6. Bố cục đề tài
1.3. Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh năm 1600
Trong khi cuộc vận động thành lập Công ty Đông Ấn đang diễn ra mạnh mẽ ở Luân Đôn, tin tức về hạm đội Hà Lan từ phương Đông trở về với một khối lượng khổng lồ hương liệu và các sản vật quý hiếm khiến cho bầu
không khí ở Luân Đôn càng thêm sôi sục. Đặc biệt “Tin tức về chuyến đi biển
của Houtman tới Bantam (1596-1597) đã làm cho dư luận một lần nữa tán thành đi bằng con đường qua mũi Hảo Vọng - sự thâm nhập của Hà Lan vào khu vực này được xem như là mối đe dọa đối với buôn bán ở vùng Đông Địa Trung Hải. Do vậy, vào năm 1599, bốn chiếc tàu của Van Neck trở về Hà Lan không chỉ với hàng hóa phong phú mà trong thời gian kỷ lục, trên thị trường Luân Đôn đã có một cuộc quyên góp tiền lớn để tổ chức một chuyến đi biển nữa tới phương Đông. Năm 1598, việc xuất bản cuốn sách Itineraro của Linshoten bằng tiếng Anh đã cung cấp thông tin tốt nhất về vấn đề buôn bán và hàng hải ở Ấn Độ Dương, gây nên sự quan tâm lớn. Việc này cùng với những thông tin về chuyến đi thành công của Van Neck đã làm cho dư luận dứt khoát ủng hộ việc thành lập một công ty để buôn bán với Đông Ấn qua con đường Mũi Hảo Vọng”. [4, 446]
Tuy nhiên, tại thời điểm này chính quyền của nữ hoàng Elizabeth đang gặp những khó khăn về tài chính, cộng thêm các cuộc nổi dậy của người Ailen và chiến tranh với Tây Ban Nha. Dự án đó đã bị gác lại chờ Nữ hoàng
27
thương lượng với Tây Ban Nha. Nhưng khi những cuộc thương lượng thất bại, Hội đồng Cơ mật đã khuyên những người sáng lập Công ty hãy tiến hành dự án và đảm bảo rằng nếu họ đệ đơn thì sẽ được chấp nhận. Vì vậy, mùa thu năm 1600, với sự hậu thuẫn của thị trưởng thành phố Luân Đôn, đội ngũ thương nhân có thế lực đã nộp đơn thỉnh nguyện Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập Công ty buôn bán với phương Đông nhằm cạnh tranh với người Hà Lan và bảo vệ quyền lợi hải thương của dân tộc Anh. Vào thời điểm đó, Hoàng gia Anh cũng đang gặp phải những khó khăn về kinh tế, tài chính, cộng thêm các cuộc nổi dậy của người Ailen và chiến tranh với Tây Ban Nha, khiến cho quá trình đàm phán diễn ra tương đối thuận lợi. Ngày 31 tháng 12 năm 1600, Nữ hoàng Elizabeth và các bộ trưởng đã ban bố việc thành lập
“Công ty của các thương nhân Luân Đôn buôn bán với miền Đông Ấn” (The
Company of Merchants of London, Trading into the East Indies), gọi tắt là Công ty Đông Ấn.1
Tàu của Công ty Đông Ấn Anh thế kỷ XVII
Theo quy định của Nữ hoàng, Công ty bao gồm một thống đốc và 24 ủy ban, được bổ nhiệm để tổ chức chuyến đi buôn bán sang Đông Ấn và được
1
H. Stevens (ed.), The Dawn of British Trade to the East Indies as Recorded in the Court Minutes of
the East India Company, 1599-1603, London, 1886, p. 8. Về những khó khăn về kinh tế của nước
Anh vào thời điểm đó, xin xem thêm từ: Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận
28
trao độc quyền buôn bán trong khu vực giữa Mũi Hảo Vọng và eo Magellan trong thời gian 15 năm. Trong chuyến đi biển đầu tiên công ty huy động được số vốn 68.000 bảng Anh. Người ta đặt mua 4 chiếc tàu với giá 41.000 bảng, dành 6.800 bảng mua hàng hóa để bán, mang theo 21.742 bảng bằng đồng xu “tám rial” để mua hàng hóa đem về nước Anh. Lancaster được giao nhiệm vụ phụ trách chuyến đi này, cùng với John Davis là hoa tiêu chính.
So với những công ty được thành lập trước đó như Công ty Muscovy
và Levant, Công ty Đông Ấn nhận được những đặc quyền nổi bật: Thứ nhất,
văn bản của Nữ hoàng khẳng định Công ty Đông Ấn là một thể chế kinh doanh thương mại, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh và tìm kiếm lợi
nhuận chứ không vướng bận vào các sứ mệnh chinh phạt và thuộc địa. Thứ
hai, hình thức góp vốn của Công ty dựa trên mô hình cổ phần,1 thay vì những phương thức huy động vốn mang tính cá nhân điển hình của thời trung đại.
Thứ ba, Công ty được đặc cách chuyển bạc nén và kim loại quý sang phương
Đông để trao đổi lấy thương phẩm - điều bị cấm nghiêm ngặt trong các dự
luật đã tồn tại ở Anh cho đến thời điểm đó. Thứ tư, tổ chức của Công ty được
quy định bởi văn bản pháp quy, được điều hành bởi một vị Toàn quyền và một vị Phó Toàn quyền cùng với một Hội đồng gồm các nhà đầu tư. Hội đồng có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm Toàn quyền trong trường hợp cần thiết. Cuối cùng, Công ty được công nhận là doanh nghiệp độc quyền trong buôn bán với phương Đông. Rõ ràng là, những chính sách mang tính ủng hộ của Hoàng gia đối với Công ty Đông Ấn Anh đã khiến các nhà đầu tư phấn chấn và có niềm tin vững chắc vào thành công của Công ty trong một tương lai gần. Vì vậy, khi tổ chức chuyến đi đầu tiên sang phương Đông, Công ty đã dễ dàng thu hút được số vốn đầu tư lên đến 70.000 bảng - một con số không nhỏ đối với một thị trường tài chính chưa thực sự phát triển như Luân Đôn ở thời điểm đầu thế kỷ XVII. [56, 20-22]
1
Theo các nghiên cứu, hình thức cổ phần (joint-stock) của Công ty Đông Ấn Anh được xác định ngay từ khi thành lập nhưng phải từ năm 1657, Công ty mới thực sự mang bản chất của một đơn vị cổ phần với việc các nhà đầu tư cam kết góp vốn lâu dài thay vì đầu tư cho 1 chuyến đi nhất định.
29