Vài nét về quá trình lịch sử của vương quốc Xiêm

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 31)

6. Bố cục đề tài

2.1.1.Vài nét về quá trình lịch sử của vương quốc Xiêm

Người Trung Quốc đã dùng tên “Sien” để chỉ vương quốc Sukhothai. “Syam” là tên được người Khơme sử dụng để chỉ “những kẻ man rợ” đến từ

miền Trung sông Mênam mà hình vẽ còn để lại tại hành lang phía nam của đền Angkor Wat. Từ này được sử dụng sớm nhất theo các phát hiện cho đến nay là ở trong văn bản khắc của người Chămpa vào thế kỷ XI có nói về những

nô tỳ, tù binh người “Syam”, bên cạnh những người Trung Hoa, An Nam, Cao

Miên, và Miến Điện.1 Tên đó dường như là biến thể của từ “Shan”, được

người Miến Điện dùng để chỉ các quốc gia đồi núi chạy từ Mogaung và Mohnyin ở miền Bắc xa xôi xuống phía Nam. Sau khi vương quốc Ayutthaya được thành lập năm 1350, lãnh thổ thuộc quyền của các vị vua Ayutthaya

được gọi là Xiêm. [3, 34-36]

Từ rất lâu trước khi những người nói tiếng Thái đầu tiên định cư ở lòng chảo sông Mênam - Chao Phraya, miền Trung nước Xiêm, quê hương của người Môn, đã chứng kiến sự hình thành của một quốc gia, được mọi người biết đến với tên gọi là Dvaravati. Sau đó tên này trở thành một phần chính thức của vương quốc Ayutthaya của người Thái, đến năm 1782 được nhập vào tên của chính quyền Bangkok.

Các bằng chứng khảo cổ học thu thập được ở Sitep, Nakorn Pat’om, Pong Tuk, U Thong… hiện này đều cho thấy sự tồn tại trên thực tế của vương quốc Dvaravati. Vương quốc này xuất hiện vào khoảng thế kỷ VII, nhưng có thể vào lúc đó nó đã tồn tại được nửa thế kỷ. Cũng trong giai đoạn này vương quốc Dvaravati đã có quan hệ gần gũi với trung tâm buôn bán quốc tế mà

1

Xem thêm từ: G. Coedes, Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, Nguyễn Thừa Hỷ (dịch),

32

người Trung Quốc đặt tên là “Tun-sun”, địa điểm quá cảnh của hầu hết các

hoạt động thương mại giữa Ấn Độ với Đông Nam Á lục địa, trong đó có quan

hệ thương mại với Óc Eo. Cùng với sự khai mở “Con đường tơ lụa trên biển”

dưới thời nhà Đường (618-907), có thể nói sự trỗi dậy của vương quốc Dvaravati, có ảnh hưởng rất nhiều từ sự phát triển quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong giai đoạn này. Mặt khác, trong thời kỳ này eo Kra - một dải đất hẹp trên bán đảo Thái Lan tách vịnh Bengal về phía Tây và vịnh Xiêm về phía đông - cũng đóng vai trò quan trọng trong mối giao thương giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, các luồng lan tỏa của văn minh Ấn Độ đọng lại sâu đậm ở trung tâm của vương quốc Dvaravati.

Yếu tố địa lý có vai trò rất lớn đối với công cuộc bành trướng, chinh phục của người Thái. Tiến xuống phương Nam dọc theo sông Menam, người Thái hầu như không gặp phải một trở ngại gì về mặt địa lý trong khi địa hình đồi núi chạy dọc theo hướng Bắc Nam khiến cho quân đội Khơme gặp phải rất nhiều khó khăn khi trấn giữ vùng đất phía Tây của vương quốc này. Hơn nữa, những vùng đất người Thái mới chiếm được rất màu mỡ, phì nhiêu tạo ra rất nhiều của cải giúp cho họ có thể xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh. Có thể nói, sự sụp đổ của đế chế Khơme và yếu tố địa lý đã ủng hộ

người Thái trong các thế kỷ XII-XIII. Đầu thế kỷ XII, các muang (mường)

của người Thái ở thượng lưu sông Mênam bắt đầu hình thành các quốc gia

nhỏ dưới sự lãnh đạo của các tù trưởng gọi là Chao và Chao-Phra.

