Mục tiêu chung của toàn chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 35)

− Chi nhánh Hà Thành là một đơn vị thành viên của ngân hàng ĐT & PT VN hoạt động trong lĩnh vực NH thương mại.

− Chi nhánh hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa, cung ứng sản phẩm ngân hàng truyền thống và tiên tiến theo tiêu chuẩn của các NH khu vực.

− Về chính sách và định hướng khách hàng: Chi nhánh Hà Thành là chi nhánh đầu tiên được thành lập cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ

ngân hàng của cá nhân… Các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là các khách hàng truyền thống của phòng giao dịch trung tâm trước kia.

− Về chính sách sản phẩm, dịch vụ: NH ĐT & PT VN xác định chi nhánh Hà Thành là đơn vị điển hình về phát triển và cung ứng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo mô hình của các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay.

Năm 2010 Với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững; lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động: đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lí cho hoạt động và hỗ trợ trong hệ thống: tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn và kiểm soát rủi ro, đồng thời chi nhánh tiếp tục thực hiện nội dung chuyển đổi mô hình tổ chức BIDV theo dự án hỗ trợ kĩ thuật TA2 giai đoạn 2007-2020.

3.1.3Định hướng trong hoat động bảo lãnh:

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ dịch vụ bảo lãnh,với thực tế hoạt động bảo lãnh của NH và nhu cầu bảo lãnh của nền kinh tế. Ngân hàng đã đề ra mục tiêu phấn đấu về dịch vụ bảo lãnh trong thời gian tới như sau:

− Hoàn thiện quy trình bảo lãnh,hoàn thiện chính sách khách hàng từ đó có chính sách phí,mức kí quỹ và tái sản bảo đảm phù hợp.

− Tăng tỉ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu nhập của ngân hàng để cơ cấu lại nguồn thu nhập giữa hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ.

− Mở rộng khối lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo lãnh NH, cụ thể là đáp ứng khối lượng khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới có chọn lọc.

− Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức bảo lãnh. Thực hiện cũng cố nâng cao chất lượng các loại hình bảo lãnh đã có, song song với triển khai phát triển một số loại hình bảo lãnh mới như bão lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh vay vốn nước ngoài…..

− Hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bảo lãnh để nâng cao chất lượng giao dịch.

3.2. Một số giải pháp mở rộng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NH ĐT & PT Hà Thành :

Bảo lãnh và một số hoạt động khác như tư vấn cho thuê két sắt... là

những hoạt động ngoại bảng nên không được phản ánh trên bản tổng kết tài sản của ngân hàng. Mặc dù sự biến động các giao dịch bảo lãnh không làm thay đổi kết cấu con số của bảng tổng kết tài sản nhưng vì bảo lãnh cũng là một hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh nên độ rũi ro của nó cũng tác động mạnh mẽ đến độ an toàn của ngân hàng. Tại điều 5 quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về việc quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong toàn hệ thống thì hệ số chuyển đổi 100% với bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán, 50% với bảo lãnh dự thầu bảo lãnh thực hiên hợp đồng và bảo lãnh khác; hệ số chuyển đổi là 20 % với bảo lãnh giao hàng. Hơn nữa thời gian gần đây ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển phần lớn các ngân hàng đều hướng hoạt động của mình ra ngoài bản cân đối với tốc độ nhanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng, NHĐT&PT Hà Thành luôn có sự quan tâm chú trọng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng mình. Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có những biện phát nhanh chóng, kịp thời để tạo điều kiện cho bão lãnh phát triển đồng thời nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện đúng những định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ bảo lãnh trong năm 2010 và những năm tiếp theo tại NHĐT&PT Hà Thành:

3.2.1 Các giải pháp đối với công tác thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:

a. Hoàn thiện quy trình về nghiệp vụ bảo lãnh:

Việc hoàn thiện quy trình bảo lãnh là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Để đạt được phương châm “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” thì chi nhánh phải có một quy trình bảo lãnh gọn nhẹ, thuận tiện, nhanh chóng giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Ngân

− Đơn giản hoá thủ tục hồ sơ, giảm bớt thời gian xét duyệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đầy đủ quy trình. Giải quyết những vướng mắc, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo và cấp trên, tránh làm mất thời gian của khách hàng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chi nhánh.

