Suy thoái và đóng cửa thương điếm Anh tại Xiêm (1620-1623)

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 83)

6. Bố cục đề tài

3.4.Suy thoái và đóng cửa thương điếm Anh tại Xiêm (1620-1623)

Trước sức cạnh tranh rất quyết liệt của người Hà Lan, tình hình buôn bán của thương nhân Anh ở cả Patani và Ayutthaya gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến cuối năm 1620, mặc dù thương điếm Patani vẫn được các tàu của

Anh ghé thăm như tàu Clove và tàu James Royal, tình hình kinh doanh ở đây

cũng không được cải thiện bao nhiêu. Trong bức thư John Jourdain và William Webb ở Pattani gửi đến Edward Long ở Ayutthaya đề ngày

1

Những điều khoản chính của hiệp định đó là:

1. Cả hai bên sẽ tha thứ và quên đi các bất bình, thả tù nhân và những con tàu bị đánh chiếm. 2. Mỗi công ty sẽ được mua một nửa tổng số hồ tiêu hiện có và người Anh sẽ được hưởng 1/3 khối

lượng buôn bán hương liệu tại khu vực Molucca, Amboina và khu vực Banda.

3. Một hội đồng phòng thủ sẽ được thành lập gồm bốn thành viên của mỗi bên và mỗi bên sẽ có một hạm đội phòng thủ gồm 10 chiếc tàu.

4. Mỗi bên sẽ giữ các pháo đài và căn cứ của mình và trong hai, ba năm đầu sẽ không được xây dựng các pháo đài hay căn cứ mới.

84

16/11/1620, hai ông đã phàn nàn rằng “…Tôi muốn biết liệu chúng ta có nên duy trì thương điếm này hay đóng cửa. Nếu muốn duy trì thương điếm thì tốt nhất nên cung cấp hàng hóa nhiều và tốt hơn cho mục đích thương mại [mà trước đó nó đã được cung cấp]. Trừ khi những điều đó được đảm bảo, nếu không tôi cũng không chắc thương điếm này sẽ tiếp tục hoạt động. Lý do gì khiến cho hoạt động buôn bán của các thương điếm của chúng ta thua kém người Hà Lan? Chẳng qua là người Hà Lan có sẵn tiền bạc trong tài khoản và có sẵn hàng hóa. Vì vậy nếu muốn duy trì thương điếm chúng ta cũng phải có cơ sở như vậy”1[30, 264]. Họ cũng đã có một thời gian bất mãn với sự quản lý của Edward Long ở Ayutthaya - người bị phê phán là “luôn trong trạng thái say rượu mỗi ngày”. Chẳng hạn, vào ngày 31/1/1621, John Jourdain đã lấy làm lạ khi “có quá nhiều lời phàn nàn về anh ta [Edward Long]…không chỉ từ những nhân viên Công ty mà từ cả những người da đen….đó là nỗi xấu hổ lớn của đất nước chúng ta”2 [29, 82]

Mối quan hệ của thương nhân Anh với người Hà Lan cũng ngày càng xấu đi, điển hình là khi John Doode - viên trợ lý thương quán Patani - bị bắt giữ để trả đũa cho hành động của Edward Long khi giam cầm 1 người Trung Hoa và 2 người Nhật Bản trong khi người Hà Lan đã cố cứu những người này3 [29, 83]. Cùng thời gian này, các điều kiện kinh doanh của thương điếm Anh tại Pattani cũng không mấy sáng sủa. Năm 1621, các nhân viên của Công ty phải tự thừa nhận tình trạng kinh doanh ở đây còn tồi tệ hơn so với ở Ayutthaya: “họ nợ nhiều hơn là có tiền để trả” và hoàn toàn không thể mong đợi ở sự cứu trợ nào cả.4

Tàu Exchange và Peppercorn ghé vào Patani tháng 5/1621, mang theo

tin tức về sự dự định giải thể thương điếm tại Pattani, Ayutthaya và một số nơi khác. John Jourdain nhận thêm bức thư từ Edward Longe’s nói rằng: “có

thể sẽ tốt hơn nếu thương điếm bị giải thể lâu rồi”. Tàu Peppercorn từ Patani

1 IOR:E/3/7 no.905. 2 C.S.P.C.E.L,968. 3 C.S.P.C.E.L,1074. 4 C.S.P.C.E.L,1099.

85

khởi hành đến Nhật Bản, nhưng những người đứng đầu thương quán ở đây đã bị cô lập hoàn toàn với các thông tin từ Xiêm kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh Anh - Hà Lan năm 1618 - 1619. Điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh lại càng khó khăn hơn. Mặc dù khoảng cách giữa Patani và Ayutthaya là không xa, nhưng giám đốc của hai thương điếm lại rất ít giao thiệp với nhau; việc trao đổi thư từ giữa họ hoàn toàn phụ thuộc vào số tàu thuyền qua lại của Hà Lan hoặc Anh.

