3 Chính sách "Cấm đạo"

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức (Trang 72)

Chính sách "Cấm đạo" có từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh và thời Tây Sơn ở thế kỷ XVII - XVIII. Ngoài những nguyên nhân khác biệt về văn hoá - tín ngưỡng và đạo đức xã hội, sự tranh chấp giữa các giáo sĩ có quốc tịch khác nhau, càng củng cố thêm lý do để các chính quyền phong kiến thi

hành chính sách cấm đạo. Đầu tiên là chúa Trịnh đuổi A. Rhodes năm 1630 ; Năm sau, chúa Nguyễn cũng ban bố đạo luật cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ dòng Đa Minh về Manilla (Phliippin). Thời Tây Sơn ban đầu không cấm đạo, nhưng khi bắt được thư nói rõ có giám mục Bá Đa Lộc bên cạnh Nguyễn Ánh nên đã ra lệnh cấm đạo. Tuy nhiên, thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, để cạnh tranh thế lực quân sự với nhau, cả hai tập đoàn phong kiến thường xuyên có quan hệ mua bán với các tàu buôn phương Tây, dó đó cấm đạo không triệt để. Mặt khác, sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài cũng là điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ lẩn lút khi có lệnh cấm đạo.

III. 3.1. Triều Minh Mệnh:

Thời kỳ cấm đạo dưới triều Nguyễn được bắt đầu từ vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi. Khởi nguồn vụ nổi loạn này có liên quan đến Công giáo. Minh Mệnh từ lâu có mối thâm thù với Lê Văn Duyệt, vì ông là người thân Công giáo dám trực diện bênh vực Công giáo. Sau khi Lê văn Duyệt mất, Minh Mệnh cho quân đến đào xới mộ của Lê Văn Duyệt, ngược đãi người thân họ hàng của ông và tiêu diệt lực lượng Công giáo do ông gây dựng lên. Trong số các thuộc hạ trung thành với Lê Văn Duyệt có Lê Văn Khôi cũng bị bắt. Mục đích của hàng loạt các hành động trên, Minh Mệnh muốn cảnh tỉnh những người đi theo Công giáo, song nó càng làm tăng mối thù oán của giáo dân đối với triều đình. Trả thù cho Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi đã vượt ngục, dương cao ngọn cờ Công giáo để thu hút lực lượng dấy binh, chiếm thành Phiên An. Cuộc khởi nghĩa kéo dài được hai năm từ 1831-1833. Trong số lực lượng của Lê Văn Khôi, phần đông là binh sĩ và giáo dân, đặc biệt sự góp mặt của linh mục Marchand là những lý do đầy đủ để triều đình đàn áp cuộc nổi dậy, đồng thời ban hành chính sách cấm đạo.

Để dập tắt cuộc nổi loạn triều đình đã tiến hành một cuộc tàn sát, nhiều giáo dân, giáo sĩ tham gia cuộc nổi loạn đã phải bỏ mạng trong đó có 1 giáo sĩ người Pháp (Marchand).

Năm 1832, trong lúc quân triều đình đối phó với vụ nổi loạn Lê Văn Khôi, Minh Mệnh dụ cho bộ Hình về việc: giải quyết đạo Công giáo, một mặt kêu gọi giáo hoá đối với giáo dân: "Phải nên một phen khuyên bảo họ biết đường đổi mới để tỏ cái ý trước hãy giáo dục sau mới dùng hình phạt". Mặt khác áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với những người không chịu bỏ đạo: "ai thành thực bước qua cây thập giá thì miễn tội ; nhà thờ nhà giảng huỷ diệt đi, ai cố tình không tuân bị trị tội nặng" [70, 235-236].

Đạo dụ 1832, với việc áp dụng các biện pháp cứng rắn như bắt giáo dân bước qua thập giá để chối đạo, huỷ hết ảnh tượng và kinh thánh, con nhà thờ, nhà giảng thì triệt hạ sung công... về thực chất, Minh Mệnh đã công khai khẳng định chính sách cấm đạo Công giáo.

