Phương pháp thu thập thông tin:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 32)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2.4.Phương pháp thu thập thông tin:

+ Với điều tra cán bộ y tế thôn bản: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi này được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu, có tham khảo các bộ câu hỏi điều tra kiến thức, thái độ, thực hành trong các cuộc điều tra trước đây. Bộ câu hỏi này cũng sẽ được gửi xin ý kiến của các chuyên gia về phòng chống sốt rét và chỉnh lý hoàn chỉnh sau khi đã tiến hành điều tra thử (Phụ lục1- Phiếu điều tra nhân viên y tế thôn bản).

+ Với Trưởng trạm y tế xã: Tiến hành phỏng vấn kiến thức về bệnh sốt rét cũng nh việc thực hiện Chương trình phòng chống sốt rét tại xã. Các thông tin được ghi nhận bằng phiếu điều tra được chuẩn bị trước (Phụ lục 2 -Phiếu phỏng vấn Trưởng trạm y tế xã).

+ Với cán bộ lãnh đạo y tế huyện và Trung tâm phòng chống Sốt rét tỉnh: Tiến hành phỏng vấn sâu về tình hình bệnh sốt rét và việc thực hiện Chương trình phòng chống sốt rét tại địa phương ( Phụ lục 3 - Phiếu phỏng vấn sâu về chương trình phòng chống sốt rét.)

+ Với lãnh đạo chính quyền (các cấp: xã, huyện và tỉnh): Tiến hành phỏng vấn sâu về tình hình SR tại địa phương, chủ trương, đường lối của Đảng chính quyền và sự chỉ đạo công tác phòng chống SR tại địa phương. (Phụ lục 4. Phiếu phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã và huyện, tỉnh).

+ Với các số liệu về bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét và mắc sốt rét: Hồi cứu số liệu từ các báo cáo hàng tháng về tình hình sốt rét của các xã, huyện và tỉnh theo mẫu in sẵn của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Phụ lục 5 - Phiếu thu thập số liệu tại xã, huyện, tỉnh).

+ Với cán bộ lãnh đạo y tế huyện và Trung tâm phòng chống Sốt rét tỉnh: Tiến hành phỏng vấn sâu về tình hình bệnh sốt rét và việc thực hiện Chương trình phòng chống sốt rét tại địa phương (Phụ lục 3 - Phiếu phỏng vấn sâu về chương trình phòng chống sốt rét.)

+ Với lãnh đạo chính quyền (các cấp xã, huyện và tỉnh): Tiến hành phỏng vấn sâu về tình hình SR tại địa phương, chủ trương, đường lối của Đảng, chính quyền và sự chỉ đạo công tác phòng chống SR tại địa phương. (Phụ lục 4 - Phiếu phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã và huyện, tỉnh).

+ Với các số liệu về bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét và mắc sốt rét: Hồi cứu số liệu từ các báo cáo hàng tháng về tình hình sốt rét của các xã, huyện và tỉnh theo mẫu in sẵn của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Phụ lục 5 - Phiếu thu thập số liệu tại xã, huyện, tỉnh).

+ Muỗi Anophelinae tại tỉnh Điện Biên được thu thập qua báo cáo điều tra của Trung tâm phòng chống SR tỉnh. (Phụ lục 6 - Kết quả điều tra muỗi Anophelinae).

- Với kết quả hoạt động phòng chống sốt rét: Thu thập thông tin từ sổ sách báo cáo lưu trữ trong 4 năm (2005-2008) tại tỉnh, huyện, xã.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ và công tác phòng chống sốt rét tại tỉnh Điện Biên từ năm 2005-2008 (Trang 32)