CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI "TAM GIÁO" II 1 Nho giáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức (Trang 27)

II. 1. Nho giáo

* Chính sách khuyến khích Nho học:

Các vua Nguyễn chủ trương phát triển Nho học:

Gia Long năm thứ 13 chỉ thị cho triều thần: "Học hiệu là nơi chứa nhân tài, phải giáo dục có căn bản thì mới có thể thành tài, trẫm muốn bắt chước người xưa, đặt nhà học để nuôi học trò ngõ hầu văn phong dấy lên, hiền tài đều nổi, để cho nhà nước dùng..." [26, 62]

Minh Mệnh năm thứ 8, trong khi bàn với đình thần Lương Tiến Tường, nhà vua nói rằng: "Trẫm từ khi thân chinh đến nay chưa lúc nào không lấy việc đào tạo nhân tài làm ưu tiên...". Minh Mệnh lại dụ bộ Lại rằng: "Đạo trị nước tất phải lấy việc gây dựng nhân tài làm ưu tiên..."[26, 62]

Thiệu Trị sau khi lên ngôi nói với đình thần rằng: "Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình"...

Để đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học, ngay sau khi lên ngôi, năm 1803, Gia Long cho lập nhà Quốc học ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1826, nhà Quốc học đổi tên thành Quốc Tử giám và tiếp tục được mở rộng. Minh Mệnh cho dựng thêm một giảng đường, hai học xá, cấp lương bổng cho các giám sinh. Trong hệ thống triều chính có thêm các chức quan coi sóc việc học và thi. Các định lệ về học và thi cũng dần được hoàn chỉnh. Gia Long còn quy định về nội dung học tập cho các lứa tuổi. Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức thường đích thân ra đề thi và chấm bài các kỳ thi Đình hoặc khảo hạch các nhà khoa bảng... Việc in ấn và cấp phát sách vở cho các trường trong kinh, ngoài tỉnh đều được triều đình tiến hành thường xuyên... Nằm trong chủ trương khuyến khích Nho học của triều Nguyễn, thời kỳ này tình hình giáo dục - khoa cử nhìn chung là phát triển, giáo dục được phổ cập xuống tận cấp làng, xã, việc tổ chức các khoa thi diễn ra tương đối đều đặn... [93]

Để khuyến khích nền giáo dục Nho học triều Nguyễn đặc biệt coi trọng việc thờ cúng Khổng tử và thiết lập hệ thống văn miếu, văn từ, văn chỉ từ trung ương đến địa phương.

Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long cho dựng văn miếu có quy mô lớn tại kinh đô Huế, với tư cách là văn miếu chính thức của cả nước, đến năm 1808 thì hoàn tất.

Tiếp theo, Gia Long cho xây dựng và khôi phục hệ thống văn miếu ở các dinh, trấn, thành. Các dinh trấn đều lập nhà Văn Miếu, mỗi miếu đặt 2 người điển hiệu, lễ sinh và miếu phu đều 30 người [65, 49]. Lại sai bộ Lễ bàn định quy thức Văn Miếu ở các thành, dinh, trấn...[65, 373]

Văn miếu cũ tại Thăng Long, do nhà Lê xây dựng trở thành văn miếu địa phương. Trên cơ sở lấy các điển lễ tại văn miếu Huế làm chuẩn mực, tại đây, Gia Long bãi bỏ việc thờ tự các bậc Nho gia của nước ta như Sĩ Nhiếp, Chu Văn An, vì đã có đền thờ do dân sở tại coi giữ. Về sau, vua Minh Mệnh lại đưa Sĩ Nhiếp và Chu An vào phối thờ ở Văn miếu [66, 8].

Hệ thống thờ tự tại Văn miếu kinh đô gồm có Tiên sư - Khổng tử và toàn là các gương mặt Nho gia Trung Quốc. Theo tục cũ, tượng thờ Khổng tử đặt hiệu là Văn tuyên vương, Gia Long cho rằng tước vương tuy quí nhưng không hợp với nghĩa thầy, thần tượng tuy cổ nhưng gần như khinh lờn... Lệnh cho thay việc thờ thần tượng trong văn miếu bằng bài vị.

