Những mối liên hệ Anh-Xiêm đầu tiên (1587-1611)

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 50)

6. Bố cục đề tài

2.2.Những mối liên hệ Anh-Xiêm đầu tiên (1587-1611)

Trong tương quan với khu vực hải đảo, vùng Đông Nam Á lục địa không phải là địa bàn thực sự hấp dẫn khi người phương Tây thâm nhập vào phương Đông. Căn nguyên của hiện thực lịch sử trên có thể được lý giải một cách hết sức đơn giản: Đông Nam Á lục địa không nổi tiếng về các loại hương liệu - lực hấp dẫn chính đối với các thương nhân châu Âu. Sau khi chiếm được Malacca và xác lập được ảnh hưởng của mình ở khu vưc Đông Nam Á hải đảo (1511) người Bồ Đào Nha gần như bỏ qua các quốc gia Đông Nam Á lục địa để dồn lực thâm nhập vào hai quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù có những mối liên hệ nhất định với Xiêm và Miến Điện. Có thể nói, ngoại trừ sự can thiệp đầy tính phiêu lưu của một số người Tây Ban Nha ở Cao Miên cuối thế kỷ XVI, khu vực Đông Nam Á lục địa hoàn toàn nằm ngoài chiến lược thương mại và truyền giáo của người phương Tây trong thế kỷ XVI. Thế kỷ XVII-XVIII chứng kiến sự thâm nhập buôn bán và truyền giáo tích cực hơn của người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ở các

51

quốc gia Đông Nam Á lục địa. Một số địa bàn buôn bán trọng yếu của khu vực như Xiêm, Miến Điện và Đàng Ngoài trong những thời điểm nhất định còn nổi lên như những mắt xích thương mại quan trọng của các thế lực hải thương châu Âu ở phương Đông, tiêu biểu nhất là Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và Công ty Đông Ấn Anh (EIC).

Trong số các thế lực hàng hải phương Tây, người Anh không phải là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ buôn bán với vương quốc Xiêm. Những mối liên hệ quan phương đầu tiên giữa người phương Tây và vương quốc Thái diễn ra vào năm 1511, khi một sứ đoàn Bồ Đào Nha được cử đến kinh đô Ayutthaya của vương quốc Xiêm. Nhận thấy tầm ảnh hưởng cả về chính trị và thương mại của Xiêm ở khu vực bán đảo Mã Lai, ngay sau khi chiếm giữ Malacca, phái đoàn Bồ Đào Nha do Duarte Fernandes dẫn đầu đã theo một thuyền buôn Trung Quốc đến Ayutthaya, nơi họ được tiếp đón nồng nhiệt và được tặng nhiều quà. Cuối năm đó sứ bộ thứ hai của người Bồ tiếp tục sang Ayutthaya để tăng cường quan hệ, đồng thời thu thập những tin tức về triển vọng buôn bán ở vương quốc người Thái. Với việc sứ bộ thứ ba được cử sang thương lượng với triều đình Xiêm vào năm 1518, hai bên đã đạt được những thỏa thuận quan trọng: người Bồ được phép lưu trú buôn bán cũng như tự do hoạt động tôn giáo ở Xiêm để đổi lại việc cung cấp cho triều đình Ayutthaya súng và thuốc súng (về sau gửi cả lính đánh thuê sang Xiêm). Cũng theo D.G.E.Hall “Bồ Đào Nha là nước tư bản đầu tiên có mặt ở Ayutthaya. Mục đích của họ là mở rộng hoạt động thương mại ở Ayutthaya, vì các hải cảng ở đây đều là những địa điểm rất thuận lợi để tàu buôn của Bồ Đào Nha đến Trung Quốc có thể trú ẩn trong thời gian gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, khiến cho hoạt động đi lại trên biển Đông gặp khó khăn”. [4, 387]

Trong suốt thế kỷ XVI, ngoại trừ sự xuất hiện của người Tây Ban Nha vào năm 1598,1 người Bồ Đào Nha là những thương nhân phương Tây duy

nhất hoạt động tại Xiêm. Mặc dù vậy, theo David K. Wyatt, người Bồ hầu như

1

Năm 1598 Ayutthaya và Tây Ban Nha đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại. Theo hiệp ước này các thương nhân và giáo sĩ Tây Ban Nha được quyền cư trú, buôn bán và truyền giáo ở Ayutthaya.

