Thiết lập quan hệ bang giao và thương mại Anh-Xiêm (161 3 1618)

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 68)

6. Bố cục đề tài

3.2. Thiết lập quan hệ bang giao và thương mại Anh-Xiêm (161 3 1618)

1618)

Tại Acheh, tin tức về việc các thương nhân Anh được vua Xiêm tiếp đón nồng hậu được những viên đại sứ Xiêm mang đến. Thuyền trưởng Best đã ghi lại rằng trong thời gian ở Acheh, ông đã đến thăm đại sứ của vua Xiêm ngày 19/4/1613 và trao quốc thư của vua Anh. Tại đây đại diện của hai bên đã tiếp xúc rất cởi mở. Vài ngày sau viên đại sứ Xiêm đã dùng bữa tối với thuyền trưởng Best. [29, 51]

Vào tháng 3/1613, Lucas Antheuniss ở Xiêm gửi báo cáo đến Floris thông báo rằng đã bán được hơn một một nửa số hàng hóa và nhà vua đã mua

một số lượng lớn hàng hóa được gửi đến bằng tàu Globe.

Thời gian ở Ayutthaya, Floris hiểu được mối quan hệ thân thiếtgiữa chính quyền Xiêm và Nhật Bản thông qua quan hệ buôn bán cũng như việc trao đổi thông thư giữa hai quốc gia này. Từ đầu thế kỷ XVII, tại Ayutthaya và Pattani, họ đã gặp rất nhiều người Nhật Bản, cũng như ở vùng phía đông của bán đảo Mã Lai, người Nhật cũng thường xuyên lui tới [29, 53].1

Quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Xiêm chính thức được xác lập dưới thời vua Agathosarat (1605-1609). Ở Nhật Bản, vào giữa thế kỷ XVI cuộc nội chiến tàn phá nước Nhật cũng dần đi đên hồi kết, rất nhiều lãnh chúa tập trung tiềm lực để bắt đầu đẩy mạnh hoạt động thương mại với nước ngoài.

1

Thời điểm chính xác khi Nhật tiến hành quan hệ thương mại với Xiêm vẫn cần được xem xét. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1570, khi người Tây Ban Nha xâm chiếm Philippine đã có 20 người Nhật sinh sống ở đó. Và người Nhật đã có buôn bán ở Malacca ít nhất là vào đầu những năm 1580. Cũng trong năm này có thể thương nhân Nhật Bản đã điều tra thị trường và thiết lập quan hệ thương mại với

Xiêm. Xem thêm từ Kennon Breazeale, From Japan to Arabia, Ayutthaya’s Maritime relation with

69

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và sự phát triển của thành thị đã sản sinh ra của cải của tầng lớp thương nhân, những người sẽ bắt đầu đầu tư vào thương mại quốc tế. Thời kỳ này, Tokugawa Ieyasu (1542-1616) cũng khuyến khích phát triển thương mại với bên ngoài như một phương tiện tăng cường tiềm lực tài chính cho Mạc Phủ. Năm 1606, Ieyasu đã gửi thư cho vua Xiêm đề nghị mua đại bác và trầm hương. Để tỏ thái độ thân thiện, Tương quân đã gửi biếu vua Xiêm một bộ áo giáp cùng 10 thanh kiếm quý. Tokugawa Ieyasu còn cam kết sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để thuyền buôn của Xiêm có thể đến Nhật Bản buôn bán, trao đổi hàng hóa. Năm 1610, vua Xiêm cũng đã gửi thư trả lời chính quyền Nhật Bản nhưng đã bị thất lạc. Tuy nhiên, hai năm sau một chiếc thuyền buôn của Xiêm cũng đã đến được Nhật Bản. Sau sự kiện đó, triều đình Xiêm đã cử nhiều phái bộ ngoại giao đến Nhật Bản. [9, 212]

