VỀ CÔNGTÁC PCSR TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 83)

- Quản lý bệnh sốt rét của đối tượng này không làm được

11 Hệ thống Y tế xã và Y tế thôn bản hoạt động Tốt

4.3. VỀ CÔNGTÁC PCSR TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008.

NĂM 2008.

Trong công tác PCSR từ năm 2005 đến nay được sự đầu tư của Đảng và Nhà nước cũng nh sù quan tâm của cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp. Công tác PCSR tại tỉnh Điện Biên đã thu được những thành quả hết sức cơ bản, đạt được mục tiêu của chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia. Với những công việc đã làm được nh sau:

Tình hình sốt rét trong 4 năm từ 2005 - 2008 Tại tỉnh Điện Biên. Số bệnh nhân sốt rét giảm dần qua các năm. Tỉ lệ bệnh nhân sốt rét/Dân số năm 2005 là 7,8 %o. So với cả nước tỉ lệ bệnh nhân sốt rét/Dân số năm 2005 của Điện Biên cao hơn (7,8 %o so với 1,2 %o) "Đánh giá kết quả phòng chống sốt rét

năm 2005 phương hướng kế hoạch năm 2006 Bé Y tế- chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét”. Đến năm 2008 giảm xuống còn 4,8 %o. So với cả nước

thì tỉ lệ bệnh nhân sốt rét/dân số năm 2008 của Điện Biên cao hơn (4,8%o so với 0,70 %o. "Đánh giá kết quả phòng chống sốt rét các năm từ 1998 đến

do sốt rét không có, dịch sốt rét không xẩy ra. Tỉ lệ KSTSR/lam 0,16% - 0,29%.

Tình hình SR tại 4 huyện nghiên cứu của Điện Biên giảm dần qua các năm. Vùng thấp giảm nhiều hơn vùng cao. Năm 2005 tỉ lệ mắc SR tại 4 huyện là 7,8 %o đến năm 2008 tỉ lệ mắc giảm xuống còn 4,8%o

Kết quả khám và điều trị bệnh nhân sốt rét trong 4 năm tại 4 huyện nghiên cứu đã thực hiện tốt đảm bảo đúng phác đồ Bộ Y tế đã ban hành. Trong 4 năm có 2320 BNSR thì 100% được lấy lam máu để xét nghiệm tìm KSTSR, và được điều trị đúng thuốc đủ liều cho bệnh nhân.

Đào tạo nguồn nhân lực là công việc hết sức quan trọng đào tạo mới y tế thôn bản về công tác PCSR trong 4 năm chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét đã đầu tư đào tạo mới y tế thôn, bản chuyên khoa về công tác phòng chống sốt rét, thời gian 3 tháng tại trường Cao đẳng y tế của tỉnh. Kế hoạch đào tạo 88 học viên thực hiện đạt 100%, đây là đội ngũ y tế thôn bản tăng cường cho các bản chưa có y tế bản. Đội ngũ này đã tích cực góp phần vào công tác phòng chống sốt rét. Đặc biệt là công tác phát hiện sớm điều trị sớm bệnh sốt rét ngay tại thôn, bản. Số học viên được đào tạo vùng cao nhiều hơn vùng thấp Trong đó huyện Mường Nhé là huyện khó khăn lại mới thành lập nên đã đầu tư đào tạo mới được 56 y tế bản.

Trong những năm qua tỉnh Điện Biên đã có nhiều cố gắng đào tạo cán bộ chuyên khoa về công tác PCSR đặc biệt là cán bộ của Đội y tế dự phòng các huyện. Đào tạo thường xuyên liên tục nhằm nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ tuyến huyện về công tác PCSR. Trong 4 năm căn cứ vào khả năng kinh phí thực có trung tâm PCSR tỉnh xây dựng kÕ hoạch và thực hiện đạt 100% kÕ hoạch được giao.

Đào tạo lại y tế thôn bản về công tác PCSR, trong 4 năm đã đào tạo được như sau: Năm 2005 chưa thực hiện được công việc này vì không có kinh phí nhưng trong 3 năm 2006, 2007, 2008 công tác đào tạo lại cho nhân viên y tế thôn, bản chương trình Quốc gia PCSR tại Điện Biên đã làm rất tốt hàng năm công tác đào tạo lại cho y tế thôn bản đạt từ 94,2% kế hoạch trở lên. Chất lượng đào tạo lại theo nội dung của Viện sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương quy định chất lượng 90 % loại khá trở lên.

