Cạnh tranh thương mại Anh Hà Lan (1618-1619)

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 80)

6. Bố cục đề tài

3.3.Cạnh tranh thương mại Anh Hà Lan (1618-1619)

Từ đầu thế kỷ XVII, cạnh tranh thương mại giữa Anh và Hà Lan đã trở

nên quyết liệt. D.G.E. Hall nhận xét: “Các thương gia Luân Đôn đã đi theo

những người láng giềng hùng mạnh hơn bất cứ nơi nào, hi vọng thu lợi từ hoạt động mở đường của người khác. Anh để cho Hà Lan chịu mọi chi phí chiến tranh chống lại người Tây Ban Nha, nhằm đảm bảo các hoạt động buôn bán của các quốc gia phương bắc với Indonexia, và ở bất cứ nơi nào Công ty Hà Lan thiết lập được một trạm buôn bán thì chắc chắn người Anh cũng theo đến: tại Pattani, tại Jambi, tại Jakarta và tại các nơi khác”. [4, 445]

Sự cạnh tranh đôi khi dẫn đến xung đột giữa Hà Lan và Anh ở phương Đông khiến chính phủ hai nước phải đặt vấn đề lên bàn nghị sự tại châu Âu. Chẳng hạn, vào tháng 11/1611, Công ty Đông Ấn Anh đã phàn nàn với Bộ

trưởng Tài chính Salisbury về “những việc làm thô bỉ và vô nhân đạo” của

người Hà Lan chống lại thần dân Anh và yêu cầu ông ta nêu vấn đề này với quốc hội Hà Lan. Đại sứ Anh tại La Haye được chỉ thị nêu vấn đề này, đồng thời nhắc nhở Salisbury rằng VOC rất mạnh và do đó công ty này sẽ bất chấp mệnh lệnh của quốc hội Hà Lan nếu những mệnh lệnh này đi ngược với lợi

81

ích của họ. Để giải quyết vấn đề rất phức tạp này, Đại sứ Anh đã gợi ý chính phủ Anh và Hà Lan nên gây sức ép với cả hai công ty đề buộc họ phải thương lượng với nhau một thỏa thuận về buôn bán chung.

Sức ép của cả hai chính phủ không đưa lại kết quả đáng kể nào; sự cạnh tranh vẫn ngày một khốc liệt. Bất chấp sự ngăn cản của Hà Lan, năm 1614, các cơ quan thương mại của Anh vẫn được thành lập tại Aceh, Priaman, Jambi. Trước đó, năm 1613, cơ quan thương mại ở Macassar thuộc Celebes do John Jourdain đứng đầu cũng đã được thành lập. Sự kiện này có tầm quan trọng đặc biệt đối với người Anh vì Maccasar nằm giữa Java và quần đảo hương liệu. Ở khu vực Moluccas, người Anh vẫn kiên trì tiến hành buôn bán mặc dù có sự chống đối của người Hà Lan. Tuy nhiên, trước sức cạnh tranh quyết liệt từ người Hà Lan, những nỗ lực của thương nhân Anh nhằm chen chân vào thị trường buôn bán hương liệu ở khu vực hải đảo gặp rất nhiều khó khăn. Xét về mọi mặt, buôn bán hương liệu sinh lời nhất ở phương Đông và,

như Foster đã viết, “đồng bào Anh chúng ta không có lỗi gì trong việc đấu

tranh gian khổ để chống lại âm mưu loại họ ra khỏi ngành buôn bán này”.

Tuy nhiên, Anh còn quá yếu nên không thể làm gì được ngoài một số cố gắng rời rạc. [4, 464]

Trong bối cảnh của sự căng thẳng leo thang đó, quan hệ giữa Anh và Hà Lan ở Xiêm cũng chẳng mấy tốt đẹp. Tại Ayutthaya, Hà Lan đã có lợi thế so với Anh do kết quả của hiệp định mà họ đã ký với vua Songtham năm

82

1617 về việc mua da sống. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh cho Hà Lan và họ bắt đầu tiến hành độc quyền khiến cho người Anh khó có thể buôn bán được ở quần đảo hương liệu. Thương nhân Anh ở Masulipatam cũng rất băn khoăn về thương mại với cảng Tenasserim ở miền tây vương quốc Xiêm khi họ phải chịu áp lực ngày càng lớn từ người Hà Lan và Bồ Đào Nha. Sự cạnh tranh quyết liệt của VOC đã làm cho mọi nỗ lực của EIC tại các địa điểm khác của Đông Ấn bị tiêu tan, nhiều tàu của Anh đã bị người Hà Lan cướp phá, giam giữ các nhân viên công ty.