Trong suốt thời kỳ cấm đạo dưới triều Minh Mệnh, tổng số có 9 chỉ dụ và 2 điều lệ liên quan đến Công giáo. Trong đó, hai đạo dụ gay gắt vào các năm 1832 và 1833 đều là các đạo dụ có liên quan trực tiếp đến vụ nổi loạn Lê Văn Khôi. Có một vài chỉ dụ truy lùng giáo sĩ phương Tây năm 1840. Các chỉ dụ còn lại cho đến lúc cuối đời, Minh Mệnh vẫn kiên trì các biện pháp giáo dục và giác ngộ giáo dân. Dụ năm 1839, có ghi: "Cái đạo dạy dân, tất phải dùng giáo hoá trước dùng hình phạt sau. Nếu chưa dùng giáo hoá mà dùng hình phạt ngay thì chưa nỡ". Để hỗ trợ cho biện pháp lôi kéo giáo dục giáo dân, năm 1834 Minh Mệnh biên soạn "Thập điều giáo huấn". Trong 10 điều, có tới 3 điều nhắc đến đạo Khổng, 7 điều còn lại tập trung vào mục đích ngăn ngừa Công giáo. Tinh thần chung là khuyên răn nhân dân rèn luyện đức tính tốt, lương thiện, tuân thủ phép nước, giữ gìn những phong tục truyền thống...

ngày 1 hay 4 tháng quí (3, 6, 9, 12). Hiện chúng tôi không có những tài liệu cho biết về tác dụng và ảnh hưởng của Thập điều giáo huấn. Song với câu thành ngữ "sang sảng như giảng Thập điều" thì ấn tượng về nó vẫn còn để lại trong nhân dân cho đến ngày nay.

Đối với hàng ngũ giáo sĩ thừa sai và linh mục, Minh Mệnh có biện pháp cứng rắn hơn. Tiếp tục biện pháp kiểm soát và tập trung của thời kỳ trước. Chiểu theo nguyện vọng vì sức khoẻ các giáo sĩ, Minh Mệnh cho phép họ trở về nhiệm sở nhưng với điều kiện là chịu sự giám sát của quan chức địa phương, và phải nghiêm chỉnh chấp hành luật nước có nghĩa là ở yên tại chỗ, không được tự do đi lại truyền đạo, nếu vi phạm sẽ phải chịu tội nặng tới mức tử hình. Đặc biệt sự có mặt của linh mục Marchand trong cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833), khiến triều Minh Mệnh tăng cường giám sát và truy bắt các giáo sĩ phương Tây. Thời kỳ này, nhiều giáo sĩ đã bị xử tử hình hoặc bị chết rũ trong tù: Gagclin (1833), Marchand (1835), Cornay (1837), Jaccard, Borie (1838), Delamotte (1840)... cùng một số giáo sĩ bản xứ [26].

Về đại thể, Minh Mạng đã tỏ ra đúng đắn khi có chính sách nhất quán trong việc giáo dục, giác ngộ giáo dân. Nhưng cũng có một vài điểm hạn chế như việc cưỡng chế dân bỏ đạo cùng với những biện pháp khắc nghiệt vô chính trị đã không đạt được kết quả. Trong đó phải kể đến sai lầm của triều đình trong vụ nổi loạn Lê Văn Khôi, để lại ấn tượng xấu và tình thế khó xử trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, nó trở thành lý do của những cuộc gây hấn của quân Pháp diễn ra khá thường xuyên dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức.

III. 3.2. Triều Thiệu Trị:

Trong những năm đầu ở ngôi, nhà vua vẫn duy trì sắc lệnh cấm đạo thời Minh Mệnh, không ra thêm một chỉ thị bắt đạo mới nào và cũng không

thúc giục các quan lại địa phương bắt đạo. Vì vậy, việc đạo nhìn chung khá yên ổn.