Đáng chú ý, vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, vua Xiêm sử dụng rất nhiều người nước ngoài phục vụ cho các công việc của triều đình, trong đó có rất nhiều võ sĩ Nhật Bản. Joost Schouten, người đứng đầu thương quán Hà Lan ở Xiêm dưới thời vua Song Tham, đã từng viết về đội quân cấm vệ người Nhật trong hoàng gia Xiêm. Theo ông, đội quân này có khoảng 500 đến 600

võ sĩ, nhiều người vốn là các võ sĩ vô chủ (ronin) [9, 120]. Nổi bật nhất trong số cộng đồng Nhật kiều ở Xiêm là Yamada,1 người đã được triều đình Xiêm rất trọng dụng.

Được chứng kiến sức ảnh hưởng về thương mại, chính trị, quân sự của người Nhật ở kinh đô Ayutthaya, cùng “với vẻ đẹp của các sản phẩm nghệ thuật được nhập khẩu vào đây, đời sống của người Nhật trong các khu định cư, trên thuyền mành của họ đã gây nhiều ấn tượng trong tâm trí và trí tưởng tượng của thương nhân Anh, đánh thức trong họ một khát khao mạnh mẽ viết lên trang thương mại với những người đầy thú vị và văn hóa cao” [29, 53]. Do đó một trong những cố gắng đầu tiên của Floris là phát triển thương mại giữa Công ty Đông Ấn Anh với Nhật Bản. Trong thời gian John Saris chỉ huy tàu

1

Xem thêm từ: Cesare Polenghi, Samurai of Ayutthaya: Yamada Nagamasa, Japanese Warrior and

70

Clove ở Xiêm, ông ta thường xuyên ghi nhận sự xuất hiện của thuyền buôn

Nhật Bản đến trao đổi, buôn bán ở Patani và Ayutthaya. Theo John Saris dường như chính người Xiêm đã nối thông hai cảng thị Patani và Hirado, vì nếu có bất kỳ thuyền mành nào của họ đi vào vùng có bão biển họ luôn nhận được sự giúp đỡ của người Nhật Bản hoặc Trung Quốc. [29, 53]

Ở vương quốc Xiêm, phái đoàn thương nhân Anh do Lucas Antheuniss đã nhanh chóng giành được đặc ân thương mại với giấy phép hoạt động trong phạm vi rất rộng của triều đinh Xiêm. Ngay sau khi đến Xiêm, Lucas Antheuniss đã cử hai trợ lý là Thomas Samuel và Thomas Driver tiến hành mở cửa thương mại với đất nước ở phía bắc của thủ đô (Ayutthaya). Địa điểm kinh doanh mới của công ty là Chiengmai, nơi mà Ralph Fitch đã biết đến từ năm 1587. Từ Chiengmai, Công ty Đông Ấn Anh quyết định thiết lập quan hệ thương mại với Lào nhưng không thành công.

Cũng trong thời gian này Công ty cũng đã có những liên hệ với Miến Điện một cách gián tiếp. Trong chiến dịch của vua Anaukpetlun mở tại Chiengmai năm 1615, viên thương nhân Anh là Thomas Samuel do thương điếm Anh tại Ayutthaya phái sang Chiengmai buôn bán đã bị bắt về Pegu và chết ở đó. Sau khi nhận được tin này vào năm 1617, thương điếm Anh tại Masulipatnam (Ấn Độ) lập tức phái hai đại diện đến Pegu để đòi lại những hàng hóa của Công ty bị thất lạc sau khi Samuel chết. Với tầm nhìn hướng ngoại và mong muốn thu hút các thế lực ngoại quốc đến buôn bán với vương quốc của mình, vua Anaukpetlun hứa sẽ trả lại hàng hóa cho người Anh với điều kiện Công ty Đông Ấn Anh sẽ đặt thương điếm buôn bán tại Pegu. Bị từ chối, vua Anaukpetlun thậm chí còn giữ hai đại diện của thương điếm Anh tại Masulipatnam lại làm con tin. Tuy nhiên, không lâu sau đó nhà vua đã trả tự do cho hai thương nhân này, gửi họ về Masulipatnam cùng với số hàng hóa đã thu từ Samuel trước đó, kèm theo quà tặng và thư mời thông thương. Người Anh ở Ấn Độ đã không thể tận dụng được cơ hội này bởi thế lực hạn chế tại phương Đông lúc đó cũng như những báo cáo sai lệch một cách cố ý của hai viên thương nhân được phái đến Pegu. Phải chờ đến năm 1639 khi Công ty

