C- MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 1 Vị trí đặc điểm chính sách tôn giáo dƣới triều Nguyễn:
5. Chính sách tôn giáo của triều Nguyễn giai đoạn 180 2 1883, trên phƣơng diện luật pháp tôn giáo: tính thời đại và các vấn đề đặt ra.
phƣơng diện luật pháp tôn giáo: tính thời đại và các vấn đề đặt ra.
Cuối thể kỷ XVII - đầu XVIII, trong phong trào Cách mạng Tư sản ở các nước Tây Âu, cùng với việc khẳng định vai trò của giai cấp tư sản đang lên, các quyền con người, quyền tự do công dân, trong đó vấn đề quyền tự do
tôn giáo cũng được khẳng định. Khởi đầu là cuộc Cách mạng Tư sản Pháp
(1789) với bản Tuyên ngôn nhân quyền ; Các quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... cũng được khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ (1776). Tại các nước này, mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo bước đầu được thể chế bằng luật pháp. Trong đó, về cơ bản đều hướng tới 3 nguyên tắc chung: tách Giáo hội ra khỏi Nhà nước, tách nhà trường - hệ thống giáo dục ra khỏi giáo dục nhà thờ, coi tôn giáo là việc riêng của mỗi người. Cho đến cuối thế kỷ XIX - đầu XX, với bộ Luật Phân ly của
(1848)... thì các vấn đề tự do tôn giáo, tự do đổi đạo và nhà nước bảo vệ tôn giáo bằng luật pháp đã được giải quyết.
Trong khi đó, ở Việt Nam và phương Đông nói chung những điều này chưa hề được biết đến.
Đầu thế kỷ XIX, ở Việt Nam, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong dân chúng đang ngày một phong phú. Nhưng triều Nguyễn vẫn tiếp tục truyền thống đứng trên tôn giáo của các nhà nước phong kiến phương Đông. Trong hệ thống luật pháp, luật pháp tôn giáo gần như là chưa có, chưa nói đến việc đảm bảo các quyền bình đẳng, tự do tôn giáo... Trong bộ Luật Gia Long, phần
Luật Lễ, trong mục Tế tự chỉ có vẻn vẹn 6 điều quy định về tôn giáo. Trong
đó, toát lên tinh thần độc tôn Nho giáo. Cùng với việc coi Nho giáo là quốc giáo, triều Nguyễn có thái độ ngăn cấm các thứ đạo khác, thậm chí còn xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (đặc biệt trong chính sách đối với Công giáo).
Những thiếu sót trong luật pháp tôn giáo triều Nguyễn đã góp phần đưa xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn về mọi mặt, kinh tế, chính trị, xã hội, xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa mang màu sắc tôn giáo. Trong đó phải nói tới thái độ thiếu bình đẳng, phân biệt đối xử của triều Nguyễn đối với
Công giáo, là nguyên nhân của mâu thuẫn lương - giáo và các cuộc nổi dậy của giáo dân... gây ảnh hưởng xấu cho an ninh xã hội và khối đoàn kết toàn dân.
Nhận thức được tầm quan trọng từ những luận điểm trên, ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng vấn đề tự do tôn giáo và mối quan hệ giữa đoàn kết dân tộc với tôn giáo:
Ngay sau khi Cách Mạng tháng Tám thành công, dưới sự dẫn dắt của Hồ Chủ tịch, Nhà nước ta đã bước đầu thực hiện các quyền bình đẳng và tự
do tôn giáo. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 đã chính
thức khẳng định: "Nhân dân ta có quyền tự do tín ngưỡng".
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, để đối phó với âm mưu lợi tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước ta kiên quyết bảo vệ quyền bình đẳng và tự do tôn giáo, đồng thời trừng trị nghiêm khắc những hành động lợi dụng tôn giáo.
Sau khi hoà bình và thống nhất đất nước, những nhu cầu tín ngưỡng tạm gác lại trong điều kiện chiến tranh nay có điều kiện phát triển. Đảng và Nhà nước ta đứng trước những thử thách mới: vừa phải thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động tôn giáo, vừa phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho nhân dân. Quán triệt tư tưởng của Người, trong Hiến pháp 1992, các văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và gần đây nhất là Nghị định 26/1999/NĐ- CP... tinh thần tự do tôn giáo đã được cụ thể hoá và đi vào đời sống. Trong đó, luôn đảm bảo các nguyên tắc: nhà nước ta là một nhà nước thế tục, mọi
công dân được quyền tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo, tôn giáo được tách ra khỏi nhà nước, nhà thờ được tách ra khỏi nhà trường, tôn giáo và công việc riêng tư... Nó đã thể hiện đầy đủ tính tiến bộ và thời đại trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Trong mọi hoàn cảnh, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng giải quyết vấn
đề tôn giáo trong vấn đề dân tộc để đảm bảo mối quan hệ đoàn kết dân tộc
với tôn giáo: Đó là tinh thần "Dân tộc trên hết", "Tất cả vì chiến thắng" trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc. Trong xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục nêu cao tinh thần "Sống phúc âm trong lòng
dân tộc", "Đạo pháp - dân tộc -CNXH "... Đặc biệt, tại Đại hội Đảng lần thứ
VII khoá IX (2003), quan điểm của Đảng về vấn đề đoàn kết dân tộc và tôn giáo tiếp tục được hoàn thiện. Trên cơ sở xác định: Đồng bào các tôn giáo là
đề ra chính sách nhất quán nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đó là:
Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo... Dưới sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của Đảng và
Nhà nước, cùng với việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, khối đoàn kết dân tộc không ngừng được củng cố và vững mạnh./.