Dự định đóng cửa thương điếm Ayutthaya và Patani đã được ban giám đốc Công ty cân nhắc khá nhiều thời gian trước khi có quyết định đóng cửa

chính thức. Trong Consultation Book lưu giữ ở Batavia ngày 22/3/1622, Hội

đồng quyết định giải thể các thương điếm kinh doanh thua lỗ ở Patani và Ayutthaya. Ngài Chủ tịch Richard Fursland đã viết từ Batavia gửi cho Công

ty ngày 27/2/1622 thông báo với các giám đốc rằng ông đã gửi tàu Fortune

với một số hàng nhỏ đến Ayutthaya.1 Các nhân viên đã bán số hết số hàng đó,

sau đó từ biệt nhà vua và rời đi trên tàu Fortune, để đến Patani đóng cửa

thương quán ở đây. Trong thời gian này, phía Công ty cũng có quyết định đóng cửa thương điếm của mình ở Nhật Bản.

Tuy nhiên, tàu Fourtune đã không hoàn thành nhiệm vụ. Quốc vương

Xiêm không cho phép họ rời đi cho đến khi Ngài nhận được câu trả lời về lá thư mà ông đã chuyển cho Lucas Antheuniss để gửi đến vua nước Anh. Tàu

Fortune quay trở lại Batavia với 2 vị quan do vua Xiêm phái đi, mang theo

một lá thư từ vua Xiêm và một món quà. Nhà vua mong muốn tiếp tục mối quan hệ thân thiện và sẵn sàng ban cấp đặc quyền theo nhu cầu của Anh trong lãnh thổ của đất nước mình. Hội đồng Công ty ở Batavia gửi quà biếu, và không quên phúc đáp bức thư của vua Xiêm, thông báo rằng nếu sau này Công ty tiếp tục buôn bán với vương quốc Xiêm họ sẽ gửi nhân viên đến đó.

Mặc dù vậy, những động thái trên không đi đến đâu cả, tàu Bee đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được phái đi để đưa 2 đại sứ của vua Xiêm trở về và có nhiệm vụ đưa tất cả các nhân viên còn sót lại ra khỏi 2 thương quán ở Xiêm, đồng thời mang bạc

1

86

nén Nhật Bản tới Patani trả nợ cho Nữ hoàng để cứu Jourdain đang bị giam giữ. Công ty cũng quyết định tặng cho 2 viên đại sứ số hàng hóa trị giá 200

real, lại gửi đến Oybar Kalong món quà trị giá 20 real và gửi cho thư ký của

nhà vua số hàng hóa trị giá 30 real. [29, 85]

Cho đến cuối năm 1623, quyết định của Hội đồng Công ty Đông Ấn Anh đã chính thức được thi hành. Giám đốc thương điếm ở Ayutthaya là Edward Longe đã liên tục gặp rắc rối không chỉ với người Hà Lan mà còn với người Xiêm. Lúc đó, Công ty hoàn toàn không còn hi vọng về việc đạt lợi nhuận cao trong quan hệ thương mại với Xiêm nữa, mặc dù một số thương nhân Anh vẫn còn ca ngợi rất nhiều về sự trù phú ở đây.

Cùng thời điểm khi người Anh đóng cửa thương điếm của mình ở Ayutthaya và Patani thì Công ty Đông Ấn Hà Lan cũng không thể duy trì các hoạt động thương mại của mình ở Ayutthaya, Songkhla, Patani. Chỉ có điều người Hà Lan đã tái lập trở lại quan hệ thương mại với vương quốc Xiêm từ khá sớm, vào khoảng cuối thập niên 20 của thế kỷ XVII. Người Hà Lan vẫn nhìn thấy lợi nhuận tiềm năng trong quan hệ thương mại giữa Xiêm và Nhật Bản. Quan trọng hơn, nguồn lúa gạo của Xiêm ngày càng có vai trò quan trọng đối với khu vực quần đảo Java, nhất là trong bối cảnh Công ty Đông Ấn Hà Lan đã xây dựng Tổng hành dinh ở Batavia kể từ sau 1619.