71

Đông Ấn Anh thiết lập thương điếm Madras, người Anh mới thực sự quan tâm trở lại đến khả năng buôn bán với xứ Miến Điện. [4, 566-567]

Ngày 23/9/1613, tàu Globe quay trở lại Patani, đồng thời Lucas

Antheuniss được giao nhiệm vụ ở lại phụ trách thương điếm ở Ayutthaya. Trở lại thương điếm Patani, Công ty có thể tập trung ngăn cản cuộc tấn công của những người nô lệ Java - những người đã nổi dậy đốt cháy toàn bộ thành phố ngoại trừ một vài ngôi nhà. Trước tình hình đó, rất nhiều thương nhân Anh đã dũng cảm chống lại những kẻ nổi loạn, vì vậy đã nhận được nhiều thiện cảm của Nữ hoàng.

Ngày 27/9/1613, thuyền trưởng Thomas Essington đã soạn thảo ra một quyết định, tuyên bố ý định sẽ phái tàu đến Bantam. Essington để Floris ở lại Patani cùng với Adam Denton. Trong khi đó, Antheuniss lại cho rằng “Essington đã đạp đổ mọi hi vọng thương mại ở Patani, nếu như sự kiên nhẫn của Floris và sự dàn xếp của những người bạn đã không ngăn được nó” [29, 55]. Nghị quyết vừa được đề cập ở trên đã không được thực hiện mãi cho đến ngày 23/12/1613, khi tàu khởi hành đi Masulipatan cùng với Floris và Denton. Ba nhân viên công ty ở lại Patani là William Ebert, Robert Littlewood, và Ralph Cooper.

Tàu Globe đến Masulipatam, vào ngày 17/12/1613, nơi mà tàu Jame

trước đó đã thả neo. Con tàu này đã đến ngày 21/6/1613 và định cư trong một

thương quán ở Pettipolli. Tuy nhiên, những nhân viên của tàu Jame đã gặp rắc

rối lớn khi người bản địa và thổ dân đã đối xử rất tệ bạc với họ. Floris cùng

với tàu Globe ở lại Masulipatam đến ngày 10/6/1614. Ở đây, tàu James đã hợp nhất với tàu Darlying, hướng đến Patani và cùng thả neo ngày 30/6/1614. Khi các tàu đến, nhân viên của tàu James đã có tranh cãi với các quan chức

bản địa liên quan đến món quà mà họ đã nhận. Tuy nhiên, sự việc càng rắc rối hơn khi con tàu nằm dưới sự chỉ huy của thuyền trường Marlowe. Các nhân

vật khác của Công ty, Robert Larkin - thuyền trưởng của tàu Darlying - đã

72

tàu lên phương án “ăn cắp hàng hóa của công ty” và bỗng nhiên trở nên giàu

có nhờ vào các khoản đầu tư của Công ty.

