Nhà Nguyễn không còn khả năng giữ đƣợc truyền thống tam giáo đồng nguyên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức (Trang 94)

C- MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 1 Vị trí đặc điểm chính sách tôn giáo dƣới triều Nguyễn:

2. Nhà Nguyễn không còn khả năng giữ đƣợc truyền thống tam giáo đồng nguyên.

nguyên.

Truyền thống tam giáo có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Dưới các triều đại Ngô - Đinh - tiền Lê - Lý - Trần - Lê (sơ), Nho giáo tuy đang mạnh dần lên song Phật, Lão không những thịnh trong dân gian mà cả trong giới quý tộc. Dưới triều Lý, vua sáng nghiệp gốc là người nhà chùa, đạo Phật trở thành quốc giáo nhưng không phải vì thế các tôn giáo khác bị tiêu diệt, không có xung đột tôn giáo. Mặt khác, thời Lý - Trần, triều đình còn đứng ra tổ chức các kỳ thi Tam giáo để tuyển chọn tam khôi, các sĩ tử phải nắm được giáo lý của cả ba tôn giáo...

Thời Lê, Nho giáo trở thành độc tôn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Phật, Lão đang chết. Lê Thánh Tông và bộ Luật Hồng Đức tỏ ra có ít nhiều tư tưởng và hành động đối lập với Phật, Lão, nhưng trên thực tế Phật, Lão vẫn tồn tại và có mặt trong mọi hoạt động của đời sống tư tưởng văn hoá trong dân gian cũng như trong giới cầm quyền.

Dưới triều Nguyễn, chế độ phong kiến tiếp tục khủng hoảng trầm trọng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa trong nhân dân. Chính trị xã hội rối loạn thường là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển, nhờ đó Phật, Lão không những bị Nho đẩy lùi mà tiếp tục vươn lên. Chính vì vậy, mới có Điều lệ hương đảng của Gia Long, Thập điều giáo huấn của Minh Mệnh... để đối phó

với Phật, Lão. Trong Luật Gia Long còn gọi Phật, Lão chung là tà đạo, để phân biệt với Nho giáo là chính đạo, và có những hình phạt nghiêm khác đối với các loại hình sinh hoạt của các tôn giáo này.

Các đạo luật này có ảnh hưởng nhất định tới tình hình sinh hoạt Phật, Lão thời kỳ này. Bị luật pháp lên án, và nhà nước ngăn cấm nên Phật, Lão lùi

về làng xã, làm cho thứ tam giáo đồng nguyên trước đây đã mất đi thế cân bằng.

Hàng loạt khó khăn về biên giới, lãnh thổ, cư dân, dân tộc, chính trị, xã hội và phong trào chống đối của dân chúng... cho thấy điều kiện lịch sử không ủng hộ triều Nguyễn. Song bản thân triều Nguyễn cũng không có được sức mạnh để giải quyết các vấn đề trên, nên phải nhờ đến sức mạnh của Nho giáo. Trên thực tế, các vấn đề này phần nào đã được giải quyết, song tính chuyên chế độc đoán của Nho giáo đã phá vỡ mối quan hệ tam giáo đồng nguyên truyền thống.

3. Trong chính sách "Cấm đạo", nhà Nguyễn đã có những lầm lẫn giữa tôn giáo và chính trị, mắc mƣu thực dân, không giải quyết đƣợc vấn đề tôn giáo và chính trị, mắc mƣu thực dân, không giải quyết đƣợc vấn đề đoàn kết dân tộc và tôn giáo, nhất là khi đất nƣớc phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lƣợc.

Công giáo nhẽ ra sẽ nhanh chóng có được chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Vì người Việt vốn có tâm thức tôn giáo hoà đồng và Công giáo cũng tôn xưng một nhân vật thiện như những vị thần của người Việt. Tuy nhiên, với nguyên lý độc thần, phủ nhận mọi thứ tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, cho nên ngay từ đầu, Công giáo đã vấp phải sự phản đối của đa số dân chúng.

Đặc biệt là tính chất phức tạp của Công giáo thời kỳ này. Quá trình phát triển của Công giáo gắn liền với quá trình thực dân hoá. Công giáo đã trở thành cái cớ để tư bản phương Tây lần lượt biến nhiều nước ở châu Á, Phi, Mỹ La tinh trở thành thuộc địa. Ở Việt Nam, khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, người Pháp thay thế người Bồ Đào Nha bắt đầu các hoạt động buôn bán và truyền đạo. Các giáo sĩ Pháp thư từ liên lạc về chính quốc và Công ty Đông Ấn Pháp khá thường xuyên, nhằm cố vấn đường đi nước bước cho người Pháp xâm nhập Việt Nam. Hoạt động của hàng ngũ giáo sĩ trở nên mạnh mẽ

hơn sau khi người Pháp nhảy vào Trung Quốc (1839). Trong suốt hai thập kỷ 40 và 50, giáo sĩ đẩy mạnh các hoạt động câu kết với hải quân Pháp tạo cớ cho người Pháp can thiệp Việt Nam. Tháng 8 năm 1858, với lý do bảo vệ Công giáo, Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam.

