao tiếp, một sự thông cảm nào đó nhƣng không thể nào có đƣợc. Các nhân vật văn học thời kì này biểu hiện tất cả những sắc thái phức tạp của một thời kì lịch sử rối ren và đảo điên, khi mọi giá trị và chuẩn mực đều bị đảo lộn. Nhân vật của Franz Kafka cũng không nằm ngoài dòng chảy chung đó, thậm chí, nhân vật của ông còn bi đát và bế tắc hơn. Joseph K., Gregor Samsa hay K. đều là những nhân vật biểu tƣợng cho thân phận vô danh, nhỏ bé, bế tắc của con ngƣời trong xã hội kĩ trị. Cái chết nhƣ một “con bọ”, “con chó” của họ cũng là hình ảnh phản chiếu số phận con ngƣời trong một thế giới phi

lý. Chính sự mất lòng tin vào các giá trị đạo đức, nhân văn, tôn giáo, thiết chế xã hội và ở ngay chính bản thân con ngƣời đã khúc xạ vào nhân vật trong tác phẩm văn học. Thời đại mới dẫn đến những yêu cầu thẩm mĩ và phản ánh mới mà tiểu thuyết hiện thực không thể đáp ứng đƣợc nữa. Franz Kafka chính là ngƣời âm thầm mở đầu sự đổi mới này trong tiểu thuyết mà triệt để nhất chính là ở vấn đề xây dựng nhân vật. Tác phẩm của ông xóa nhòa những dấu vết giúp xác định ý thức hệ, hình ảnh xã hội cụ thể, và do đó, cũng khó bị chuyển nghĩa. Ngƣời đọc cảm nhận sự bế tắc, bi quan thông qua những ám ảnh và kết thúc bi thảm của nhân vật. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka cũng không phải là những hình tƣợng điển hình. Gregor Samsa không đại diện cho tính thiện hay tính ác. Joseph K. cũng không mang bộ mặt của một giai cấp cụ thể nào trong xã hội. K. không phải là sản phẩm của một ý thức xã hội, một quan điểm chính trị nào. Tuy không có tính điển hình, nhƣng những nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka lại có tính đại diện và khái quát cao. Gregor Samsa, Joseph K. hay K. dƣờng nhƣ là đại diện cho con ngƣời hiện đại nói chung. Nhân vật của Kafka có kết thúc, khi Gregor Samsa lựa chọn cái chết, Joseph K. chấp nhận cái chết, nhƣng những vấn đề của nhân vật và tác giả nêu ra thì vẫn còn để ngỏ. Sự sống của nhân vật chấm dứt, nhƣng sự phi lí thì vẫn đậm đặc. Suốt chiều dài tác phẩm, nhân vật đi tìm lời giải cho tình trạng phi lí của mình, nhƣng câu chuyện đã hết, nhân vật đã chết mà lời giải vẫn không có. Kafka phản ánh hiện thực trong một cái vỏ hòa trộn đến quái dị cái thƣờng nhật và cái phi lý, sự kiện không diễn ra theo logic đời sống: hiện thực hoàn toàn bị bóp méo. Tiểu thuyết Kafka vì vậy mà khó có thể tóm tắt hay giản lƣợc và mang tính đa nghĩa “nhƣ một ký hiệu biểu ý đa giác khiến ngƣời đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhìn thấy một ý nghĩa khác, nhƣ thể nhìn vào ống kính vạn hoa” [28, tr.409]. Sau Kafka, văn học hiện đại khai mở đƣợc nhiều con đƣờng mới. Văn học phi lý lấy kỹ thuật viết và nhiều chi tiết của Kafka để

sáng tác. Chẳng hạn câu nói của một nhân vật trong tác phẩm Vụ án: “Tôi đợi” [6, tr.128] sau này đƣợc Samuel Beckket tiếp thu, sáng tạo nên vở kịch nổi tiếng: Đợi Godot. Chủ nghĩa siêu thực xem Kafka nhƣ là nhà siêu thực mẫu mực của tiểu thuyết, bởi ông đã tạo ra một hiện thực “siêu duy lý”, cái thực và cái hƣ hòa trộn hoàn hảo đạt tới “siêu hiện thực”. Tác phẩm của Kafka còn là minh chứng cho triết học hiện sinh, ông mô tả một hiện thực không phải đƣợc “nhìn thấy” mà do “nghiệm sinh” của mỗi nhân vị, do đó hiện thực kia bị thay đổi và sắp xếp lại. Đây cũng chính là điểm khác nhau giữa chủ nghĩa hiện đại và các trào lƣu văn học trƣớc đó khi cho rằng nguồn gốc của văn học không phải ở lý trí mà ở trái tim, ở ý nghĩa.