Dưới triều Minh Mệnh, các nghi chế, điển lễ thờ cúng tại Văn miếu tiếp tục được chấn chỉnh. Năm Minh Mệnh năm thứ 18 (1837), nhà vua cùng bộ Lễ đã định lại nghi lễ ở các Văn miếu trung ương và địa phương [72, 266].

Như vậy, khuyến khích Nho học, xây dựng hệ thống văn miếu, đặt điển lễ thờ cúng Khổng tử... chính là những việc làm cụ thể để triều Nguyễn độc tôn Nho giáo. Kết quả của quá trình này là sự chấn hưng của nền giáo dục Nho học, một hệ thống văn miếu từ trung ương đến địa phương được hình thành trong cả nước, văn miếu chính có quy mô lớn được dựng tại kinh đô Huế, ngoài ra các trấn, dinh, thành đều có văn miếu riêng, theo đó việc thờ cúng Khổng tử thực sự đi vào quy củ.

* Quy định việc thờ cúng theo học thuyết Nho giáo:

+ Thờ cúng Trời Đất, bách thần:

Tế tự dưới triều Nguyễn được tiến hành dựa trên cơ sở các quy định trong sách Lễ. Sách Lễ kí thiên khúc lễ hạ nói về việc tế tự như sau: Thiên tử tế Trời Đất, tế bốn phương, tế núi sông, tế ngũ tự ; chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự ; quan đại thần tế ngũ tự ; kẻ sĩ tế tổ tiên [13]. Theo đó thì cấp quốc

gia thờ Trời Đất, bách thần ; Cấp làng xã thờ thành hoàng làng ; Xã dân thờ tổ tiên ông bà cha mẹ mình.

Cấp nhà nước:

Tế tự Trời Đất là nghĩa vụ quan trọng bậc nhất của nhà vua. Thờ cúng

Trời Đất có liên quan đến thuyết Thiên mệnh, vì vua là Thiên tử (tức con

trời), vua lĩnh mệnh trời trị dân, nên "Đức của Vua không có gì to bằng kính Trời". Đề cao việc thờ Trời Đất, nhà Nguyễn muốn khẳng định vị trí tối cao của nhà vua về mặt thần quyền cũng như thế quyền. Vua đứng đầu nhà nước và là chúa của trăm thần là điều các vua Nguyễn thường nói tới.

Theo Luật Gia Long, tế Trời Đất được xếp vào hàng Lễ lớn, lễ này chỉ có vua mới có quyền được cúng tế, còn trong xã dân thì nghiêm cấm:

"Lễ tế lớn là Trời Đất, Đại xã, Thái tắc cũng là Miếu Hưởng Tế... bực Trung như tế ngày tháng, gió, mưa, sấm sét, mây... Tiểu tế là thần tiên sư trải các đời vua..." [90, 409]

"Việc cúng tế ở tư gia chỉ được cúng từ tổ tiên và 5 tế khác thôi. Nếu cúng tế Thiên Thần thì là chuyện vượt khỏi phạm vi, mà vượt khỏi phạm vi thì đưa đến khinh lờn. Cho nên phạt 80 trượng, phụ nữ mà không biết việc ấy là bởi gia trưởng" [90, 412]

Dưới triều Gia Long, thời kỳ thiết lập vương triều, mỗi khi có việc lớn như đổi niên hiệu, đặt tên nước, tuyên cáo võ công, lên ngôi hoàng đế... nhà vua đều cẩn trọng lập đàn tế Trời Đất, cáo Tôn miếu.