Bước sang đầu thế kỷ XIII, lịch sử của người Thái chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng. Quyền lực của người Khơme khi đó đã dần suy yếu dưới triều vua Jayavarman VII. Năm 1215, quốc gia Mogaung của người Thái, phía bắc của Bhamo ở vùng Thượng Miến Điện đã ra đời. Năm 1228, hai thủ lĩnh của người Thái đã tấn công và đánh bại viên chỉ huy người Khơme tại Sukhothai - khi đó là kinh đô của khu vực Tây Bắc của đế chế Angkor và thiết lập ở đó kinh đô của vương quốc Thái sau này sẽ trở thành một quốc gia hùng mạnh dưới thời vua Rama Khamheng, nửa cuối thế kỷ XIII. Sukhothai có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn so với các công quốc

33

khác của người Thái (muang). Vị trí của Sukhothai nằm ở thượng nguồn của

các con sông, nhờ vậy mà nó có thể kiểm soát được lưu lượng nước của cả lòng chảo Menam cho tới Ayutthaya, thứ nữa từ đây có thể ra được vịnh Xiêm nếu đào một con kênh từ dòng sông Menam cắt ngang qua đồng bằng bao quanh Bangkok ngày nay.1

Sau cuộc chinh phạt của quân đội Nguyên Mông do Hốt Tất Liệt lãnh đạo đã dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Pagan năm 1287. Từ đây các thủ lĩnh người Thái phân chia hầu hết lãnh thổ của quốc gia này, các vương quốc của họ trở nên quan trọng hơn trước. Ở Mangrai, khu vực thượng lưu sông Mênam, thủ lĩnh Chiengrai, người Thái đánh chiếm quốc gia lâu đời của người Môn là Haripujaya để lập lên vương quốc Chiengmai. Giữa các năm 1283 và 1287, Rama Khamheng của vương quốc Sukhothai đã chinh phục người Môn sống ở khu vực sông Mênam và thay thế sự thống trị của người Khơme bằng sự thống trị của người Thái tại khu vực bao gồm phần lớn vùng thượng lưu sông MêKông. Từ đây, chính sự sụp đổ của Pagan và Angkor đã khiến cho các vương quốc của người Thái có được một cơ hội bành trướng chưa từng có đối với các nước láng giềng. Vào khoảng năm 1294, Rama Khamheng tiến hành chinh phục các vùng đất thuộc bán đảo Mã Lai. Thậm chí các cuộc chinh phục của người Thái cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sự

tồn tại của Srivijaya. Vì vậy, David Wyatt đã gọi thời kỳ (1200-1351) là “một

thế kỷ của người Thái”. [73, 67]

Các thế kỷ XIII-XV, đánh dấu vai trò rất lớn của vương triều Ayutthaya trong lịch sử Đông Nam Á. Thời kỳ này, người Thái có ba vị vua vĩ đại là Rama Khamheng (1283-1317), Ramadhipati (1350-1369) và Trailok (1448-1488). Họ đều là những nhân vật có cống hiến quan trọng trong việc tạo dựng lên một nhà nước Thái hùng mạnh về chính trị và xã hội. Những công lao đó in đậm dấu ấn trong ngôn ngữ, văn tự, tôn giáo và được biểu hiện trong văn hóa Thái Lan trong khi những thành tựu về mặt tổ chức hành chính

1

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và luật pháp tồn tại ít nhất đến cuối thế kỷ XIX. Thời kỳ này, Xiêm trở thành một trong những quốc gia ổn định nhất Đông Nam Á.

Năm 1351, U Thong xây dựng Ayutthaya làm kinh đô cho mình và lấy

tên là Ramathibodi. Giống nhiều quốc gia “Ấn Độ hóa” ở Đông Nam Á,

Ayutthaya được thành lập như một chính thể Mandala, gắn với 4 hoặc 8 vương quốc ngoại vi hướng đến 1 vương quốc trung tâm, trong đó Ayutthaya có quyền ngự trị tối cao, và quyền lực tuyệt đối. Xung quanh Ayutthaya là 4 thành phố quan trọng, điều này đã mang lại cho vương quốc trung tâm một sức mạnh lãnh thổ thực sự. Họ Lopbori ở phía Bắc, Phrapradaeng - ngoại ô Bangkok ở phía Nam, Nakhon Nayok ở phía đông và Suphanburi ở phía tây.

Bốn thành phố này được biết đến với cái tên là Muang luk luang, hoặc thành

phố của các hoàng tử. Trong buổi đầu của lịch sử Ayutthaya, con trai của nhà vua hoặc các hoàng thân khác được bổ nhiệm cai trị các thành phố này. Các thành phố này đủ gần để có thể chịu sự kiểm soát từ vùng lõi, nhưng cũng đủ xa để giới hạn sức mạnh của vùng lõi.1

Trong thời gian này, việc chuyển trung tâm quyền lực chính của người Thái ở hạ lưu sông Mê Nam từ Sukhothai xuống phía nam tới Ayutthaya, đã tạo điều kiện cho quốc gia này sớm thể hiện được sức mạnh của mình, giành đoạt quyền kiểm soát miền Trung và hạ lưu Mê Nam, phần lớn bán đảo Malai, kể cả Tanasserim và Tavoy, tức Miến Điện ngày nay, và thực hiện quyền minh chủ đối với Sukhothai.