Từ năm 1618, quan hệ giữa Anh và Hà Lan ngày càng xấu đi, đặc biệt là sau khi Jan Pieter Coen trở thành toàn quyền ở khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan. Coen coi sự cạnh tranh của Anh là mối đe dọa nguy hiểm nhất nên chủ trương sử dụng vũ lực. Hàng loạt xung đột giữa các hạm đội Hà Lan - Anh

diễn ra ở phương Đông: tháng 8/1618, người Hà Lan chiếm tàu Star của Anh

tại eo biển Sunda, vài tuần sau họ lại đột kích và bắt thêm ít nhất bốn con tàu

nữa tại cảng hạt tiêu Tiku ở bờ biển phía Tây Sumatra; ngày 5/12, tàu Black

Lion chất đầy hàng hóa với gạo, hạt tiêu và các hàng hóa khác khởi hành từ

Patani đã bị bắt giữ bởi 4 tàu của Hà Lan. Sự kiện này khởi đầu một cuộc chiến tranh ngắn giữa Anh và Hà Lan. Sau các cuộc giao tranh nhỏ, hạm đội

của Anh lui về vùng duyên hải Coromandel; ngày 14/12/1618, tàu Zwarte

Leeuw của VOC từ Pattani tới Bantam bị Thomas Dale tấn công, người Anh

bắt giữ 5 tàu của Hà Lan, giết chết nhiều người, số còn lại được đưa về làm nô lệ ở Moluccas; năm 1619 xảy ra giao tranh giữa hạm đội Hà Lan (do Coen chỉ huy) và Anh (do Jourdain chỉ huy) khiến cho người Anh thảm bại... Ở Patani miền nam vương quốc Xiêm, người Anh cũng luôn bị người Hà Lan đe dọa sự tồn tại nhưng may mắn có được sự bảo trợ của Nữ hoàng. Thương quán của Anh ở Nhật Bản cũng bị người Hà Lan tấn công nhưng may mắn chống đỡ được dưới sự hỗ trợ của một số người Nhật.

Trong khi thương nhân Anh - Hà Lan đang cạnh tranh quyết liệt trong việc giành quyền thương mại hương liệu ở phương Đông, thì ở châu Âu những nỗ lực đàm phán giữa hai chính phủ cuối cùng cũng đã đạt được sự

83

đồng thuận bằng một Hiệp ước Phòng thủ (Treaty of Defence) năm 1619. Hà Lan đã đưa ra sáng kiến này cuối năm 1618, do sắp kết thúc Hiệp định ngừng bắn Antwerp, nhưng mãi đến ngày 17/7/1619 mới đạt được thỏa thuận. Foster cho rằng hiệp ước đó chỉ được ký kết khi có sức ép của vua Jame I nước Anh, nhưng theo Stapel nhà vua có thái độ rất dè dặt.1

Khi biết tin về những điều khoản của Hiệp định, Toàn quyền Hà Lan Jan Pieter Coen đã phản ứng gay gắt và chủ trương phá hoại Hiệp định để tiếp tục kiểm soát thiết lập độc quyền buôn bán hương liệu ở khu vực quần đảo.

Ngày 14/3/1620, tàu Bull đến Bantam mang theo thông điệp về hiệp ước hòa

bình giữa Anh và Hà Lan. Chấp thuận những đề nghị của thuyền trưởng Adam, người Hà Lan thả tự do cho 51 người Anh và toàn bộ số tàu bị giam giữ. Tháng 5/1620, William Webb đến Ligor, nơi mà Adam Denton đã từng chuyển những thông tin về sự căng thẳng đến Patani. Họ thâm nhập vào Ligor chủ yếu với mục đích thiết lập quan hệ thương mại với người Trung Quốc ở đó. Tuy nhiên mục tiêu của họ đã không đạt được kết quả khi không nhận được sự hợp tác của người Trung Hoa. Cho đến cuối tháng 5/1620, không quá 5 tàu của Anh và 4 tàu Hà Lan đã đi từ Jakarta đến Patani.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 80)