Kafka xây dựng nhân vật không theo phƣơng cách và quy tắc truyền thống mà siêu thực hóa, trừu tƣợng hóa nhân vật bằng cách kết hợp nhiều phƣơng cách thể hiện khác nhau. Ông từ chối các biện pháp thể hiện nhân vật phổ biến và gần nhƣ đã thành khuôn mẫu nhƣ: khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật bằng các chi tiết, cá biệt hóa ngôn ngữ,… Nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka chỉ tồn tại vì một ám ảnh duy nhất, và đƣợc thể hiện cũng trong một ám ảnh đó. Không có quá khứ, hay quá khứ chỉ là những nét sơ lƣợc đƣợc nhớ đến theo dòng suy nghĩ, giá trị tồn tại của nhân vật Kafka dƣờng nhƣ chỉ gói gọn trong quá trình anh ta vật lộn chống lại sự phi lý: nỗi ám ảnh ở Biến dạng là “Một sáng tỉnh giấc băn khoăn, Gregor Samsa nằm trên giƣờng thấy mình biến thành một côn trùng khổng lồ” [24, tr.15]; ở Lâu đài là “K. tiếp tục đi, mắt dán vào Lâu đài, không để tâm đến việc gì khác” [24, tr.310]; và ở Vụ án là “Chắc hẳn ngƣời ta đã vu oan cho Joseph K., bởi vì chẳng làm gì nên tội, thế mà một buổi sáng kia anh bị bắt” [24, tr.75]. Tất cả hành động, suy nghĩ, nội tâm của nhân vật đều xoáy sâu vào một đối tƣợng duy nhất; hệ thống nhân vật trong tác phẩm cũng xoay tròn xung quanh một chủ đề duy nhất. Do đó không thể tìm thấy tiểu sử hay bất kì dấu ấn lịch sử

nào trong nhân vật của Kafka. Ngƣời đọc không biết gì về thời thơ ấu của Gregor Samsa; không biết khoảng thời gian trƣớc khi Joseph K. rơi vào vụ án

anh đã sống ra sao; lại càng không biết K. đến từ ngôi làng nào, cũng nhƣ tại sao anh lại phải đi một quãng đƣờng dài đầy nhọc nhằn để đến tòa lâu đài cũ kĩ và ngôi làng nhƣ “một thị trấn thảm hại” [24, tr.310]. Không có quá khứ, không có lịch sử, ngƣời ta không thể tìm hiểu nhân vật của Kafka theo cách truyền thống, không thể đặt những câu hỏi kiểu nhƣ: “động cơ nào khiến Joseph K. (hay K.) hành động nhƣ vậy?”, “điều gì trong quá khứ chi phối hành vi hiện tại của anh ta?”. Câu hỏi duy nhất có thể đặt ra là: “cuối cùng, giá trị của con ngƣời trong thế giới này là gì?”. Nhƣng không vì vậy mà nhân vật của Kafka kém sinh động, trái lại, chúng sinh động lạ thƣờng và có tính gợi mở phong phú. Cho đến Kafka, tiểu thuyết chƣa bao giờ ra khỏi con đƣờng của Balzac: mỗi nhân vật đều có một chứng minh thƣ, một sổ hộ tịch, một lịch sử riêng. Trong Biến dạng, nhân vật còn có một cái tên đầy đủ: Gregor Samsa; đến Vụ án, tên họ khuyết thiếu một nửa, chỉ còn là Joseph K.; và đến Lâu đài thì bị giảm thiểu tối đa, chỉ còn là một chữ cái: K.. Tên họ - chứng cớ đầu tiên đánh dấu và xác nhận một con ngƣời trong cộng đồng – bị xóa bỏ. Một cái tên viết tắt có thể hiểu là bất cứ ai kể cả tác giả. Ở đây, ta bắt gặp dấu ấn tƣ tƣởng của Heidegger khi cho rằng con ngƣời chỉ “là một tập hồ sơ”, “tên cũng không ra tên” [26, tr.40], dần dần trở thành một bóng ma hƣ vô trong cuộc sống. Không chỉ cái tên, Kafka còn xóa mờ mọi yếu tố giúp hình dung cụ thể nhân vật. Ông không miêu tả ngoại hình, không khắc họa diện mạo, thậm chí không đặc tả một đƣờng nét đặc biệt nào để cá biệt hóa nhân vật. Chúng ta không thể tƣởng tƣợng ra Gregor Samsa, Joseph K. hay K. một cách rõ nét nhƣ Emma Bovary hay Jăng Vanjăng. Ngoại hình nhân vật thƣờng đƣợc khắc họa hoặc là trực tiếp qua ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, hoặc là gián tiếp qua điểm nhìn của các nhân vật khác. Trong tác phẩm của Kafka, ngôn

