Các giải pháp đối với công tác thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 37)

a. Hoàn thiện quy trình về nghiệp vụ bảo lãnh:

Việc hoàn thiện quy trình bảo lãnh là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Để đạt được phương châm “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” thì chi nhánh phải có một quy trình bảo lãnh gọn nhẹ, thuận tiện, nhanh chóng giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Ngân

− Đơn giản hoá thủ tục hồ sơ, giảm bớt thời gian xét duyệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đầy đủ quy trình. Giải quyết những vướng mắc, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo và cấp trên, tránh làm mất thời gian của khách hàng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chi nhánh.

− Tư vấn hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các yêu cầu về dịch vụ bảo lãnh: Tư vấn không chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn quy chế quy định thể lệ chế độ cho khách hàng mà phải cung cấp cho khách hàng lời khuyên những thông tin cân thiết giúp khách hàng kí hợp đồng xây dựng mua bán sao cho chất lượng đảm bảo công nghệ phù hợp bảo đảm tính pháp lí của hợp đồng hoặc tư vấn các vấn đề liên quan nhằm ngăn ngừa hạn chế thấp nhất các rũi ro có thể có. Qua đó, NH có thể đảm bảo cho các khoản bảo lãnh và tạo được uy tín với khách hàng.

− Các hình thức chấp nhận bảo lãnh cũng cần được vận dụng linh hoạt hơn.

− Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh cần được thự hiên thường xuyên hơn. Cán bộ thực hiện bảo lãnh yêu cầu khách hàng phải gửi báo cáo thực hiện hợp đồng đối với người thụ hưởng bảo lãnh định kì và bất thường, đồng thời thường xuyên nhắc nhở khách hàng hoàn thành những nghĩa vụ đã cam kết. Nếu khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng có thể tham gia giúp đỡ khách hàng khắc phục đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng.

− Sau khi hoàn thành tất toán tài khoản món bảo lãnh, chi nhánh cần tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra những hướng giải quyết để áp dụng trong những món bảo lãnh mới.

b. Nâng cao chất lượng thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh:

Thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm những thông tin về khách hàng, về các dự án về người thụ hưởng cùng những thông tin về thị trường môi trường pháp lí và những thông tin khác có liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Chi nhánh có thể khai thác thông tin từ chính khách hàng mình, từ bạn hàng của khách hàng, từ phương tiện thông tin đại chúng hay từ các trung tâm thông tin tín dụng, từ các cơ quan hữu quan… Sau khi thu

thập thông tin chi nhánh cần xác minh thẩm định tính trung thực và độ tin cậy của thông tin, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Cán bộ thực hiện bảo lãnh cần chủ động trong việc thu thập thông tin để có được thông tin chính xác kịp thời đầy đủ nhất.

c. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:

Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chấp nhận rũi ro có một khoản tín dụng bắt buộc nếu khách hàng không hoàn thành những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng gốc và ngân hàng phải trả thay. Do đó, chi nhánh cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh. Cụ thể ngân hàng cần tiến hành công việc sau:

− Thực hiện thu thập và xử lý thông tin: Việc thẩm định cần phải kết hợp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu đảm bảo tính chính xác về thông tin thu nhận được, từ đó phân tích đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.

− Phân tích tình hình tài chính của đơn vị xin bảo lãnh: Định kì thường xuyên 6 tháng một lần cần tiến hành phân tích tinh hình tài chính của đơn vị có quan hệ bảo lãnh với ngân hàng để hiểu rõ về năng lực tài chính của đơn vị tính chất hợp lí của các khoản thu chi, khoản phải trả, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, doanh thu lợi nhuận và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị đó làm cơ sở đưa ra quyết định bảo lãnh đúng đắn.

− Đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh trình độ quản lí của người điều hành. Bởi phương án sản xuất kinh doanh có khả thi có triển vọng tốt sẽ đảm bảo cho nghiệp vụ của ngân hàng chắc chắn được thực thi. Hơn nữa sự thành công hay thất bại của phương án sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ của người quản lí. Đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét kĩ trong khi xét duyệt quyết định bảo lãnh.

d. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quản lí các món bảo lãnh

lãnh với người thụ hưởng bảo lãnh. Do đó việc kiểm tra giám sát và quản lí các khoản bảo lãnh là rất cần thiết. Chi nhánh có thể áp dụng những biện pháp sau:

− Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại chi nhánh. Hoạt động tiền gửi và tiền vay của khách hàng sẽ phản ánh luồng tiền ra vào tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Thông qua giám sát tài khoản của khách hàng, chi nhánh sẽ thấy được những vấn đề tài chính của khách hàng từ đó có hướng giải quyết phù hợp.

− Tăng cường thực hiện kiểm tra giam sát địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ giúp ngân hàng biết được thực trạng sản xuất kinh doanh kịp thời phát hiện những bất ổn trong hoạt động của khách hàng để có hướng giải quyết.

− Đối với những món bảo lãnh có hiệu lực dài chi nhánh cần yêu cầu khách hàng gửi báo cáo tài chính định kì. Thông qua phân tích báo cáo tài chính này, chi nhánh có thể phát hiện những bất ổn trong tài chính ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

− Việc kiểm tra giám sát tài sản đảm bảo phải diễn ra thường xuyên để có thể đề ra những biện phát khắc phục nhanh chóng hoặc có thể thoả thuận với khách hàng về tình trạng tài sản nếu cần thiết.

e. Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh nhằm tối đa hoá nhu cầu của khách hàng:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng về số lượng đa dạng phong phú về loại hình và hình thức chấp nhận. Trong khi đó hiện nay BIDV Chi nhánh Hà Thành, doanh số bảo lãnh chủ yếu trong lĩnh vực xây dưng cơ bản và lắp đặt thiết bị. Các loại bảo lãnh cũng chủ yếu phục vụ cho lĩnh vức này như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước. Trong thời gian tới NHĐT&PT Hà Thành xác định đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh theo hướng sau:

dự án vay vốn nước ngoài chủ động tìm khách hàng đặc biệt chú trọng tập trung vào khách hàng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực XNK và đề xuất yêu cầu uỷ nhiệm lên NHĐT&PT Việt Nam.

− Phát triển bảo lãnh đối ứng − Thực hiện bảo lãnh đại lý

Ngoài ra ngân hàng cần nghiên cứu để triển khai các loại bảo lãnh khác như: bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh dự đầu tư dự án, bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh giao hàng….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 37)