52

không tạo nên được tác động vật chất đáng kể nào đến Xiêm, cho dù sự hiện diện của một số lượng đáng kể thần công người Bồ đưa vào. Các mạng lưới thương mại khu vực của người Thái vẫn được duy trì, trong khi hoạt động truyền giáo của người Bồ ở Xiêm trong phần lớn thế kỷ XVI cũng không thu được những thành quả nổi bật [73, 74]. Vào cuối thế kỷ XVI, quan hệ giữa

người Thái và người Bồ trở nên căng thẳng do sự lấn lướt của người Bồ Đào Nha ở các tuyến buôn bán trong vịnh Bengal, nhất là âm mưu chiếm đóng Tenasserim (cửa ngõ thương mại quan trọng thông ra Ấn Độ Dương mà người Thái đã chiếm được từ năm 1593) của một kẻ phưu lưu người Bồ tên là Philip de Brito.

Trong bối cảnh quan hệ của Xiêm với người Bồ ngày càng trở nên căng thẳng, sự xuất hiện của người Hà Lan tại bán đảo Mã Lai và vùng quần đảo Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVI nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của triều đình Ayutthaya. Mùa hè năm 1604, trên đường từ Borneo trở về Ayutthaya, sứ thần của Xiêm dừng chân tại Patani và thông báo cho Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) rằng triều đình đang chuẩn bị cử thương thuyền đi Trung Quốc và người Hà Lan có thể mở quan hệ với nhà Minh bằng cách cử sứ bộ đi trên tàu của triều đình Xiêm. Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để mở quan hệ với cả Trung Quốc và Xiêm, thương nhân Hà Lan Cornelis Specx và Lambert Heijn được phái sang Ayutthaya. Tuy nhiên chuyến đi Trung Quốc dự kiến vào năm 1605 liên tục bị hoãn, đầu tiên là do cuộc chiến tranh với Miến Điện, sau là việc vua Naresuan (1590-1605) băng hà. Specx quyết định hủy tham gia chuyến đi Trung Quốc do lo ngại chi phí quá cao. [70, 10]

Chuyến thăm Xiêm đầu tiên của thương nhân Hà Lan không đạt được mục tiêu đề ra là thâm nhập Trung Quốc qua sự giới thiệu của triều đình Ayutthaya. Tuy nhiên nó đã mở ra khả năng hợp tác mậu dịch và ngoại giao lâu bền với vương quốc người Thái. Có thể nói, thương mại là mục tiêu duy nhất của VOC khi thiết lập quan hệ với Xiêm trong khi Ayutthaya lại kỳ vọng nhiều hơn là buôn bán thuần túy. Triều đình Xiêm nhận thấy VOC có thể trở thành đồng minh chiến lược trong việc hạn chế âm mưu của người Bồ Đào

53

Nha ở Tenasserim nên tích cực thúc đẩy quan hệ với VOC. Năm 1607, vua Xiêm cử một sứ đoàn sang thăm Hà Lan, nơi người Thái được đón tiếp nồng nhiệt và trở về Xiêm an toàn vào năm 1610. Cũng trong năm đó, Ayutthaya không chỉ thẳng thừng từ chối yêu cầu của người Bồ Đào Nha về việc trục xuất người Hà Lan ra khỏi Xiêm mà còn cho phép thương nhân Xứ Đất thấp được xây dựng pháo đài và thương điếm ở Mergui, gần Tenasserim nhằm kìm chân người Bồ ở khu vực vịnh Bengal cũng như dè chừng người Miến trong nỗ lực tiến xuống phía nam. Năm 1612, người Hà Lan được vua Song Tham (1611-1628) triệu tập để giúp quân đội triều đình sử dụng thần công trong trận chiến quyết định chống lại sự xâm lược của vương quốc Lan Chang. Sự đáp ứng nhiệt thành của người Hà Lan khiến vua Xiêm hài lòng và lại cử sứ đoàn mang thư và quà đến Toàn quyền Pieter Both tại Bantam nhằm thắt chặt quan hệ song phương. [70, 14]

Mặc dù chậm chân hơn so với các thương nhân phương Tây khác, nhưng từ rất sớm trước khi đặt quan hệ thương mại chính thức, thương nhân Anh cũng đã có những mối liên hệ đầu tiên với Xiêm. Ngay sau khi Lischoten đến Goa (1584), các thương gia Anh như John Newbury và Ralph Fitch đã được đưa đến thương điếm như là những tù nhân của Bồ Đào Nha. Ralph Fitch đã không đến Tanasserim, nhưng năm 1587, ông khởi hành từ Pegu đến Malacca, ông đã đến nhiều vùng đất thuộc Pegu…. và các đảo của Tanasseri [29, 35]. Ral Fitch là người đầu tiên đến và có những ghi chép về Chieng Mai năm 1587. Tuy nhiên, khi đó Chiengmai vẫn chưa trở thành một phần của vương quốc Xiêm mà đang là thủ đô của vương quốc Lanna.