Công tác giám sát dịch tễ SR tại thôn, bản về số lượt y tế xã giám sát y tế thôn bản tại 4 huyện nghiên cứu làm tốt. Theo quy định của chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét ít nhất 1 tháng cán bộ y tế xã phải xuống thôn, bản 1 lần để giám sát tình hình bệnh sốt rét tại thôn, bản với mục đích phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh nhân sốt rét đặc biệt phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể bùng phát dịch để kịp thời ngăn chặn. Như vậy 100% số xã của 4 huyện nghiên cứu đã thực hiện tốt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lý Văn Ngọ, Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (2008).

Mặt khác, ngoài sự tham gia của y tế nhà nước thì sự chỉ đạo, quản lý của nhà nước đối với y tế tư nhân trong công tác phòng chống sốt rét là hết sức quan trọng. Qua điều tra nghiên cứu y, dược tư nhân tham gia PCSR năm 1998 ở 3 tỉnh Sông Bé, Gia Lai và Sơn La cho thấy y, dược tư nhân là cơ sở y tế gần dân nhất (95% - 97% có bán thuốc SR) nhưng còn chẩn đoán sai (5% - 17%), điều trị SR không đủ liều so với phác đồ quy định (9%). Do vậy Chương trình Quốc gia PCSR cần đạo tạo cho họ về chẩn đoán điều trị và các biện pháp PCSR để họ có thể khám và điều trị SR có hiệu quả hơn, đồng thời tham gia vận động nhân dân thực hiện các biện pháp PCSR ở cộng đồng [21].

Trong những năm qua, tại 4 huyện nghiên cứu số điểm kính hiển vi được duy trì và hoạt động tốt. Trung tâm phòng chống sốt rét Tỉnh đã cung

cấp đầy đủ vật tư, hóa chất cho các điểm kính này hoạt động công tác đào tạo mới và đào tạo lại đã được quan tâm đúng mức. Năm 2008 đào tạo mới 1 điểm kính đào tạo lại 4 điểm kính đã nâng số điểm kính từ 9 lên 14 điểm kính trong năm 2008 (huyện Mường Nhé tăng 1 điểm kính, huyện Tủa Chùa tăng 2 điểm kính, huyện Điện Biên tăng 2 điểm kính). Trong công tác PCSR việc phát hiện sớm điều trị sớm là vô cùng quan trọng vai trò của các điểm kính tại các Phòng khám đa khoa khu vực hoạt động tốt đã góp phần quan trọng trong công tác chẩn đoán bệnh sốt rét chính xác để điều trị sớm, kịp thời làm giảm tỉ lệ sốt rét nặng và ác tính cho người bệnh.

Công tác phòng chống muỗi đốt đã được quan tâm và đầu tư đúng mức. Tình hình cấp màn (không thu tiền) cho nhân dân để PCSR tại 4 huyện nghiên cứu từ 2005 - 2008. Trong 4 năm tại 4 huyện nghiên cứu đã được cấp 134.500 màn tuyn đôi cho nhân dân bình quân 2 người/màn thì có 269.000 người dân được bảo vệ bằng ngủ màn. Đây là một việc làm có ý nghĩa trong công tác phòng chống bệnh SR. 4 năm cả 4 huyện đều được cấp màn số lượng cấp theo đúng kế hoạch và 100% số màn cấp cho dân đều được tẩm hóa chất trước khi phát cho dân.

Công tác tập huấn lại hằng năm trước khi tẩm màn đã triển khai rất tốt 100% cán bộ y tế xã, y tế bản đều phải được tập huấn, ngoài ra còn mời trưởng bản, lãnh đạo ủy ban nhân dân xã và đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể của xã tham gia.

Số cán bé tham gia giám sát cấp màn: Chóng ta thấy việc cấp màn và tẩm màn trước khi phát cho dân là công việc của y tế xã, y tế bản có sự phối hợp của lãnh đạo Đảng, chính quyền và đại diện các Ban, Ngành, Đoàn thể tại xã.

Số người tham gia trực tiếp tẩm màn cho nhân dân là cán bộ y tế gồm đội y tế dự phòng huyện, cán bộ trạm y tế xã, và y tế thôn, bản trước khi triển khai đã được tập huấn.

