Kết quả phỏng vấn sâu về chương trình phòng chống SR.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 81)

- Quản lý bệnh sốt rét của đối tượng này không làm được

11 Hệ thống Y tế xã và Y tế thôn bản hoạt động Tốt

4.2.5. Kết quả phỏng vấn sâu về chương trình phòng chống SR.

Tình hình sốt rét tại 4 huyện nghiên cứu tạm thời ổn định, mắc sốt rét 4 năm gần đây giảm. Tình hình sốt rét giảm nhờ có sự đầu tư của Nhà nước có sự chuổn bị chiến lược và mục tiêu cụ thể trong nhiều thập kỷ qua. Trong 5 năm gần đây không có người chết do bệnh sốt rét, không có dịch sốt rét xẩy ra trên địa bàn. Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng của ngành y tế sự

quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, sự quan tâm của các ban ngành Đoàn thể và sự ủng hộ của cộng đồng nên công tác PCSR tại 4 huyện nghiên cứu đã có hiệu quả nhất định.

Qua ý kiến của lãnh đạo các cấp cho thấy tỉ lệ mù chữ và tỉ lệ hộ nghèo của Điện Biên còn cao so với toàn quốc. Tại địa phương đang triển khai các chương trình kinh tế xã hội (Chương trình 134/TTg, Chương trình 135, chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ, chương trình 32/CP cho vùng sâu phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn...) Góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội các huyện miền núi, các chương trình này có kế hoạch và triển khai đồng bộ nên không có ảnh hưởng lớn đến công tác PCSR. Vấn đề quản lý sốt rét ở vùng sâu, vùng xa vùng biên giới dân di dịch cư tự do không quản lý hết được. Các hoạt động PCSR tại địa phương đã triển khai xếp loại tốt 8/24(33%), khá 10/24 (41,5%), trung bình 6/24 (25%). Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác PCSR, người dân hưởng ứng, ủng hộ các biện pháp phòng chống sốt rét đã triển khai trên địa bàn. Tất cả mọi người dân khi bị sốt đều đến y tế khám và uống thuốc.

Qua

Một số khó khăn trong công tác PCSR hiện nay đã được thể hiện trong nghiên cứu, đó là: Điện Biên là một tỉnh miền núi địa bàn rộng đi lại khó khăn, dân trí thấp, đời sống, kinh tế văn hóa xã hội còn hạn chế, về cán bộ y tế, cán bộ chuyên khoa PCSR tại huyện, xã còn thiếu và thường không ổn định công tác, vấn đề quản lý sốt rét ở vùng sâu,vùng xa vùng biên giới dân di dịch cư tự do, ngủ nương, ngủ rừng không quản lý hết được. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Anh, Lê Xuân Hùng, Lê Khánh Thuận và cộng sự (2006) về kiến thức, hành vi, thực hành của người dân và công tác phòng chống sốt rét trong cộng đồng các dân tộc

vùng cao tỉnh Khánh Hòa [48]. Ngân sách PCSR tại địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào kinh phí Trung ương cấp. Điện Biên là một tỉnh đặc biệt khó khăn nên đầu tư kinh phí cho công tác PCSR còn hạn chế. Công tác truyền thông vận động cộng đồng PCSR còn gặp khó khăn do dân trí chưa cao, phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn.

Để công tác phòng chống SR đến năm 2015 đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất chúng ta cần tiếp tục đầu tư về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, nâng cao công tác quản lý chương trình và làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong đó có phòng chống bệnh sốt rét.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w