Ở Patani hàng hóa được bốc dỡ sang tàu Darlying khi họ khởi hành đi

Bangkok ngày 30/7/1614, với sự tham gia của John Gourney, William Sheppard, Thomas Brockedon - những thương nhân của chuyến đi thứ 9, cùng đồng hành với Robert Larkin và trợ lý của anh ta. Mười lăm ngày sau họ đã đến được thủ đô của Xiêm. Adam Denton, người phụ trách thương quán đã viết vào cuối năm 1614 gửi công ty Đông Ấn Anh rằng, sau toàn bộ những nỗ lực và chi phí mà Công ty bỏ ra để thiết lập quan hệ thương mại tại Patani,

“tất cả thương mại ở hải ngoại đã chết trong khó khăn và chiến tranh” và “chiến tranh thật đáng sợ giữa Patani và Aceh”. Nhưng nếu khó khăn quá,

hàng hóa của Công ty sẽ được gửi đi, đây cũng là cách mà người Hà Lan dự định sẽ thông qua. Robert Larkin cũng rất thất vọng về thương mại với Patani, và cho rằng triển vọng ở các trung tâm buôn bán khác sẽ phù hợp hơn. Ông ta nghe nói về Segora ở phía đông bắc của Patani, vốn rất nổi tiếng về thương mại, thậm chí được ví như “Jakarta đệ nhị”. Hơn thế, nó có tiếng là cảng rất

an toàn như John Davis trên tàu James đã nhận thấy trước khi rời Patani tháng

10/1614.

Trong khi tình hình kinh doanh ở Patani có vẻ gặp nhiều khó khăn, người Anh nhận thấy Nhật Bản chính là quốc gia hứa hẹn sẽ đem lại sự giàu có cho Công ty. Đến cuối năm 1614, những người đứng đầu thương điếm ở Hirado và Xiêm đã có những hiểu biết nhất định về hoạt động thương mại với Nhật Bản. Công ty đã quyết định mua một chiếc thuyền mành ở Nhật Bản có

tên là Sea Adventure, William Adam được bổ nhiệm làm thuyền trưởng. Richard Wickham đã miêu tả William Adam như “một người đàn ông kiêu

ngạo và đáng kính phục có tác phong của thuyền trưởng”. Sau này, Ông được

73

Egmond Sayuer. Từ cuối năm 1614, Richard Cocks được đưa lên làm trưởng thương điếm của Anh ở Hirado, thay thế cho William Adam.1

Tất nhiên khi người Anh thiết lập thương điếm ở Hirado, cả Saris và Cocks đều đều hi vọng có thể xây dựng nhịp cầu thương mại kết nối giữa Nhật Bản với thị trường Trung Quốc. Đáng tiếc, Shogun đã từ chối những lời thỉnh cầu của họ đối với bất cứ hàng hóa nào được lấy từ các thuyền mành Trung Quốc bằng vũ lực. Nhưng tơ lụa và sa tanh có nhu cầu rất lớn, buộc người Anh phải tìm cách khác để có được những thương phẩm này. Hirado đối diện với Trung Quốc lục địa, là vị trí lý tưởng để thiết lập quan hệ thương mại với Trung Quốc. Để làm được điều này, Richard Cocks đã sớm tham gia vào quá trình đàm phán kéo dài để phục vụ cho việc kết nối trực tiếp với thị trường bị cấm này. Tuy nhiên, còn có một khả năng khác là giao dịch với các đoàn thuyền mành Trung Quốc mà hàng năm từ vùng duyên hải Nam Trung Quốc đến Xiêm thông qua Đàng Trong và Cambodia. Năm 1614, Adam đã được cử đến Xiêm để đón đầu thương mại với Trung Quốc và mua thuốc nhuộm địa phương, sản phẩm thuộc da. Cũng trong thời gian này, 2 nhân viên khác ở Hirado đã được gửi đến Đàng Trong. Tin tức hấp dẫn nhất trong chuyến đi này là 2 thương điếm Anh đã được thành lập ở Xiêm. [51, 59]