Đây cũng là một năm đáng nhớ trong lịch sử của Công ty Đông Ấn

Anh khi xảy ra sự kiện “vụ thảm sát ở Amboina”. Sự kiện này đã gây ấn

tượng sâu sắc và lâu dài đối với quan hệ giữa hai dân tộc hơn bất kỳ sự kiện nào khác trong thời kỳ sóng gió này. Trước đó, vào năm 1621 khi Hiệp định ngừng bắn Antwerp hết hiệu lực, Toàn quyền Hà Lan Jan Piterzoom Coen đã quyết định tấn công Manila và các cảng của người Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Modambich. Người Anh bị lôi kéo vào các cuộc tấn công đó và khi họ không thể đóng góp chi phí vì số lượng tàu của họ theo hạn ngạch thì cố gắng hợp tác giảm đi. Năm 1623, khi Coen về nước vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của mình với tư cách là Toàn quyền, người Anh quyết định rời Batavia và rút các đại diện của họ ra khỏi tất cả những nơi định cư của người Hà Lan.

87

Khi rời Amboina năm 1622 để trở lại Batavia, Coen đã nhắc nhở thống đốc Herman van Speult không được cho phép người Anh cắt giảm quyền lực của ông ta. Theo hiệp ước 1619, người Anh buôn bán ở đó dưới sự bảo trợ của pháo đài Victoria Castle của Hà Lan. Quan hệ với người Hà Lan vẫn tốt cho đến ngày 23/2/1623, khi các thành viên của cơ quan thương mại Anh (gồm 18 người Anh, 11 người Nhật và 1 người Bồ Đào Nha) bị người Hà Lan bắt với tội danh âm mưu chiếm pháo đài và bị hành hình. Những hành động của người Hà Lan đến đây đã chấm dứt mọi nỗ lực hợp tác của họ với người Anh ở phương Đông.

3.5. Tiểu kết

Sau khi phái đoàn Thomas Essington - Lucas Antheuniss diện kiến vua Xiêm và chính thức thiết lập quan hệ thương mại, từ năm 1613 Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu tiến hành các hoạt động trao đổi thương mại buôn bán với triều đình Ayutthaya. Tương tự như người Hà Lan, thương nhân Anh đã giành được một số đặc quyền thương mại ở Xiêm. Vì vậy, tình hình buôn bán thời gian đầu rất khả quan, mang lại lợi nhuân đáng kể cho Công ty. Nhiều sản phẩm của Xiêm rất được ưa chuộng trên thị trường như gạo, gỗ tô mộc, gỗ đàn hương, da sống, hương liệu…

Với mong muốn thiết lập một chu kỳ thương mại, ngoài việc trao đổi thương mại với vương quốc Xiêm, thương nhân Anh cũng quan tâm đến nhiều thị trường khác trong khu vực từ vùng bờ biển Coromandel (Ấn Độ), khu vực Đông Nam Á hải đảo, Đàng Trong, Nhật Bản… Tuy nhiên, do tiềm lực và sức mạnh còn nhiều hạn chế, nên hoạt động của Công ty chưa phát huy được nhiều kết quả. Cùng với đó, sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh rất quyết liệt của người Hà Lan khiến tình hình kinh doanh của Công ty tại Xiêm nói riêng, phương Đông nói chung không thu được các kết quả như mong đợi, bản thân Công ty phải đóng cửa thương điếm Xiêm năm 1623.

88

KẾT LUẬN

Trong phần lớn thời kỳ trung đại, nước Anh có một vị trí khá quan trọng trong mạng lưới hải thương Tây Âu; đội ngũ thủy thủ và thương nhân buôn bán đường biển của Anh hoạt động khá năng động, cạnh tranh với nhiều dân tộc hàng hải khác của Tây Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan… Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XV, người Anh tụt hậu khá xa so với hai dân tộc trên bán đảo Iberia trong cuộc đua khám phá các vùng đất mới nhằm mở rộng thị trường buôn bán và khai thác thương phẩm. Những phát kiến địa lý vĩ đại cuối thế kỷ XV tạo điều kiện để hai dân tộc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phân chia phạm vi ảnh hưởng cả về thương mại và tôn giáo dưới sự thừa nhận của Giáo hoàng. Diễn biến mau lẹ đó làm cho các dân tộc như Anh và Hà Lan không kịp xoay sở để cạnh tranh và lần lượt bị bỏ rơi trong cuộc đua sang miền Đông Ấn và Tây Ấn trong suốt thế kỷ XVI. Bản thân triều đình Anh lúc đó né tránh xung đột với các thế lực Iberia nên không khuyến khích thương nhân Luân Đôn buôn bán sang Đông Ấn qua mũi Hảo Vọng, mà ngược lại ủng hộ họ “Đông tiến” qua biển Ban Tích và Bắc Băng Dương hoặc theo đường bộ qua Ba Tư. Những cố gắng đó đều không đem lại kết quả.