Khi đã ở ngôi vị, trong khi bàn về việc tế lế đầu năm, Gia Long đề cao việc tế Trời Đất và cho rằng: Tế chay (của đạo Phật) là rất vô vị, tế Trời mới là lễ lớn, sau đó truyền cho bộ Lễ bãi bỏ lệ tế chay vào dịp đầu năm, thay vào đó là tế Trời Đất [65, 102].

Đàn Nam Giao và Xã Tắc là nơi để nhà vua làm lễ tế Trời Đất. Năm Gia Long thứ 5 (1806), nhà vua cho dựng đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, mọi chi tiết về quy mô, kích thước, hình dáng, cấu trúc cho đến hệ thống thần linh đều theo đúng sách Lễ. Lại quy định đồ thờ, phép thờ tự và ngày tế hàng năm (trước đó chỉ khi có việc đại sự thì lập đàn tế Trời Đất). Từ đó thành lệ, mùa xuân nhà vua đích thân cử hành tế lễ Trời Đất ở đàn Nam Giao [65, 265, 266]. Ngoài việc dập khuôn các quy định, điển lễ tế tự trong sách Lễ, nét mới trong tế Trời Đất của triều Nguyễn đó là việc các vua Nguyễn nối tiếp nhau đưa các vị tổ tiên, liệt thánh dòng họ Nguyễn lên phối hưởng cùng với Trời Đất. Để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, song thực chất nó là cách để các vua Nguyễn thần thánh hoá ngôi vua và nguồn gốc của triều đại mình.

Đầu tiên, vua Gia Long đưa tổ tiên mình lên phối hưởng tế tự cùng với tế Trời: Ngày Tân mão, tế Trời Đất ở đàn Nam Giao. Rước Thái tổ Gia Dụ hoàng đế (Nguyễn Hoàng) lên phối hưởng. [65, 325]

Kế đến, vua Minh Mệnh rước Gia Long lên phối tự với Trời:

Dụ rằng: "Lễ rước lên phối tự ở đàn Nam Giao là để truy tôn tổ tiên cao sánh với Trời... Trẫm từ khi nối ngôi đến nay, kính nhớ tổ tiên, tưởng như giáng lâm sáng tỏ ở trên, nên càng nghĩ làm cho lừng lẫy nghiệp lớn để tỏ lòng hiếu kính. Hiếu kinh nói rằng: "Tôn kính cha không gì bằng đem phối với trời". Vậy thì chỉ có tế Giao lễ lớn, kính rước phối lên mới có thể nêu được đức thịnh, tỏ rõ đạo hiếu về sau... nay chuẩn y lời tâu bàn của bộ Lễ, mùa xuân sang năm làm lễ Nam giao, kính rước Thế tổ Cao Hoàng đế phối tự. Việc này chép thành hội điển truyền lại vô cùng, để tỏ rõ tấm lòng hiếu nối dõi của trẫm và đưa nước nhà đến cõi phúc lâu dài. Còn đồ thờ và lễ vật do hữu ty kính cẩn sắm sửa [67, 241-243].

Theo định lệ, nhà vua tế Trời Đất vào hai dịp lễ lớn trong năm là trọng xuân và trọng thu. Ngoài ra, triều đình còn tế Trời Đất vào các dịp cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu... Tục này có liên quan đến thuyết Thiên nhân tương cảm. Theo thuyết này thì quan hệ giữa trời và người là quan hệ

giữa tổ tiên và con cháu ; Chính quyền của vua là do Trời ban, Trời phù hộ cho người ấy và coi như con, nên gọi là Thiên Tử, con Trời. Nhà vua chịu mệnh với Trời và Trời kiểm soát việc cai trị của nhà vua. Cho nên vua làm điều gì sai sót, hại dân, thì Trời nhắc nhở bằng điềm lạ (gọi là dị) như sao chổi mọc, động đất... Nếu vua quan không biết lỗi tự sửa chữa thì Trời sẽ giáng hoạ (gọi là tai), như dịch lệ, hạn, lụt để răn, nếu biết lỗi tự sửa chữa thì Trời nhân ái tất sẽ buông tha cho.