ngữ ngƣời kể chuyện không ít, nhƣng không phải để giúp ngƣời đọc hình dung diện mạo hay phân tích tâm lý nhân vật, mà hầu nhƣ chỉ để kể lại diễn biến của tình thế. Vẻ ngoài của Gregor Samsa đƣợc miêu tả kĩ lƣỡng, song đó là khi anh mang hình hài một con bọ, cho nên sự miêu tả chỉ có tính chất làm nổi bật cái phi lý và sự tha hóa (thậm chí tác giả còn không cho biết đó là loại côn trùng nào). Diện mạo của Joseph K. và K. hoàn toàn bị bỏ qua. Giản lƣợc tối đa những chi tiết liên quan đến ngoại hình, Kafka đã từ chối một biện pháp giúp cá biệt hóa nhân vật. Với nhân vật phụ, Kafka không tẩy trắng tên tuổi nhƣng ông thƣờng khắc họa họ là những ngƣời có nét dị dạng, bất ổn nhƣ: bàn tay cô hầu Leni có màng nhƣ chân vịt, luật sƣ Huld ốm nằm liệt giƣờng, hai tên phụ việc của K. khi còn phục vụ anh thì giống nhau đến không thể phân biệt đƣợc nhƣng khi kết thúc công việc thì vẻ ngoài biến đổi mạnh mẽ,… Sự bất thƣờng đó của nhân vật báo trƣớc một thế giới phi lý và đang trên đà tha hóa.

Đồng thời Kafka xóa mờ tất cả những mối liên hệ xã hội của nhân vật, khiến cho nhân vật có tính chất trừu tƣợng độc đáo. Nghề nghiệp, gia đình, các mối quan hệ xã hội, thậm chí tính cách của nhân vật đều rất mơ hồ, không giúp gì cho sự nhận diện nhân vật. Chúng ta biết Gregor Samsa làm nghề chào hàng, một công việc vất vả mà anh cố gắn gắn bó chỉ vì món nợ của cha mẹ và mong ƣớc đƣợc học ở nhạc viện của cô em gái. Joseph K. đƣợc giới thiệu là một nhân viên ngân hàng cao cấp, là đại diện ở một ngân hàng lớn. K. là một nhân viên đạc điền đang chờ đƣợc nhận vào làm việc ở một lâu đài. Song tất cả những thông tin về nghề nghiệp đó không giúp ích gì trong việc cá thể hóa nhân vật. Bởi không có một dấu hiệu nào cho thấy dấu ấn lịch sử cụ thể do nghề nghiệp để lại ở nhân vật. Cho nên nếu đổi chỗ công việc của các nhân vật cho nhau thì có lẽ câu chuyện của họ cũng không có gì thay đổi. Các mối quan hệ khác của nhân vật dƣờng nhƣ cũng không chi phối đến nghịch