Từ cuối thế kỷ XVI, sau hàng loạt các nỗ lực không mệt mỏi, cuối cùng người Anh cũng thành công. Sự hoạt động cần mẫn của nhiều nhà buôn, thủy thủ, trí thức người Anh…đã góp phần thu nhận kiến thức địa lý và hàng hải phương Đông. Năm 1591, thương nhân Anh bí mật tổ chức chuyến đi phương Đông đầu tiên qua mũi Hảo Vọng. Chuyến đi thất bại nặng nề bởi hầu hết tàu và thủy thủ bị đắm. Mặc dù vậy, sự kiện tàu Anh đi qua mũi Hảo Vọng để tiến sâu vào Ấn Độ Dương và đến tận Đông Nam Á khiến cho người Anh tin rằng con đường duy nhất để buôn bán với phương Đông là đương đầu với thế lực Bồ Đào Nha. Trên cơ sở đó, ngày 31/12/1600, công ty Đông Ấn Anh chính thức được thành lập sau một thời gian vận động của giới thương nhân và tài phiệt Luân Đôn.

Đến phương Đông đối thủ lớn nhất của thương nhân Anh không phải là người Bồ Đào Nha mà chính là người Hà Lan. Việc Công ty Đông Ấn Hà

89

Lan đặt mục tiêu độc quyền buôn bán hương liệu ở khu vực Đông Nam Á hải đảo khiến cho họ không thể hài lòng nhìn người Anh dong thuyền đến khu vực quần đảo hương liệu để thu mua hồ tiêu, đinh hương, nhục đậu khấu… - những sản phẩm mà người Hà Lan mặc nhận họ được độc quyền thu mua và phân phối. Mâu thuẫn giữa thương nhân Anh và Hà Lan nổ ra ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Á, nhiều khi thành xung đột quân sự, nhất là trong những năm chiến tranh Anh - Hà Lan nổ ra ở châu Âu.

Từ Bantam, Công ty Đông Ấn Anh đã nỗ lực đặt thêm một số trạm kinh doanh ở các khu vực khác ở Đông Nam Á nhưng không thu được lợi nhuận như mong muốn. Xiêm và Patani từng được kỳ vọng là nơi tiêu thụ hàng vải sợi đưa từ Anh sang, đồng thời cung cấp các các thương phẩm có giá trị như tơ lụa Trung Quốc, da đanh, thiếc…cho thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, các thương điếm Patani, Ayutthaya, Hirado đều không tồn tại được lâu và bị đóng cửa trong nửa đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XVII, chỉ sau hơn

10 năm tồn tại. Công ty Đông Ấn Anh đã không có được một chiến lược

thương mại lâu dài nào với cả Xiêm cũng như Patani, ngoài mục tiêu bán hàng hóa của Anh nhằm thu mua hạt tiêu cho thị trường châu Âu. [30, 1-21]

Trong một thời gian dài, nhiều người tin rằng cuộc “thảm sát Amboina” năm 1623 chính là nguyên nhân trực tiếp đưa đến quyết định của Công ty về việc đóng cửa hàng loạt thương điếm của Công ty: Hirado (Nhật Bản), Ayutthaya (Xiêm) và Patani (bán đảo Mã Lai). Trong thực tế, ngay sau khi khai mở quan hệ với Nhật Bản và Xiêm, Công ty đã nhanh chóng nhận ra nền thương mại với các vương quốc trên sẽ không mấy triển vọng xuất phát từ mục tiêu không phù hợp của Công ty (bán hàng vải sợi Anh tại các quốc gia này) cũng như bối cảnh kinh tế xã hội tại đây (thái độ thận trọng của Mạc Phủ Đức Xuyên ở Nhật Bản; suy thoái thương mại tại Ayutthaya và Patani). Bên cạnh đó sự bê trễ của các nhân viên Công ty và đặc biệt là sự cạnh tranh một cách khốc liệt (thậm chí thù địch) của Công ty Đông Ấn Hà Lan tại vùng quần đảo hương liệu khiến cho tình cảnh của người Anh ở Đông Á càng trở nên khó khăn hơn. Trong một số năm (chẳng hạn như 1617), Công ty Đông

90

Ấn Anh ở Batavia không thể thực hiện các công việc đầu tư buôn bán cho Ayutthaya và Patani. Bởi lẽ đó, ngay từ năm 1619, kế hoạch đóng cửa 3 thương điếm này đã được đưa ra do tình trạng buôn bán đình đốn của Công ty tại đây. Mùa hè năm 1622, vị chủ tịch của Công ty Đông Ấn Anh đóng tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Batavia đã ra chỉ thị đóng cử 3 thương điếm trên. [32, 33-35]

Tuy nhiên có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp trong hoạt động của công ty Đông Ấn tại Xiêm đã xuất hiện từ sớm, đó là sự dao động lòng trung thành và phẩm chất năng lực rất thấp của các nhân viên Công ty. Lucas Antheunis (và cả Floris) là một người có năng lực, nhưng Benjamin Farie mới là người được chọn lựa cho vị trí người đứng đầu thương điếm Anh

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 83)