Theo sử sách ghi lại thì việc tổ chức các hoạt động tế lễ Trời Đất của triều Nguyễn diễn ra khá thường xuyên, để trọn cái đạo "Kính trời yêu dân" của một vị "Thiên tử":

Trong Đại Nam Thực lục Chính biên có ghi: khoảng Gia Long năm thứ 11 (1812) thấy trời lâu không mưa, vua lấy làm lo, sai hoãn một năm thu thuế, lệnh cho các nha hỏi tù giam và xét xem có oan uổng gì không. Sau đó vua lại xuống chiếu cầu lời nói thẳng, cho rằng: "...Trời chưa hồi, thần nắng chưa lui, ấy là hoặc vì chính giáo còn nhiều tì vết, ân trạch còn chưa khơi, lợi chưa đầy hết, hại chưa từ xong" [26, 62].

Minh Mệnh lên ngôi thì mấy năm liền xảy ra đại hạn và ôn dịch. Vua băn khoăn nói với đình thần: "Trẫm từ khi lên ngôi náu náu nơm nớp lo sợ chưa hợp ý Trời. Nay đại hạn và ôn dịch xảy đến, có lẽ Trời răn ta bất đức chăng?". Nhân đó, nhà vua ra sức cúng tế Trời Đất, chấn chỉnh bản thân và hàng ngũ văn võ bá quan trong triều thần [26, 62].

Ngay sau khi Tự Đức mới lên ngôi, ở kinh sư có đại hạn mà đình thần cầu đảo mãi không được mưa. Các quan đại thần bèn dâng sớ chịu tội với nhà vua: " Nay bọn tôi nắm giữ then chốt chính trị, người giữ việc cất nhắc thì không hay chọn lọc cho quan trường được trong sạch, chưa phân biệt đường lợi trạch, chưa trừ hết bọn đục khoét, quỷ thần hưởng ở lòng thành mà người coi việc tế lễ của nhà nước không hay giữ hết lòng kính... Cúi mong Hoàng thượng chuẩn cho đem chúng tôi ra hỏi hạch về tội không làm tròn chức vụ ngõ hầu hồi lại lòng Trời Đất, cho sớm được mưa để thoả lòng mong muốn của dân"[26, 62].

Tục tế tự Trời Đất đặc biệt có ý nghĩa đối với vương triều Nguyễn. Triều Nguyễn nhờ vào các thế lực bên ngoài trong cuộc tranh giành quyền lực đã tiêu diệt chính quyền Tây Sơn. Đây vốn là một phong trào nông dân được đông đảo quần chúng hưởng ứng, vì vậy, khi triều Nguyễn lên nắm quyền đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía dân chúng. Triều Nguyễn chú trọng thờ cúng Trời Đất không phải là điều ngẫu nhiên. Tục này tôn thờ vai trò Thiên tử và Mệnh trời, qua đó triều Nguyễn muốn khẳng định với dân chúng việc lên nắm quyền của triều Nguyễn là theo ý trời, mệnh trời. Các vua Nguyễn không ít lần viện tới mệnh trời để khẳng định ngôi vị thống trị của vương triều mình. Minh Mệnh có lần nói với triều thần rằng: "Nhà nước trung hưng ta, đâu bởi mưu người cùng giúp, song mệnh trời đã cho thần thánh giúp đỡ, như việc trâu đưa sang sông, giữa biển nước ngọt, nếu không phải thần thánh giúp đỡ là gì?"

Ngoài ra, tư tưởng Mệnh trời kêu gọi sự an phận trong các tầng lớp

nhân dân, buộc họ phải cam chịu theo ý trời, thừa nhận sự thống trị của vương triều Nguyễn. Như vậy là triều Nguyễn đã mượn tay ông trời để củng cố địa vị thống trị và trấn áp phong trào chống đối lúc này đang diễn ra mạnh mẽ trong nhân dân.