Tình hình này là do: Thứ nhất, Triệu Trị vốn là người nhu hoà, thấy những sắc lệnh về Công giáo của Minh Mệnh đã rõ ràng và đầy đủ, không muốn gây xáo động trong dân chúng, triều đình còn đang bận tâm với tình hình thế sự bên ngoài. Thứ hai, vào những năm 40, hải quân Pháp đã thể hiện rõ ý đồ can thiệp vũ trang để bảo vệ tự do truyền bá đạo Thiên Chúa. Thiệu Trị không muốn vì lý do cấm đạo mà nổ ra cuộc đụng độ vũ trang mà lúc này Việt Nam chưa được chuẩn bị đầy đủ.

Vì vậy, trên thực tế số giáo dân bị nạn dưới thời Thiệu Trị hầu như không có. Đối với giáo sĩ người Pháp, thời kỳ này có Galy, Berneux, Charrier, Miche và Duclos, Thiệu Trị không giết, nhưng xử trảm hậu giam khiến họ

không thể ra ngoài truyền đạo được.

Năm 1843, Favin Léveque đi tàu đến Đà Nẵng đòi thả các giáo sĩ, lúc đầu Thiệu Trị từ chối, sau thấy hải quân Pháp làm dữ nên Thiệu Trị ra lệnh thả tự do cho cả 5 người.

Năm 1844, Giám mục Léfebre bị bắt, tàu chiến Pháp lại đến đòi trả tự do. Sau khi được giao trả, Léfebre trở lại hoạt động bị bắt lần thứ hai, nhưng Thiệu Trị không giết mà chỉ trục xuất cho người dẫn độ sang Singapore.

Năm 1847, 1848 mặc dù các giáo sĩ được thả, nhưng hải quân Pháp vẫn tiếp tục gây hấn, nổ súng vào 5 chiếc tàu chiến của triều đình.

Trước tình hình đó, Thiệu Trị cùng Viện Cơ mật họp bàn biện pháp đối phó. Vua cho rằng: Thuyền Tây Dương đến đây chỉ có hai việc là đòi bỏ cấm đạo và thông thương. Tiếp đó vua hỏi các triều thần: "Thông thương thì được, cấm đạo có thể bỏ được không?" Các quan đều nhất trí cấm đạo [73, 276-

Sau đó, vua xuống dụ cấm đạo. Nhà vua nhắc lại điều luật cấm đạo thời Minh Mệnh và quán triệt việc thi hành điều luật này đối với hàng ngũ quan lại địa phương: Người làm quan phải dùng nhiều phương pháp hiểu thị và kiểm soát luôn luôn... Nếu có đạo trưởng Giatô còn ngấm ngầm ẩn giấu ở địa hạt nào, thì quan sở tại phải thường xuyên kiểm soát... để cho thi hành pháp luật... Nếu còn kẻ phạm pháp, tất bắt tội không tha.[73, 276-277]

Tuy nhiên, những biện pháp này tỏ ra không có hiệu quả. Nhận thức được điều này, Thiệu Trị họp bàn với các sĩ phu lại để tìm cách ngăn ngừa: Tuy pháp luật có nghiêm nhưng ở một vài nơi thôn quê kẻ tiết nhan vẫn ngoan cố giữ đạo... Bọn sĩ các ngươi, có sẵn tài học, thì bày tỏ cái mưu mô, điều trần kinh tế, ta lưu ý xét chọn để dùng [73, 276-277]

Trong thực tế ngày càng nhiều người trong hàng ngũ quan lại đi theo Công giáo, dẫn đến các quy định của triều đình không được thực thi triệt để. Để khắc phục tình trạng này, Thiệu Trị ra sắc dụ riêng để nhắc nhở các quan chức trong kinh ngoài tỉnh: Gần đây như việc Đà Nẵng ở tỉnh Quảng Nam, suất đội Vũ Văn Điền vì Dương di mà ngầm đưa tờ ước thúc làm tiết lộ quân cơ! Lại như nhân phủ Trần Quang Giáo ở tỉnh Sơn Tây ngầm theo tà đạo, không lo làm việc tang mẹ... Không thể để hạng người như thế cứ lớn lên mãi được. Vậy hạ lệnh cho các thượng ty ở trong kinh ngoài tỉnh phải gia tâm kiểm soát những thân biền thuộc dưới quyền, nếu có người nào không gọt bỏ sạch đi được, thì trích ra tham hoặc trị tội để triệt cái rễ xấu

