Những vấn đề còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước(nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai (Trang 58)

10. Kết cấu luận văn

2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại:

Với những hiệu quả được nhận thấy như trên, bên cạnh đó cũng có một số mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng ISO hành chính tại các đơn vị, cụ thể như sau (nguồn thông tin từ kết quả khảo sát và báo cáo số 17/BC- SKHCN của Sở Khoa học và Công nghệ):

Một số đơn vị chưa quan tâm nhiều tới việc đào tạo nhận thức cho cán bộ công chức của đơn vị .

Việc áp dụng ISO hành chính công cho các phòng ban, các thủ tục hành chính còn hạn chế ở một số đơn vị.

Các sản phẩm (của thủ tục hành chính)đưa vào áp dụng chưa phản ánh hết chức năng và nhiệm vụ của đơn vị, có đơn vị lựa chọn nhiều sản phẩm, có đơn vị chỉ lựa chọn một số ít.

Hiểu biết về ISO hành chính công trong cơ quan HCNN còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng xây dựng và áp dụng hệ thống còn mang tính hình thức. Việc hiểu rõ các yêu cầu của ISO hành chính công là hết sức quan trọng vì khi hiểu rõ cán bộ công chức có thể vận dụng một cách linh hoạt không bị áp đặt trong việc áp dụng hệ thống hay làm theo rập khuôn những vấn đề mà

56

đơn vị tư vấn chuyển giao, từ đó có thể đưa ra được những ý tưởng cải tiến đem lại hiệu quả cao hơn cho đơn vị trong quá trình áp dụng, đồng thời tránh được việc áp dụng mang tính hình thức. (Kết quả khảo sát cho thấy: 38/38 phiếu trả lời đánh giá việc hiểu biết về ISO hành chính chưa cao, việc áp dụng còn mang tính hình thức).

Năng lực của cơ quan tư vấn, đánh giá. Nhiều chuyên gia tư vấn, đánh giá thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực hành chính nhà nước, chỉ hợp thức hóa thực tế đang làm hoặc sao chép cách thức tư vấn cho doanh nghiệp vào cơ quan nhà nước không đúng theo thực trạng của cơ quan hành chính nhà nước, làm quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trở nên rườm rà, mất nhiều thời gian trong việc ghi chép hồ sơ; đồng thời với việc thiếu kinh nghiệm của chuyên gia đánh giá thì trong quá trình đánh giá sẽ không đem lại những ý tưởng cải tiến tốt và hiệu quả cao cho các cơ quan được đánh giá. (Kết quả khảo sát cho thấy: 22/38 phiếu trả lời cho rằng đơn

vị tư vấn hỗ trợ không nhiều trong quá trình tư vấn, xây dựng hệ thống tài liệu chưa phù hợp với thực trạng của cơ quan, 18/38 phiếu trả lời cho rằng hoạt động đánh giá của tổ chức chứng nhận chưa đóng góp nhiều để nâng cao hiệu quả trong việc cải tiến các quy trình, hoạt động).

Tóm lại với những phát hiện qua khảo sát, cũng như tham khảo các báo cáo từ Sở Khoa học và Công nghệ - cơ quan quản lý chương trình ISO hành chính công của tỉnh – cho thấy việc cải tiến thủ tục hành chính trong quá trình áp dụng ISO hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai đều được các cơ quan quan tâm và nó được xem xét trong nhiều khía cạnh HTQLCL, do đó việc đánh giá tính hiệu quả có thể được đánh giá trên nhiều khía cạnh, các khía cạnh này được bám sát theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nhằm đảm bảo việc cải tiến các quá trình xử lý thủ tục hành chính được tuân theo mô hình tiếp cận theo quá trình từ đó

57

nâng cao sự thỏa mãn của các tổ chức/công dân về quá trình xử lý thủ tục hành chính.

Qua quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng và phân tích những vấn đề trên cho thấy, các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của quá trình áp dụng ISO hành chính công tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu tập trung vào đánh giá tính hiệu quả trong việc cải tiến thủ tục hành chính. Có thể thấy rằng, việc cải tiến thủ tục hành chính sẽ giúp cho tổ chức/công dân khi đến đăng ký thực hiện các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, gọn, giảm thời gian đi lại cho người dân mà công việc này trước khi chưa áp dụng ISO hành chính công chưa làm được.

Nội dung chủ yếu của các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công chủ yếu tập trung vào các hoạt động liên quan đến cải tiến thủ tục hành chính như đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo, thiết lập mục tiêu chất lượng, thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa, cải tiến chất lượng.

Trên cơ sở các hoạt động này sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá trong từng khía cạnh của từng hoạt động, các tiêu chí này sẽ xem xét xem các cơ quan HCNN áp dụng ISO hành chính công quan tâm tới việc cải tiến thủ tục hành chính ở mức độ như thế nào, đồng thời sẽ xem xét sự khác biệt của thủ tục hành chính qua các thời điểm khác nhau.

Do đó trong nội dung của Chương 3 tác giả sẽ đề xuất các tiêu chí để giúp cho các cơ quan hành chính nhà nước cũng như cơ quan quản lý chương trình có thể bước đầu đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai.

58

Kết luận Chương 2

Trong nội dung của Chương 2, Chúng tôi đã trình bày về nội dung tổng quan về cơ cấu cơ quan HCNN của tỉnh Đồng Nai, số lượng thủ tục hành chính trong các loại hình cơ quan và hiện trạng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan HCNN của tỉnh Đồng Nai, kết quả khảo sát về những vấn đề xoay quanh những hoạt động ảnh hưởng tới việc cải tiến các thủ tục hành chính.

Trên cơ sở kết quả khảo sát và những đánh giá về kết quả khảo sát, Chúng tôi sẽ đưa ra các nhóm tiêu chí đánh giá sẽ được trình bày trong Chương 3.

59

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHÍ TRONG THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng ISO hành chính công trong các cơ quan hành chính nhà nước(nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)