cảnh và kết cục của họ. Ở phƣơng diện này, ta nhận ra hiện tƣợng giảm thiểu liên kết xã hội của nhân vật trong tác phẩm Kafka. Nếu nhƣ trong Biến dạng, Gregor Samsa còn có một gia đình đầy đủ thì đến Vụ án, gia đình và dòng họ của Joseph K. chỉ còn đại diện là một ông chú họ bẳn gắt và hình ảnh xa xôi mờ nhạt của bà mẹ. Và đến Lâu đài, gia đình, thậm chí quê hƣơng đối với K. chỉ còn là một khái niệm mơ hồ thỉnh thoảng mới thoáng qua trong tâm trí anh. Bằng chuỗi tác phẩm của mình, dƣờng nhƣ Kafka muốn khắc họa một cách hệ thống và theo cấp độ cao dần nỗi ám ảnh về sự tha hóa của xã hội, sự biến mất của con ngƣời. Con ngƣời không có tên họ, không có gia đình, thậm chí không còn cá tính. Dostoievski, nhà tiểu thuyết lớn ngƣời Nga từng tổng kết: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”, có nghĩa tính cách là yếu tố quan trọng bậc nhất để xác định cái tôi đơn nhất của nhân vật. Nhƣng trong tiểu thuyết của Kafka, chúng ta không thể tìm đƣợc câu trả lời cho những câu hỏi nhƣ: tính cách của Joseph K. nhƣ thế nào? Anh ta là ngƣời tốt hay xấu? Anh ta kiên nhẫn hay nóng vội?,… Nhân vật của Kafka không còn tính cách, chỉ có cái hiện tại khủng khiếp đang xâm chiếm toàn bộ con ngƣời anh ta, triệt tiêu cả cá tính, cả nội tâm của anh ta. Dòng suy nghĩ của nhân vật triền miên nhƣng chỉ tập trung duy nhất vào cái hiện tại ấy. Tất cả những hành động, suy nghĩ, độc thoại và ngôn ngữ của nhân vật cũng chỉ khắc họa “chuyên chú cái tình thế hiện tại”, toàn bộ đời sống nội tâm của nhân vật “đều bị thu hút vào cái tình thế cạm bẫy mà anh đƣơng rơi vào, và không còn gì có thể vƣợt qua tình thế ấy đƣợc phát lộ cho ta biết” [18, tr.32]. Những hành động của K., của Joseph K. hay Gregor Samsa không thể hiện một đặc trƣng nào để nhận diện mà chỉ là sự vùng vẫy cố gắng chống chọi lại nghịch cảnh. Ngôn ngữ của nhân vật hầu hết là lời đối thoại, vì quá dài và thƣờng diễn ra một chiều nên có tính chất nhƣ lời độc thoại nội tâm, tuy nhiên nó không thể hiện đặc trƣng của nhân vật. Lời nhân vật trong tiểu thuyết Kafka chứa đựng

triết lý, đôi khi cả quan điểm của tác giả, nhiều hơn là mang mục đích giao tiếp, bởi các nhân vật của Kafka ngay trong đối thoại vẫn có khoảng cách, giống nhƣ những tiếng rè rè mà Gregor Samsa cố gắng phát ra nhƣng bố mẹ anh không thể nào hiểu nổi. Đó chính là cái bi đát đến phi lý của kiếp nhân sinh, khi con ngƣời là một hữu thể duy nhất, một hữu thể đóng kín, cô đơn ngay trong cộng đồng. Sắc thái tuyệt vọng trong sáng tác của Kafka cũng bắt nguồn từ cảm thức cô đơn tuyệt đối ấy.

Cá tính bị tẩy trắng, nhân vật trong tiểu thuyết Kafka chỉ còn đƣợc định tính nhờ những vấn đề mà anh ta mang tải, hiện hình. Gregor Samsa thể hiện vấn đề con ngƣời bị tha hóa trong một xã hội phi nhân tính, Joseph K. là vấn đề những khả năng còn lại của con ngƣời trong thế giới đang dần xâm lấn và chi phối mạnh mẽ số phận cá nhân, K. là vấn đề thân phận con ngƣời trong thiết chế quyền lực quan liêu khổng lồ và tàn nhẫn. Chỉ quan tâm đến con ngƣời khi bị quẳng vào một thế giới đầy ám ảnh thù địch với con ngƣời, Kafka đã mở đƣờng cho loại văn học chú ý đến cái “mô thức siêu xã hội” với loại hình nhân vật trừu tƣợng, “nhân vật chỉ còn gần nhƣ những ý niệm” [24, tr.607]. Tính chất trừu tƣợng của nhân vật xuất hiện từ Kafka là một dấu hiệu độc đáo của tiểu thuyết hiện đại “góp phần giết chết tiểu thuyết (theo quan niệm truyền thống) khiến nó giống nhƣ một kiểu nhật kí triết lý” [11, tr.45]. Kafka không khắc họa cá tính của nhân vật, thậm chí, tâm lý nhân vật cũng trừu tƣợng, khó xác định hay lí giải theo logic thông thƣờng.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 59)