Những phản ứng trên đây của Thiệu Trị, đặc biệt sau vụ bắn phá của tàu Pháp ở Đà Nẵng năm 1847 báo hiệu sự trở lại của một cuộc bắt đạo cứng rắn. Nhưng đến tháng 11 năm 1847 Thiệu Trị qua đời, việc bắt đạo vì thế tạm lắng xuống.

Chính sách Thiên Chúa triều Thiệu Trị chủ yếu là các biện pháp đối xử hoà dịu. Song sự liên kết giữa lực lượng hải quân và các giáo sĩ ngày càng chặt chẽ, những vụ gây hấn bênh vực Công giáo của các tàu Pháp diễn ra khá thường xuyên... đặt ra những thử thách mới, và báo hiệu những phản ứng quyết liệt đối với Công giáo từ phía triều đình.

III. 3. 3. Triều Tự Đức: a) Trước năm 1858:

Trong quãng 10 năm đầu dưới triều Tự Đức (1848-1858), tình hình Công giáo ngày càng phức tạp, những biện pháp từ thời Minh Mệnh tỏ ra kém hiệu quả. Các giáo sĩ tiếp tục lén lút nhập cảng và đi lại truyền đạo, giáo dân không sợ hình phạt, không chịu bỏ đạo, quan lại trong bộ máy cai trị ngày càng có nhiều người theo đạo. Tự Đức lên ngôi trong hoàn cảnh nội bộ triều đình lục đục, với nhiều phe phái chống đối [84, 159-160]. Trong đó phải kể đến vụ đảo chính không thành của Hồng Bảo (năm 1851) có sự giúp sức của lực lượng Thiên chúa. Trước những diễn biến phức tạp tình hình an ninh chính trị và mối nguy hiểm từ phía Công giáo, Tự Đức tăng cường những biện pháp cứng rắn khắc nghiệt đối với Công giáo.

Ngay sau khi lên ngôi, Tự Đức có những chỉ dụ khá gay gắt về vấn đề Công giáo. Để đối phó với các cuộc gây hấn thường xuyên của hải quân Pháp, nhà vua lệnh cho quan lại ở Nam Ngãi và Lương Nhân (là nơi thường xuyên có tàu Tây phương qua lại) cho phép họ tuỳ cơ ứng biến, không nên tự gây ra trước, cũng không nên một chiều co lùi. Đồng thời, tuyệt đối cấm các giáo dân không cho họ đi lại, buôn bán với các tàu phương Tây [73, 385].

Lại chuẩn y các điều luật cấm đạo do đình thần tâu lên: "Phàm những đạo trưởng Tây Dương lén đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể

cho ném xuống sông, xuống biển. Đạo trưởng và giáo dân người Việt nếu tự nguyện bỏ đạo, bước qua thánh giá thì thả ngay. Nếu không đạo trưởng bị xử tử, giáo dân bị tích chữ vào mặt, đuổi về vào sổ dân, nếu biết hối cải, cho phép đến quan tẩy chữ. Những đạo trưởng và tín đồ đang bị bắt giữ cũng theo lệ ấy mà xử” [73, 111]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, ngay sau khi Tự Đức lên ngôi, không khí cấm đạo trong toàn xã hội đã bắt đầu gay gắt. Đặc biệt là sau khi xảy ra vụ đảo chính của Hồng Bảo (năm 1851). Vốn là con cả của Thiệu Trị nhưng không được chỉ định nối ngôi, Hồng Bảo mưu nổi loạn. Lợi dụng chính sách cấm đạo gay gắt của Tự Đức, Hồng Bảo được sự giúp sức của hàng ngũ giáo sĩ kêu gọi giáo dân bằng cách hứa sẽ tha cấm đạo. Âm mưu này bị phát giác, Hoàng Bảo bị bắt giam, nhân đó, Tự Đức ra sắc dụ gay gắt hơn nhằm vào hàng ngũ giáo sĩ:

