Hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có môi trường hoạt động. Một môi trường thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động đó được tiến hành thuận lợi nhất:
− Tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, ổn định cho các đơn vị kinh tế hoạt động, đây là điều kiện quan trọng để hoạt động NH nói chung và hoạt động NH nói riêng phát triển mạnh mẽ bởi hoạt động NH có liên quan đến tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Điều này còn đặc biệt quan trọng cho một nền kinh tế thị trường mở có sự đan xen của nhiều quan hệ kinh tế phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều của quan hệ kinh tế như hiện nay. Nếu không có một hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp với thông lệ quốc tế thì chúng ta sẽ bị thiệt thòi trong quan hệ đối ngoại, các doanh nghiệp sẽ bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đồng nghĩa với việc NH bị mất đi cơ hội bảo lãnh.
Thực hiện công khai hóa thông tin kinh doanh, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và công bố rộng rãi những thông tin cần thiết, điều này làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh nói riêng và công tác đánh giá năng lực kinh doanh của NH, từ đó thúc đẩy hoạt động bảo lãnh NH phát triển.
Hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động NH nói chung, hoạt động bảo lãnh NH nói riêng đang trở thành xu hướng tất yếu và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do đó, chính phủ nên xem xét đưa ra những chuẩn mực cần thiết, những cơ sở pháp lý tin cậy trong quá trình thực hiện triển khai công nghệ mới.
− Tăng cường mở rộng, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường chứng khoán phát triển là một điều kiện thuận lợi để hoạt động bảo lãnh được tiến. Bởi thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn nhanh chóng và có hiệu quả nhất nên các doanh nghiệp đang ngày càng muốn tiếp cận với nguồn vốn này hơn. Và để tham gia vào thị trường này, DN cần phải được sự bảo lãnh của NH (bảo lãnh phát hành). Nhưng do thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn quá yếu và thiếu hàng hoá nên chưa phát huy tốt chức năng và vai trò của mình. Vì vậy, nhà nước cần xem xét các biện pháp, học tập cách làm của các nước bạn để tìm ra cách đưa thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào quỹ đạo hoạt động, tránh sự phát triển bất ổn định như hiện nay.
Phải coi khu vực ngoài quốc doanh là thực thể hữu cơ của nền kinh tế, là khu vực để thu hút sự tham gia của toàn dân vào xây dựng và phát triển kinh tế dưới hình thức đầu tư thích hợp. Việc hạn chế khu vực này chắc chắn sẽ dẫn đến sút giảm đầu tư và tăng trưởng, làm suy giảm tiềm lực kinh tế trong nước trái với tinh thần phát huy nội lực trong quá trình hội nhập và đổi mới kinh tế thế giới và việc khắc phục nguy cơ lớn là tụt hậu ngày càng kém xa các nước.
Cần quan niệm chức năng quan trọng hàng đầu của Nhà nước đối với nền kinh tế là khuyến khích, hỗ trợ rồi mới quản lý và giám sát để đảm bảo sự phát triển cân bằng, hài hoà, lâu bền gắn tăng trưởng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, chứ không nên làm ngược lại.
− Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp
− Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đáng giá khách hàng, chu trình đầu tư.... một cách thích đáng.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN
− NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
− Nhanh chóng tiến hành cải cách hệ thống NH, cơ cấu lại các NHTM quốc doanh và các NH cổ phần. Củng cố khuôn khổ pháp luật và các quy chế giám sát, tạo sân chơi bình đẳng cho các NH.
− Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động NH: Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng là loại hình đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hoàn thiện môi trường pháp lý. Bước chuyển sang nền kinh tế thị trường của hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đòi hỏi bức bách về hoàn thiện môi trường luật pháp. Thực tế chúng ta đang gặp một số khó khăn:
Hầu hết các chế tài cũ không còn thích hợp với quan hệ kinh tế đã được đổi mới.
Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện để xây dựng các chế tài mới cho phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế.
− Cần xem xét, ban bố các quy định cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các NH nước ngoài nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các NH VN có thể tham gia đồng bảo lãnh với các NH trong khu vực và trên thế giới một cách thuận tiện nhất. Từ đó, các NH VN có thể tham gia bảo lãnh các hợp đồng lớn trong khi khả năng tài chính có hạn, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước.
3.3.3. Kiến nghị với NH ĐT & PT VN
− NH Đầu Tư và Phát Triển VN cần xem xét xu hướng chung trong nhu cầu bảo lãnh để đưa ra các chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung.
− Chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ thực hiện bảo lãnh nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có đạo đức, trình độ chuyên môn giỏi, nắm vững kiến thức, pháp luật, thành thạo ngoại ngữ, tin học để có thể học hỏi, tiếp thu các kiến thức trong và ngoài nước.