Trong khi đó Richard Cocks - người phụ trách thương điếm Anh ở Nhật Bản lúc này cũng đã có một số thông tin đối với hoạt động của Công ty ở vương quốc Xiêm. Cocks đã chỉ thị cho Richard Wickham, chuyển thư của mình đến thuyền trưởng Jourdain ở Bantam. Richard Cocks cũng thông báo

rằng các loại hàng hóa như gỗ nhuộm “brazil”, gỗ đỏ, da hươu, tơ sống, hàng

hóa Trung Hoa…đang có nhu cầu cao ở Nhật Bản. Thời gian này Richard Cocks cũng đã gửi quà đến quốc vương Xiêm, một cái bình nâu trắng đến Adam Denton và William Ebrett. Thời tiết xấu khiến cho thuyền của người Anh bị chậm, đến ngày 23/12 mới thả neo ở phía tây nam của đảo Oshima. Trong thời gian neo trú ở đây, thuyền trưởng William Adam và người trợ lý

1

Cocks Richard, Diary of Richard Cocks, Cape-merchant in the English factory in Japan, 1615-

74

Richard Wickham đã có những trao đổi với giới cai trị Oshima. Nhật ký của Cooks ghi rằng khi tàu về đến Hirado ngày 11/6/1615, Ông đã mang được nhiều sản phẩm của các đảo Oshima.

Ghi chú tiếp theo là của những người đứng đầu thương điếm ở Xiêm đề ngày 20/4/1615, khi họ đã giúp đỡ nhà vua. Họ đồng thời chỉ thị cho Thomas Brockedon thâm nhập vào Patani cùng với Adan Denton để “làm tăng thêm hiệu suất kinh doanh cho chuyến đi thứ 9”. [29, 61]

Ngày 21/7/1615, tàu Solomon đã được cử đi từ Bantam để thâm nhập

vào Masulipatam, nhưng cần liên lạc với Patani để có hàng hóa và tiền bạc với một trong hai người là John Gourney và Lucas Antheuniss. Trên tàu lúc này có George Chauncey, Ralph Preston, Humphey Elkington, Timothy

Mallory, Richard Pitt và Goerge Savage. Với sự xuất hiện của tàu Solomon,

một số vấn đề đã được bàn bạc quyết định xem ai sẽ ở lại phụ trách hai thương điếm. Trong cuộc họp cuối cùng của họ ở Patani, tổ chức vào ngày 9/10/1615, với sự tham dự của Lucas Antheuniss, Humphey Elkington, Adam Denton, Timothy Mallory, Hugh Bennet, Robert Larkin, William Sheppard, Thomas Brockedon, Benjamin Farie và Ralph Preston. Buổi họp đã ra quyết định Benjamin Farie sẽ làm giám đốc thương điếm ở Ayutthaya, cùng với 2 trợ lý là Goerge Savage và Richard Pitt. Robert Larkin đứng đầu thương điếm ở Patani,với John Browne làm phụ tá.

Các thỏa thuận này đã được quyết định. Tàu Solomon tiếp tục khởi

hành đi Masulipatan ngày 27/10. Lucas Antheuniss chuyển bức thư của vua Xiêm đến vua Anh.

Trong khi chờ đợi, tàu Osiander, được chỉ huy bởi thuyền trưởng

Ralph Coppindall đã đến Hirado ngày 4/9/1615. Ngày 5/12, Coopindall đã viết một lá thư gửi cho giám đốc thương điếm của công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm thông qua thuyền trưởng Adams - người đã cùng Edmund Sayer, một

lần nữa cùng đi trên tàu Sea Advanture đến vương quốc Xiêm. Bức thư này

cho thấy, theo kinh nghiệm của nhân viên công ty ở Patani, quan hệ thương mại với Nhật Bản đã không đạt được như kỳ vọng. Theo Coppindall, hiện tại,

75

hàng hóa từ Xiêm, Patani, Bantam ở Nhật chỉ thu được lợi nhuận ít ỏi. Ông hi vọng rằng “bên cạnh lợi nhuận từ thương mại Hirado-Trung Quốc, nếu có thể thì phải chú trọng nền thương mại với Xiêm, đồng thời phải giảm chi phí để tiếp tục duy trì thương quán ở Nhật Bản” [29, 63-64]. Hơn nữa Eaton, người có đầy đủ hiểu biết để bình luận về kiến nghị của Thomas Smyther rằng: “một

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)