"...Bắt và liệng xuống sông tất cả các Tây Dương đạo trưởng và các đạo trưởng Việt Nam dù chúng nó có chà đạp hay không chà đạp thập tự giá, phải chặt chúng ra làm hai để cho hết mọi người đều biết sự nghiêm ngặt của luật nước chúng ta... nếu có Tây Dương đạo trưởng lẩn lút vào nước... ai phát giác hoặc bắt đem nộp cho các quan sẽ được thưởng... Những kẻ nào đã oa trữ Tây Dương đạo trưởng, bất luận dấu trong một thời gian vắn hay dài đều phải bị chặt làm hai rồi đem liệng xuống sông... "[40, 288]

Sắc dụ này, và sắc dụ tiếp theo năm 1855 cho thấy triều đình ngày càng cương quyết hơn trong chính sách cấm đạo diệt đạo. Trong sắc dụ, Tự Đức gia hạn cho các quan trong kinh ngoài tỉnh, binh sĩ cùng với dân thường theo đạo sau một thời gian nhất định phải xuất giáo, nếu không sẽ bị "trừng trị theo pháp luật". Tăng cường canh phòng tàu bè nước ngoài, truy bắt giáo sĩ, phá huỷ các nhà thờ và nghiêm cấm mọi các hoạt động Công giáo..." [40, 297]

Tuy nhiên, các biện pháp gay gắt của triều đình ngày càng tỏ ra kém hiệu lực. Thực ra, trước đó (năm 1851), Tự Đức dường như đã nhận ra sự bất lực của chính sách cấm đạo cứng rắn, bắt đầu nghĩ đến một chính sách ôn hoà, cho triệu tập các quan để cùng bàn bạc [104, 301]. Song, những cuộc tấn công liên tiếp của hải quân Pháp ở bên ngoài, cộng với vụ đảo chính của Hồng Bảo cho thấy mối nguy hiểm của Công giáo đã len lỏi vào tận chốn triều chính, khiến Tự Đức càng thêm quyết tâm duy trì chính sách cấm đạo. Song chính sách này lại gây ra nhiều bất lợi cho Tự Đức trong mối quan hệ với người Pháp.

Những cuộc bách hại Công giáo dưới triều Tự Đức, đã được Hội thừa sai Paris báo cáo đầy đủ về nước nhằm thuyết phục chính phủ nhanh chóng dùng vũ lực can thiệp Việt Nam và điều này đã được Napoléon III chấp thuận. Cuối năm 1856, được sự uỷ quyền của Napoléon III, tầu Capricieuse mang quốc thư đề nghị triều đình thương thuyết về vấn đề thông thương và cấm đạo song Tự Đức từ chối không tiếp đón, sai quân triều đình đuổi đi. Bị từ chối, hải quân tàu Capricieuse tức tối gây ra vụ bắn phá ở khu vực Cửa Hàn.

Ngay sau vụ bán phá Cửa Hàn, Tự Đức hạ lệnh bắt giam một số quan lại theo đạo và giáo dân bị nghi là ngầm giao thiệp với tầu ngoại quốc. Trong đó có Thái Bộc Tự Khanh (tòng tam phẩm), Hồ Đình Hy bị xử chém cùng với 29 giáo dân khác, trong đó 17 người không chịu xuất giáo phải chịu án lưu đầy.

Năm 1857, một lần nữa Tự Đức ra sắc dụ bổ xung. Sắc dụ chỉ ra những hoạt động của Công giáo dưới nhiều hình thức nhằm vô hiệu hoá chính sách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức (Trang 72)