Muốn vậy, NH ĐT & PT VN cần tổ chức từ các lớp tập huấn ngắn hạn đến các khóa đào tạo dài hạn. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được đào tạo cả trong và ngoài nước. Tổ chức các buổi tọa đàm, mời các chuyên gia đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn đội ngũ cán bộ nhân viên. Cần có chính sách tiền lương đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút người tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám.
− Quan tâm đúng mức đến đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.
với các hình thức đồng bảo lãnh nhằm tăng năng lực thẩm định, tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ, giảm tỷ lệ rủi ro cho chi nhánh.
− Tổ chức xét phân loại khách hàng; xác định giới hạn bảo lãnh cho từng khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh của Hà Thành, ta có thể thấy sự đi lên đúng hướng của các ngân hàng trong công cuộc đổi mới của đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động bảo lãnh góp phần cung ứng vốn, giúp doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc thiết bị cũng như nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trong quá trình hoạt động, Hà Thành cũng như các NHTM khác đã có rất nhiều thành tựu, nhưng trong quá trình hoạt động cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định về chất lượng hoạt động. Để vững bước đi lên hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà nước đòi hỏi NH phải có những nỗ lực rất lớn trong việc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Mở rộng hoạt động bảo lãnh đã và đang trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của NH, đưa mức độ an toàn của NH tăng lên, giảm rủi ro mà NH có thể gặp phải... Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho ngân hàng phát huy hiệu quả.
Qua chuyên đề này, tôi mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào việc mở rộng hoạt động bảo lãnh để bảo lãnh NH ngày càng phát triển, phục vụ tốt cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tín dụng và dịch vụ ngân hàng trường Học viện ngân hàng 2. Báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam năm
2007-2009
3. Báo cáo tổng kết hoạt động của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành năm 2007-2009
4. Quy chế bảo lãnh Ngân hàng
5. Lê Văn Nguyên:Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng.Tạp chí ngân hàng số 59/2008
6. Tạp chí thị tường tài chính tiền tệ số 145(1/2009)” quy chế nào cho bảo lãnh vay”
7. Điều 361 Bộ luật dân sự nước CHXHCNVN năm 2005
8. Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của thống đốc NH Việt Nam
9. Điều 5 quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về việc quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống
10.Miskin Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
11.Paul R.Krugman-Maurice Obsfeld:Kinh tế học quốc tế (tập 1)Nhà xuất bản Chinh trị quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ... 3
1.1. Khái quát về NHTM ...3
1.1.1. Khái niệm về NHTM ...3
1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM. ... 4
1.2. Những vấn đề chung về bảo lãnh NH. ... 6
1.2.1. Khái niệm hoạt động bảo lãnh NH. ... 6
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh NH. ... 6
1.2.3. Chức năng của hoạt động bảo lãnh. ... 7
1.2.4. Vai trò của hoạt động bão lãnh: ... 9
1.2.5. Phân loại bảo lãnh. ... 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT & PT HÀ THÀNH...14
2.1. Khái quát về chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành. ... 14 2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành ... 14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức: ... 14 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ở Chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành trong những năm gần đây…. ... 16
2.2. Tình hình hoạt động bảo lãnh ở chi nhánh … ... 20
2.2.1. Khái quát chung về hoạt động bảo lãnh tại BIDV: ... 20
2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Hà Thành. ...20
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh ở chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành ... 29
2.3.1. Kết quả: ... 29
2.3.2. Các hạn chế : ... 30
2.3.3. Nguyên nhân: ... 32
3.1. Định hướng hoạt động của NH ĐT & PT Hà Thành ... 34
3.1.1 Định hướng hoạt động của NHĐT&PT Việt Nam ... 34
3.1.2 Mục tiêu chung của toàn chi nhánh ... 35
3.1.3. Định hướng trong hoạt động bảo lãnh. ... 36
3.2. Một số giải pháp mở rộng chất lương hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành ... 37
3.2.1. Các giải pháp đối với công tác thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ... 37
3.2.2. Các giải pháp về nguồn nhân lực của ngân hàng ...41
3.2.3. Các giải pháp phát triển quan hệ khách hàng ...42
3.2.4. Các giải pháp phát triển công nghệ ngân hàng ... 44 3.3. Một số kiến nghị ... 44
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ. ... 44
3.3.2. Kiến nghị với NHNN ... 46 3.3.3. Kiến nghị với NH ĐT&PT VN ... 47
Các từ viết tắt có sử dụng trong bài NH NHTM TCTD DN NHNN TSCĐ VCSH NHTMNN NHTMCP VN NQD CNTT NH ĐT & PT VN CP TNHH : Ngân hàng
: Ngân hàng thương mại : Tổ chức tín dụng : Doanh nghiệp
: Ngân hàng nhà nước : Tài sản cố định : Vốn chủ sở hữu
: Ngân hàng thương mại nhà nước : Ngân hàng thương mại cổ phần : Việt Nam
: Ngoài quốc doanh : Công nghệ thông tin
: NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam : Cổ phần