Nước ta là xứ nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng mưa thất thường là cơ sở để thuyết Thiên Nhân tương cảm tồn tại và phát triển

trong đời sống nhân dân. Việc thờ Trời Đất và Thiên nhân tương cảm nghe thì có vẻ vô lý nhưng vẫn nhận được sự cổ vũ của triều đình, bởi vì nó rất có lợi cho chế độ quân chủ chuyên chế. Thứ nhất, nó tiếp tục khẳng định vị trí Thiên Tử - ngôi vua; Thứ hai, nó trói buộc con người mệnh trời, kêu gọi sự an phận và thủ tiêu ý chí đấu tranh trong dân chúng; Thứ ba: đổ lỗi cho Trời là một cách chốn tránh trách nhiệm tốt nhất, khi chính quyền quân chủ chuyên chế đã trở nên thủ cựu và lạc hậu không đủ khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội do thực tế lịch sử đặt ra.

Thứ đến là thờ cúng bách thần, Hoàng Việt Luật lệ quy định:

"Hễ các thần quan trấn Xã tắc, núi, sông, gió, mây, sấm, mưa, thánh đế, minh vương trong nước đời trước và Trung thần liệt sĩ đã có ghi trong điển tự thì phải cúng tế đúng mức...[90, 410-411]

Triều Nguyễn chú tâm tới việc thờ thần từ rất sớm. Năm 1802, trong lần đầu tiên ra Bắc, vua Gia Long đến yết miếu Lê Thái Tổ, sai bộ Lễ đặt đàn tế các thần núi sông.

Nước ta có bờ biển dài, ngoài vị trí có tính chiến lược của con đường giao thông trên biển, đây còn là nơi tập trung nhiều cư dân sinh sống. Việc thờ thần của cư dân các tỉnh ven biển rất được các vua Nguyễn quan tâm, dựa theo tục cũ, triều đình ra định lệ việc thờ thần gió tại cửa biển vào dịp đầu năm:

Năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà vua cho lập miếu thờ Long Hải Long vương và thần Hà Bá ở Thuận An. Năm Gia Long thứ 4 (1805), lại cho lập đàn cầu thần gió ở các cửa biển.

Bộ Lễ tâu nói: "Bờ biển nước ta dài suốt, vận chở đường thuỷ rất tiện: Cửa Eo ở Quảng Đức, cửa An Việt ở Quảng Trị, cửa Nhật Lệ ở Quảng Bình, cửa Đại Chiêm ở Quảng Nam, cửa Cổ Luỹ ở Quảng Ngãi, cửa Thi Nại ở Bình Định, cửa Đà Diễn ở Phú Yên, cửa Cù Huân ở Bình Hoà, cửa Phan Rí ở Bình Thuận, cửa Cần Giờ ở Gia Định, cửa Hội Thống ở Nghệ An, cửa Thu Vi (tức cửa Trào) ở Thanh Hoá, cửa Hải Liêu ở Sơn Nam hạ, cửa Nam triệu ở Hải Dương, cửa Hoa Phong ở Yên Quảng, đều là những cửa biển lớn, thuyền ghe công tư đi lại đều phải qua đó. Xin từ nay các quan địa phương mỗi năm cứ đến tháng mạnh xuân (tháng giêng) đều bày đàn tế ở các nơi ấy để cầu gió thuận". Vua y lời tâu. [65, 239-240]

Bắc Hà là đất cũ của nhà Lê, do bị phân cách lâu với phương Nam trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nên sự sai lệch về tư tưởng là không thể tránh khỏi. Trong việc thờ tự, nhà Nguyễn đã có rất nhiều cố gắng để thu phục nhân tâm trên đất Bắc Hà. Các vua Gia Long và Minh Mệnh trong mỗi chuyến Bắc tuần đều rất cẩn trọng trong việc tế tự những vị thần lớn ở những nơi nhà vua đi qua.

Cho tế Núi Sông toàn hạt Quảng Đức, thần núi Triệu Tường ở Thanh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)