Triều Nguyễn biết đến Công giáo đúng vào lúc nó đang gắn chặt với quyền lợi của chủ nghĩa thực dân. Với vốn hiểu biết ít ỏi, triều Nguyễn đã không đủ nhận thức để phân biệt giữa hành động lợi dụng tôn giáo để xâm lược của chủ nghĩa thực dân với bản chất thực của Công giáo. Mặt khác, với bản chất độc tôn Nho giáo, triều Nguyễn sẽ dễ dàng lựa chọn đối pháp đàn áp thứ tôn giáo được xem là nguy hiểm này. Trước nguy cơ mất nước, việc triều

Nguyễn thi hành chính sách "Cấm đạo" là hành động tự vệ đúng lúc và cần thiết. Tuy nhiên, triều Nguyễn đã sai khi xúc phạm đến quyền tín ngưỡng chân chính của giáo dân.

Dưới triều Nguyễn (cho đến trước Điều ước 1862), nhu cầu tôn giáo của các giáo dân không được nhà nước và pháp luật tôn trọng. Giáo dân bị gọi là "Dữu dân", bị phân biệt đối xử v.v.... Trước sự cấm đoán vô lý, một bộ phận giáo dân đã bị các thế lực chính trị lôi kéo vào các hoạt động chống đối. Công giáo dính líu đến chính trị ngày một rõ rệt, thì thái độ của triều Nguyễn đối với Công giáo ngày càng gay gắt. Kể từ khi nổ ra vụ nổi loạn Lê Van Khôi thì triều Nguyễn đã chính thức ban hành chính sách cấm đạo. Cấm đạo mạnh nhất là dưới triều Minh Mệnh và Tự Đức. Trong đó, triều Nguyễn có những hành động cưỡng bức, xua đuổi, tàn sát giáo dân. Đặc biệt là những ngày đầu Pháp xâm chiếm, khi một số giáo dân đi theo Pháp, triều đình Tự Đức đã thi hành chính sách cấm đạo tàn khốc, không phân biệt giáo dân chất phác với những kẻ lầm lạc đi theo địch.

không đủ sức để hiểu rõ âm mưu chính trị này. Nhẽ ra triều đình phải kiên trì biện pháp giáo dục, giác ngộ giáo dân, để họ thấy được mưu đồ chính trị của Pháp, khơi dậy lòng yêu nước vốn có ở họ, kéo họ về với cộng đồng dân tộc. Song ngược lại, các vua Nguyễn cho áp dụng biện pháp cứng rắn, cấm đoán, ngược đãi tàn sát giáo dân, vô tình đã đẩy giáo dân sang bên kia chiến tuyến. Trước chính sách cấm đạo của triều đình, giáo dân đã coi Pháp là "người bảo trợ duy nhất" cho quyền tự do hành đạo, nên họ đã nhanh chóng quay lưng lại với triều đình để đứng về phía người Pháp. Đó chính là động cơ của hàng ngàn giáo dân Bắc kỳ kéo vào Đà Nẵng sau khi nghe tin người Pháp đến (1858). Sau này, các hoạt động quấy rối của Lê Duy Phụng và các đồng đảng gây sức ép buộc triều đình phải ký các Điều ước 1862 và Hiệp ước 1874, đều gắn với quyền lợi của giáo dân, đó là công nhận quyền tự do Công giáo.

Lợi dụng sai lầm của triều Nguyễn trong chính sách Cấm đạo, thực dân đã lôi kéo giáo dân vào các hoạt động chống đối lại triều đình. Kể từ những năm 30 trở đi, liên tiếp nổ ra những cuộc khởi nghĩa mà Công giáo là ngòi nổ. Mâu thuẫn lương - giáo trong xã hội ngày càng sâu sắc làm khối đoàn kết dân tộc bị suy yếu. Thi hành chính sách "Cấm đạo" triều Nguyễn đã mắc mưu lợi dụng tôn giáo, làm cho xã hội Việt Nam suy yếu trước khi tiến hành xâm lược của thực dân Pháp. Đặc biệt, với khẩu hiệu Tự do tôn giáo, chính sách cấm

đạo đã trở thành cái cớ để thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858.

Trong lịch sử dân tộc, yếu tố đoàn kết dân tộc từng làm nên những chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Sang thế kỷ XIX, mặc dù thời đại đã khác, tính chất và diện mạo của kẻ thù cũng đã đổi thay... nhưng do triều Nguyễn chưa đánh giá hết được vai trò và sức mạnh của yếu tố đoàn kết dân tộc. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn là phản ứng tự vệ cần thiết. Tuy nhiên, hành động xua đuổi,

tàn sát giáo dân đã làm cho khối đoàn kết dân tộc bị chia cắt sâu sắc. Mâu thuẫn lương - giáo và phong trào chống đối triều đình của giáo dân đã tiêu diệt sức đề kháng của dân tộc. Sự chống cự yếu ớt của quân đội triều đình và phong trào chống Pháp manh động trong quần chúng nhân dân không đủ sức bảo vệ đất nước. Thất bại của triều Nguyễn trong việc giải quyết vấn đề đoàn kết dân tộc và Công giáo là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng đưa đến hậu quả mất nước hồi thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách tôn giáo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1883 (từ Gia Long đến Tự Đức (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)