ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu trong nghiên cứu
Việc chọn 4 huyện vào nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp chọn chủ định, với 2 huyện đại diện cho vùng thấp là Điện Biên và Tuần Giáo, 2 huyện đại diện cho vùng cao là Mường Nhé và Tủa Chùa.
+ Với nhân viên y tế thôn bản :
- Cách chọn mẫu: tiến hành chọn toàn bộ nhân viên y tế thôn, bản hiện có và đang hoạt động của 4 huyện được chọn. Gồm có 780 người trong đó: (Huyện Điện Biên = 377, huyện Tuần Giáo = 193, huyện Tủa Chùa = 118, huyện Mường Nhé = 92).
+ Với Trưởng trạm y tế xã:
Tiến hành điều tra toàn bộ số Trưởng trạm y tế xã của 4 huyện. Số trạm y tế xã của 4 huyện như sau:
- Điện Biên = 19 - Tuần Giáo = 14 - Tủa Chùa = 12 - Mường Nhé = 11.
Như vậy tổng số Trưởng trạm y tế xã sẽ được điều tra trong nghiên cứu này là 56 người.
+ Với lãnh đạo y tế huyện:
Tại mỗi huyện, tiến hành phỏng vấn sâu 4 đối tượng (chọn có chủ định) đại diện cho lãnh đạo y tế huyện, bao gồm: Trưởng phòng y tÕ huyện, giám đốc trung tâm y tế, Đội trưởng đội y tế dự phòng, thư ký chương trình PCSR. Tổng số lãnh đạo y tế huyện sẽ được điều tra là: 4 người x 4 huyện = 16 người.
+ Với lãnh đạo Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh: Tiến hành phỏng
vấn sâu Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm (3 người)
+ Với lãnh đạo chính quyền:
- Cấp xã: Tiến hành phỏng vấn sâu mỗi huyện 2 đồng chí Chủ tịch và 2 đồng chí BÝ thư Đảng uỷ của 2 xã bằng cách lập danh sách và bốc thăm ngẫu nhiên.
- Cấp huyện: Tiến hành phỏng vấn sâu đồng chí Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch phụ trách văn xã) và đồng chí BÝ thư (hoặc Phó bí thư) huyện uỷ.
- CÊp tỉnh: Tiến hành phỏng vấn đồng chí Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề văn hoá xã hội của tỉnh.
+ Với tài liệu lưu trữ: Tiến hành điều tra hồi cứu toàn bộ các sổ sách, báo
cáo về bệnh sốt rét và chương trình phòng chống sốt rét hiện có tại Trung tâm y tế huyện, Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh từ năm 2005-2008.