Ngoài ra, bản tường thuật của Edmun Barker về các chuyến đi của Sr. James Lancaster đã ghi lại rằng các tàu đã thả neo ở Sri Lanka tháng 12/1592 để chờ đợi sự xuất hiện của một số tàu buôn của Bồ Đào Nha đi từ Tenasserim, một địa điểm được mô tả là “một vùng đất rất lớn ở phía nam Martabam, thuộc vương quốc Xiêm”. Trong số các mặt hàng mà tàu Bồ Đào Nha mang về từ Tenasserim gồm có gạo, rượu và nipa để phục vụ cho các tàu thường khởi hành từ Cochin đến Bồ Đào Nha vào tháng Giêng [29, 35].

54

Trong một ghi chép khác của John Davis - người đã khởi hành từ Middelburg (Hà Lan) vào ngày 15/3/1598 và đến Tenasserim năm 1600 - “…thành phố Tenasserim là một địa điểm thương mại lớn, có từ bốn đến 14 thuyền thả neo ở 1 đảo trong vịnh…”. [29, 36]

Đến cuối thế kỷ XVI, Xiêm và Tenasserim đã được các thương nhân Anh biết đến trong một báo cáo của Foulke Grevil đệ trình lên Nữ hoàng Elizabeth năm 1600. Báo cáo nêu rõ lý do vì sao thương nhân London có thêm sức mạnh để tiến hành thương mại với miền Đông Ấn, đặc biệt là với các vương quốc giàu có và những lãnh địa đó không phải của nhà vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. [29, 36]

Đầu thế kỷ XVII, thương nhân Anh đã trở nên rất nổi tiếng và được biết đến ở các vùng biển thuộc bán đảo Mã Lai - nơi họ sớm thể hiện sức mạnh và xây dựng lòng tin đối với các quốc vương bản địa. Hạm đội của Lancaster đã đến Aceh vào ngày 5/6/1602, ở đây họ đã gặp một vị đại sứ đến từ vương quốc Xiêm. Sau khi rời đến Bantam, thương nhân Anh đã được phép thiết lập cơ quan thương mại đầu tiên ở đây. Bantam rất thích hợp nhất cho việc thành lập cơ quan đại diện thương mại đầu tiên của Anh, vì đó không chỉ là trung tâm buôn bán địa phương thịnh vượng mà còn là hải cảng mà các tàu bè Trung Quốc đến lấy hạt tiêu. Bantam tiếp tục là trung tâm buôn bán thịnh vượng của người Anh mãi đến 1682, sau khi bị Công ty Đông Ấn Hà Lan đánh bật khỏi đây.

Khi người Anh quyết định thiết lập quan hệ thương mại với Xiêm, Công ty Đông Ấn Anh đã lựa chọn Pattani - một cảng ở phía đông của bán đảo Mã Lai, mà không phải là Mergui và Tenasserim, để tiến hành trao đổi buôn bán. Patani khi đó là một quốc gia nhỏ, chư hầu của Xiêm, lãnh thổ được giới hạn ở phía bắc tỉnh Xiêm của Singora hoặc Songkla, phía tây giáp Quedda, phía nam giáp Kalanta, phía đông giáp vịnh Xiêm. Tuy nhiên việc triều cống không đáng kể vì nó chỉ bao gồm 1 bông hoa bằng vàng gửi một năm một lần, kèm theo một số tơ lụa, sau này được giới hạn bởi vải đỏ tươi. [29, 36]

