Thông tin chung về trưởng trạm y tế và nhân viên y tế thôn bản

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 76)

- Quản lý bệnh sốt rét của đối tượng này không làm được

4.2.1.Thông tin chung về trưởng trạm y tế và nhân viên y tế thôn bản

11 Hệ thống Y tế xã và Y tế thôn bản hoạt động Tốt

4.2.1.Thông tin chung về trưởng trạm y tế và nhân viên y tế thôn bản

Phân bố nhân viên y tế thôn bản theo giới chúng tôi thấy tại 4 huyện nghiên cứu tỉ lệ nam là 73,3% tỉ lệ nữ là 26,7%. Trong đó tại huyện Điện Biên tỉ lệ nam, nữ tương đối cân bằng (nam 57,3%, nữ 42,7%) các huyện còn lại tỉ lệ nam chiếm đa số, cao nhất là huyện Tủa Chùa 91,5%. Nếu tính theo vùng thì NVYTTB là nam giới vùng cao nhiều hơn vùng thấp. Đây là đặc trưng của vùng cao đi lại khó khăn chỉ có nam giới mới đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

Số lượng nhân viên y tế thôn bản tại huyện Điện Biên cao nhất, chiếm 48,3% thấp nhất là huyện Mường Nhé 11,8%. Theo vùng thì NVYTTB vùng thấp nhiều hơn vùng cao phù hợp với số lượng xã, thôn, bản và dân số của mỗi huyện.

Nhóm tuổi của nhân viên y tế thôn, bản cao nhất là 30-39 tuổi (38,3%). Để giải thích cho hiện tượng này chúng tôi cho rằng, đó là những năm gần đây tỉnh có chủ trương tăng cường bổ sung nhân viên y tế thôn, bản nhằm xóa bản trắng về y tế nên đa số y tế thôn bản còn trẻ. (Thấp nhất là nhóm tuổi >50 (6,4%)). Đây là một điều kiện thuận lợi trong công tác triển khai y tế tại Điện Biên. Cán bộ trẻ (30-39 tuổi) có sức khỏe tốt để có thể thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi cả tinh thần, niềm đam mê và sức khoẻ .

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 4 dân tộc chính làm nhân viên y tế thôn, bản trong đó dân tộc Thái cao nhất chiếm 48,7% sau đó đến Hơ mông, và dân tộc Kinh ít nhất là Khơ mú 5,1%; điều này phù hợp với dân số và nơi cư trú của các dân tộc trên địa bàn 4 huyện nghiên cứu.

Phân bố nhân viên y tế thôn bản theo dân tộc và theo huyện, chúng tôi thấy, dân tộc Thái có tỉ lệ cao nhÊt tại 2 huyện Điện Biên và Tuần Giáo. Dân tộc Hơ mông chiếm tỉ lệ cao nhất ở Mường Nhé và Tủa Chùa. Dân tộc Khơ mó ít nhất. Đặc biệt huyện Tủa Chùa chỉ có 1,1%. Dân tộc kinh cao nhất ở huyện Điện Biên trong khi đó huyện Mường Nhé không có người Kinh nào. Theo vùng thì dân tộc Thái chủ yếu ở vùng thấp, dân tộc Hơ mông chủ yếu ở vùng cao.

Các nhân viên y tế thôn, bản trong nghiên cứu của chúng tôi đều được đào tạo chủ yếu tại Trung tâm y tế huyện với thời gian ngắn 3 tháng là 11,8%, 6 tháng là 65,8%, 9 tháng là 15%, 1 năm 7,4%. Như vậy khả năng chuyên môn của y tế thôn bản còn thấp cần có kế hoạch đào tạo lại và tăng cường tập

huấn cho nhân viên y tế thôn bản. Y tế thôn, bản đào tạo 1 năm huyện Điện Biên là cao nhất 9,3%. Thấp nhất là Mường Nhé 3,3%. Số lượng y tế thôn bản đào tạo 3 tháng nhiều nhất là huyện Tủa Chùa 19,5%. Như vậy số y tế thôn bản đào tạo thời gian ngắn tập trung ở 2 huyện vùng cao khó khăn là Mường Nhé và Tủa Chùa.

Về số năm công tác chúng tôi thấy tỉ lệ NVYTTB công tác < 2 năm là 5,3%, công tác > 5 năm chiếm 79,4%. Như vậy số cán bộ có năm công tác > 5 năm là chủ yếu, trong đó: Tuần Giáo cao nhất chiếm 88,6%, Điện Biên 84,4%, Tủa Chùa 66,9 % , Mường Nhé 51,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tuyên Quang và cộng sự (2008) khi đánh giá vai trò của màng lưới y tế thôn, bản trong phòng chống sốt rét tại tỉnh Khánh Hòa[31].

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 76)