Vị trí địa chiến lược (có thể tiến vào Angkor từ phía Đông, Hạ Miến Điện từ phía Tây, ra vịnh Xiêm và eo Kra từ phía Nam) cho phép người Thái vươn lên trở thành một thể chế mạnh ở Đông Nam Á lục địa. Vì thế không ngạc nhiên khi trong vài thập niên đầu tồn tại, những người cầm quyền ở

1

Liên quan đến thời điểm ra đời của vương triều Ayutthaya, G. Coedes đã có một liên hệ rất thú vị

“Do có một sự gặp gỡ lạ kỳ, việc lên ngôi vào năm 1350 của Hayam Wuruk, nhà vua vĩ đại nhất của

Mojopahit và đã từng mở rộng quyền bá chủ của nước này tới những giới hạn cực điểm, lại xảy ra cùng năm với sự lên ngôi của Ramadhipati, người sáng lập ra Ayutthaya, người thống nhất hai xứ Syam (Sukhothai) và Lavo (Lop’buri). Ayutthaya và Majapahit đã trở thành hai cực, một ở lục địa, một ở hải đảo ở miền ngoại Ấn mà phần lớn lớn nhất đã phân chia thành hai vùng ảnh hưởng, những danh mục các thuộc giới của Ayutthaya và Majapahit cùng bao trùm lên phần đất phía Nam của bán đảo Mã Lai. G.Coedes, Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, tr. 414.

35

Xiêm đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh và quản lý chặt chẽ, nhằm thu phục hai vương quốc quan trọng nhất của Đông Nam Á lục địa là Sokhothai và Angkor. Sukhothai bị tấn công lần đầu tiên năm 1354/1355 và nằm dưới sự kiểm soát của Ayutthaya năm 1378/9, đồng thời buộc phải nhượng lại các huyện miền Tây, bao gồm cả Kamp’engp’et cho Xiêm. Đến năm 1419/20, Sukhothai chính thức trở thành chư hầu của Xiêm.

Hơn thế, việc chuyển trung tâm quyền lực chính của người Thái ở hạ lưu sông Mê Nam từ Sukhothai xuống phía nam tới Ayutthaya còn tạo ra một sức ép rất lớn đối với Angkor. Cuộc chinh phục những miền đất mà người Khmer đã chiếm hữu trước đây trong lưu vực sông Mê Nam và MêKông là kết quả hiển nhiên của các cuộc chiến tranh mà vào năm 1296, Chu Đạt Quan, phái viên của triều đình Mông Nguyên ở Cao Miên đã nói đến như sau:

“Trong cuộc chiến tranh vừa qua với người Xiêm La, toàn thể nhân dân

Khmer đã buộc phải chiến đấu, và đất nước đã bị tàn phá hoàn toàn”.1 Đến năm 1431, Xiêm tiếp tục xâm chiếm Ăngco buộc người Khơme phải rời bỏ thành phố của họ vốn đã được thành lập ở phía đông nam Campuchia.

Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XVI, lợi dụng tình hình bất ổn ở Xiêm, sau khi nhà vua TraiLok băng hà, quân đội Burma (Miến Điện) bắt đầu thực hiện chính sách bành trướng quyết liệt nhằm thôn tính lãnh thổ của người Thái. Ít nhất vào thế kỷ XVI, người Miến đã đưa ra lời biện minh chính thức cho việc tấn công Ayutthaya là do nơi này từ chối giao nộp một số voi trắng. Bạch tượng, hay trên thực tế chỉ là những con thú trắng, được coi là vật thiêng mang mưa thuận gió hòa trong thế giới Hindu - Phật giáo.2 Nhưng các cuộc chiến tranh giữa Miến Điện và Xiêm diễn ra liên tiếp trong nhiều năm, cũng là nhằm giành quyền minh chủ đối với tiểu quốc Chieng Mai.

Tuy nhiên, sâu xa hơn có thể thấy mục tiêu kiểm soát thương mại đối với Tenasserim mới thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến

tranh kéo dài giữa hai quốc gia này. Thành phố của Tenasserim gần vùng

1

P.Pelliot, Meesmoires sur les coutumes du Cambodge, BEFEO,II, pp. 173, Dẫn lại theo G.Coesdes,

Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn đông, tr. 365.

2

36

nước sâu thả neo ở Mergui từng là một cảng quan trọng trong chiến lược kiểm soát bờ biển phía đông của vịnh Belgan và biển Andaman [40, 104].