Về công tác phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt rét, thì việc đào tạo lại kỹ thuật phun tồn lưu hóa chất tại 4 huyện nghiên cứu trong 4 năm (2005- 2008) cho ta thấy công tác tập huấn lại hàng năm trước khi phun hóa chất đã triển khai rất tốt. 100% cán bộ y tế xã, y tế bản đều phải được tập huấn, ngoài ra còn mời trưởng bản, lãnh đạo ủy ban nhân dân xã và đại diện lãnh đạo các ban ngành Đoàn thể của xã tham gia. Qua các năm triển khai đã huy động lực lượng cán bộ y tế gồm đội y tế dự phòng huyện, cán bộ trạm y tế xã, và y tế thôn, bản trước khi phun hóa chất đã được tập huấn. Tỉ lệ nhà được phun hoá chất trên tổng số nhà dân tại 4 huyện nghiên cứu năm 2005 là 36,22%, năm 2006 là 22,96%, năm 2007 là 18,52%, năm 2008 là 22,65 %. Số nhà được phun thực hiện theo đúng kỹ thuật chuyên môn của Viện sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tập trung ở vùng sốt rét vừa và SR nặng.

Trong quá trình phun hóa chất hàng năm cán bộ Trung tâm PCSR tỉnh cùng lãnh đạo y tế huyện xuống điểm phun để kiểm tra tiến độ thực hiện và giám sát chất lượng chuyên môn đảm bảo kỹ thuật.

Về công tác giáo dục truyền thông bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân nói chung và PCSR nói riêng cũng rất được quan tâm và triển khai thường xuyên. Công tác đào tạo kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn bản được làm thường xuyên cho 100% số xã và bản. Tập huấn kỹ năng truyền thông thường xuyên cho cán bộ y tế cơ sở nên công tác truyền thông trực tiếp tới người dân được duy trì thường xuyên trung bình tháng 1 lần. Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi về công tác truyền thông phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng và CS (năm

2008) khi đánh giá thông tin- giáo dục- truyền thông và kiến thức thái độ thực hành của người dân trong phòng chống sốt rét sau can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu chúng cho thấy, hình thức truyền thông phổ biến và ưa chuộng nhất là qua cán bộ y tế nói chuyện trực tiếp (93%)

Công tác giám sát và điều trị bệnh sốt rét cho dân di cư. và dân khu vực biên giới đã triển khai nhưng thực tế không thể giám sát hết được đối tượng dân di cư tự do và giao lưu thăm thân ... của nhân dân khu vực biên giới.

Để có được hoạt động như trên nhờ có sự đầu tư rất hiệu quả của Đảng và Nhà nước. Không kể thuốc chuyên khoa và các loại hóa chất cũng như kinh phí chi cho người tham gia trực tiếp công tác PCSR. Riêng vật tư trong 4 năm chương trình Quốc gia PCSR đã cung cấp đủ để địa phương hoạt động đảm bảo không để bệnh nhân tử vong do bệnh sốt rét và không để dịch SR xẩy ra.

Công tác truyền thông PCSR làm tương đối tốt tại 4 huyện nghiên cứu (đại diện cho 2 vùng nghiên cứu) trong 4 năm đã triển khai tốt năm 2006 là năm thực hiện cao nhất với 4700 lần có 409.618 lượt người nghe và hiệu quả truyền thông đạt 85% chủ hộ gia đình biết ”Bệnh sốt rét là do muỗi đốt và nằm màn phòng được bệnh sốt rét”. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Công, Trần Quốc Túy, Hà Xuân Cường và cộng sự (năm 2000), "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt rét và biện pháp phòng chống sốt rét ứng dụng cho vùng phát triển thủy điện Sơn La”

Kết quả giám sát dịch tễ sốt rét chúng tôi thấy công tác giám sát dịch tễ sốt rét trong 4 năm tại 4 huyện nghiên cứu đã làm tốt đảm bảo kế hoạch giao ít nhất 1 lần/ tháng y tế xã phải xuống các bản để giám sát. chính vì vậy đã phát hiện được sớm, điều trị sớm các trường hợp SR không để dịch xẩy ra. Ngoài các biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện các biện pháp chuyên môn. Chương

trình PCSR tỉnh Điện Biên còn chú ý cung cấp vật tư, kinh phí xuống cơ sở để phục vụ tốt công tác phòng chống SR tại địa phương.

KẾT LUẬN

Qua triển khai nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 chúng tôi có một số kết luận sau :

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w