55

Tuy nhiên, trong số các thế lực hàng hải phương Tây lúc đó, Bồ Đào Nha mới là thế lực châu Âu đầu tiên trao đổi thương mại với Patani. Quan hệ giữa Bồ Đào Nha với Patani được bắt đầu từ năm 1517, ngay sau khi phái đoàn Duarte Coelho vào kinh đô Xiêm. Người Bồ Đào Nha đến đây với số lượng thường xuyên hơn dưới thời kỳ của Pinto năm 1538, trước đó đã có khoảng 300 người Bồ Đào Nha định cư tại cảng này. Theo các hiệp ước thương mại ký với Xiêm, Bồ Đào Nha được phép buôn bán ở kinh đô Ayutthaya, Mergui và Tenasserim trên vịnh Belgan, Pattani và Nakon Srit’ammarat trên bờ biển phía tây của bán đảo Mã Lai. Cả Ayutthaya và Pattani đều đã có buôn bán đáng kể với Trung Quốc và các cơ quan thương mại của người Bồ ở hai nơi đó đều làm ăn rất phát đạt. Các hải cảng Xiêm cũng là những địa điểm rất thuận lợi để tàu bè Bồ Đào Nha đi Trung Quốc có thể trú ẩn trong thời kỳ gió mùa đông bắc làm cho việc đi lại trên biển Đông gặp khó khăn. [4, 387]

Thực ra ngay từ đầu, Patani chứ không phải Ayutthaya đã thu hút được sự chú ý của thương nhân Anh ở Đông Nam Á hải đảo. Pattani là cảng hạt tiêu, vào đầu thế kỷ XVII đã đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng [30, 241]. Đầu thế kỷ XVII, Pattani là một cảng thị lý tưởng để tiến hành buôn bán, trao đổi thương mại. Thương nhân Anh, thường xuyên ghé vào Patani bằng các tàu đến từ Surat, Goa, Coromandel, hay các thuyền mành từ Trung Quốc, Nhật Bản. Một trong những người Anh tiên phong tìm kiếm con đường đến Pattani là John Davis nhưng không may ông này bị cướp biển Nhật Bản giết chết vào tháng 5 năm 1605.

Sự trù phú, giàu có của Patani đã được thương nhân Anh tên là

Mandelslo miêu tả như sau: Patani là nơi cung cấp đầy đủ lương thực “các cư

dân ở đây có một số trái cây “moneth”, gà mái đẻ hai lần mỗi ngày, đất nước này có thừa các thứ cung cấp cho dạ dày như gạo, thịt bò, dê, ngan, ngỗng, vịt, gà mái, gà trống thiến, con công, hươu, nai, thỏ, rừng, chim, đặc biệt là trái cây, có trên 100 loại khác nhau” [29, 44]. Dù những ghi chép trên có

56

phần hơi phóng đại, xong nó cũng phản ánh phần nào thực tế về sự giàu có của Patani. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, Pattani lúc đó còn thu hút sự có mặt của các thương nhân châu Á khác. Hàng hóa Trung Quốc cũng đã được mang đến Pattani, nơi có số lượng đáng kể cộng đồng người Hoa định cư. Quốc vương của Pattani, cũng giống như một vài nhà cai trị người Malay khác (đặc biệt là vua Kedah), đã trở thành chư hầu của Xiêm. Mọi mối liên hệ với Patani sẽ tạo điều kiện dẫn đến sự hiểu biết đầy đủ hơn về vương quốc Xiêm. Một thương nhân Anh rất nổi tiếng là John Davis, trở thành người đầu tiên có liên hệ chính thức với Patani sau khi vị thương nhân này giết chết một kẻ cướp biển người Nhật viên vào tháng 9 năm1605 [29, 43-44]. Cũng trong năm này, Công ty Đông Ấn Hà Lan cũng chính thức thành lập thương điếm của mình ở Pattani. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa người Anh và Hà Lan càng gia tăng mạnh mẽ hơn bởi sự quan tâm của họ đối với cả hai thương quán ở Patani và Ayutthaya.

Khi thuyển trưởng William Keeling ghé thăm Bantam năm 1608, ông ta cũng đã gặp phái bộ ngoại giao được vua Xiêm phái đến. Hai bên đã có những trao đổi cởi mở đầu tiên. Sau đó William Kelling đã quay trở lại Anh vào ngày 10/5/1610 và báo cáo lên hội đồng Đông Ấn của Công ty. Nhưng có thể từ hai năm trước họ đã chú ý đến Xiêm bởi sự có mặt của viên đại sứ Xiêm trong lâu đài của hoàng tử Maurice thống đốc của United provinces ở Hooland và Zealand.

Một phần của tài liệu Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII (Trang 50)