Nhận thức lại điều này trở nên quan trọng hơn vì trong quá khứ: Vai trò và

tầm quan trọng của Tenasserim đã bị loại ra bên lề trong lịch sử của cả Xiêm và Miến Điện. Ví dụ, Burma Gazetter miêu tả Tenasserim và Mergui chỉ đơn thuần như “chiến trường đối đầu giữa hai vương quốc Xiêm và Burma” trước khi Anh xâm chiếm. [40, 116] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1563, quân đội Miến Điện vượt qua thung lũng Sittang đến Chiengmai và sau đó đi qua Kamp’engp’et và Sukhothai để đến Ayutthaya. Sau cuộc tấn công quy mô lớn lần thứ hai của quân đội Miến Điện (1568- 1569), người Thái đã trải qua giai đoạn 15 năm mất nước, hệ thống các quốc gia chịu thần thuộc cũng suy yếu. Phải đến năm 1581, nhờ sự mưu trí, tài giỏi

của một lãnh tụ mới của người Thái là Pra Naret (Hoàng tử đen) mới giành lại

được độc lập cho Xiêm. Pra Naret lên ngôi năm 1590-1605, lấy hiệu là Nareseun. Năm 1593, Xiêm chiếm đóng Tavoy và Tensserim - những hải cảng thương mại ở miền Nam Miến Điện để thông thương với khu vực Ấn Độ Dương. Đến năm 1595, tiểu quốc Chiengmai cũng phải chịu thần thuộc trước người Xiêm. Với những cống hiến của mình, vai trò của nhà vua Neresuen đã

chiếm một vị trí danh giá trong lịch sử Xiêm: “Khó có thể hình dung lịch sử

Ayutthaya nếu không kể đến nhà vua Naresuan, ông là một nhân vật hiếm hoi trong lịch sử Xiêm, với đức tính của một nhà lãnh đạo năng động, cá nhân can đảm, quyết đoán, luôn thành công trong những nhiệm vụ hết sức nặng nề….”. [73, 100]

37

Bước sang đầu thế kỷ XVII, quan hệ hòa bình đã được cả hai vương triều Miến Điện và Xiêm thiết lập, thủ đô của Miến Điện dời đến Ava ở miền Bắc, các quốc vương đều đi theo chính sách cô lập. Vương quốc Xiêm kể từ khi nhà vua Naresuen lên cầm quyền dần đi vào ổn định cả về chính trị và kinh tế xã hội với mục tiêu vươn lên trở thành một cường quốc mạnh nhất

trong khu vực. Thậm chí “Vua của các nước Cambodia, Johore, Patani,

Kedah và Jambi đã phải chịu cống nạp vua Xiêm và dâng nhà vua mỗi năm một bó hoa bằng vàng”.1

Cũng trong thời gian này, các thương nhân phương Tây đã có rất nhiều ghi chép sinh động về vương quốc Xiêm. Có thể dễ dàng nhận

thấy những mĩ từ như “Quyền lực

tuyệt đối” và “sự huy hoàng” là các thuật ngữ thường được nhấn mạnh trong các mô tả của họ về vương quốc này trong thế kỷ XVII.2 Đặc

biệt từ sau 1605, khi nhà vua Naresuen qua đời, vị vua mới Ekat’otsarat lên nắm quyền đã rất quan tâm đến cải cách tài chính và thương mại. Bên cạnh các mối quan hệ truyền thống với các quốc gia châu Á, vương quốc Xiêm cũng tăng cường quan hệ ngoại giao thương mại với các thế lực phương Tây.

Như vậy sau khi giành độc lập từ tay người Miến Điện, Xiêm bước vào một giai đoạn phát triển mới. Hòa bình đã làm cho đất nước được hồi sinh, mang đến sự thịnh vượng và phát triển rực rỡ của vương quốc Xiêm trong thế kỷ XVII và các thế kỷ tiếp theo. Những địa phương chuyên môn hóa trong

1

Abbe de Choisy, Journal of a voyage to Siam 1685-1686, (Oxford University Press, 1993), pp. 232.

2

Bhawan Ruangsilp, Dutch east india company Merchants at the Court of Ayutthaya, (Brill Leiden

38

việc sản xuất những sản phẩm đặc trưng được hình thành như: vùng đồng bằng miền Trung và Hạ lưu sông Menam cung cấp lúa; khu vực BangKok cung cấp hoa quả; khu vực phía bắc cung cấp da hươu, sáp ong; khu vực phía Tây cung cấp tô mộc và muối; khu vực phía Nam (bán đảo Malacca) cung cấp thiếc, chì, hồ tiêu… Điều này cho phép vương quốc Xiêm tăng cường, mở rộng các hoạt động buôn bán, trao đổi với các quốc gia trong khu vực và thế giới phương Tây.

Sự hưng thịnh của vương quốc Xiêm trong thế kỷ XVII cũng cần được

đặt trong bối cảnh khu vực với nhiều chuyển biến quan trọng. Là vùng bờ

biển được biệt đãi [63, 21] nên ngay từ rất sớm Đông Nam Á đã trở thành địa

bàn thu hút nhiều thương nhân khu vực đến buôn bán, trao đổi thương mại.

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 31)