− Tư vấn hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các yêu cầu về dịch vụ bảo lãnh: Tư vấn không chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn quy chế quy định thể lệ chế độ cho khách hàng mà phải cung cấp cho khách hàng lời khuyên những thông tin cân thiết giúp khách hàng kí hợp đồng xây dựng mua bán sao cho chất lượng đảm bảo công nghệ phù hợp bảo đảm tính pháp lí của hợp đồng hoặc tư vấn các vấn đề liên quan nhằm ngăn ngừa hạn chế thấp nhất các rũi ro có thể có. Qua đó, NH có thể đảm bảo cho các khoản bảo lãnh và tạo được uy tín với khách hàng.

− Các hình thức chấp nhận bảo lãnh cũng cần được vận dụng linh hoạt hơn.

− Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh cần được thự hiên thường xuyên hơn. Cán bộ thực hiện bảo lãnh yêu cầu khách hàng phải gửi báo cáo thực hiện hợp đồng đối với người thụ hưởng bảo lãnh định kì và bất thường, đồng thời thường xuyên nhắc nhở khách hàng hoàn thành những nghĩa vụ đã cam kết. Nếu khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng có thể tham gia giúp đỡ khách hàng khắc phục đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng.

− Sau khi hoàn thành tất toán tài khoản món bảo lãnh, chi nhánh cần tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra những hướng giải quyết để áp dụng trong những món bảo lãnh mới.

b. Nâng cao chất lượng thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh:

Thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm những thông tin về khách hàng, về các dự án về người thụ hưởng cùng những thông tin về thị trường môi trường pháp lí và những thông tin khác có liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Chi nhánh có thể khai thác thông tin từ chính khách hàng mình, từ bạn hàng của khách hàng, từ phương tiện thông tin đại chúng hay từ các trung tâm thông tin tín dụng, từ các cơ quan hữu quan… Sau khi thu

thập thông tin chi nhánh cần xác minh thẩm định tính trung thực và độ tin cậy của thông tin, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Cán bộ thực hiện bảo lãnh cần chủ động trong việc thu thập thông tin để có được thông tin chính xác kịp thời đầy đủ nhất.

c. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:

Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho khách hàng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chấp nhận rũi ro có một khoản tín dụng bắt buộc nếu khách hàng không hoàn thành những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng gốc và ngân hàng phải trả thay. Do đó, chi nhánh cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh. Cụ thể ngân hàng cần tiến hành công việc sau:

− Thực hiện thu thập và xử lý thông tin: Việc thẩm định cần phải kết hợp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu đảm bảo tính chính xác về thông tin thu nhận được, từ đó phân tích đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.

− Phân tích tình hình tài chính của đơn vị xin bảo lãnh: Định kì thường xuyên 6 tháng một lần cần tiến hành phân tích tinh hình tài chính của đơn vị có quan hệ bảo lãnh với ngân hàng để hiểu rõ về năng lực tài chính của đơn vị tính chất hợp lí của các khoản thu chi, khoản phải trả, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, doanh thu lợi nhuận và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị đó làm cơ sở đưa ra quyết định bảo lãnh đúng đắn.

− Đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh trình độ quản lí của người điều hành. Bởi phương án sản xuất kinh doanh có khả thi có triển vọng tốt sẽ đảm bảo cho nghiệp vụ của ngân hàng chắc chắn được thực thi. Hơn nữa sự thành công hay thất bại của phương án sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ của người quản lí. Đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét kĩ trong khi xét duyệt quyết định bảo lãnh.

d. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quản lí các món bảo lãnh

lãnh với người thụ hưởng bảo lãnh. Do đó việc kiểm tra giám sát và quản lí các khoản bảo lãnh là rất cần thiết. Chi nhánh có thể áp dụng những biện pháp sau:

− Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại chi nhánh. Hoạt động tiền gửi và tiền vay của khách hàng sẽ phản ánh luồng tiền ra vào tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Thông qua giám sát tài khoản của khách hàng, chi nhánh sẽ thấy được những vấn đề tài chính của khách hàng từ đó có hướng giải quyết phù hợp.

− Tăng cường thực hiện kiểm tra giam sát địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ giúp ngân hàng biết được thực trạng sản xuất kinh doanh kịp thời phát hiện những bất ổn trong hoạt động của khách hàng để có hướng giải quyết.

− Đối với những món bảo lãnh có hiệu lực dài chi nhánh cần yêu cầu khách hàng gửi báo cáo tài chính định kì. Thông qua phân tích báo cáo tài chính này, chi nhánh có thể phát hiện những bất ổn trong tài chính ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

− Việc kiểm tra giám sát tài sản đảm bảo phải diễn ra thường xuyên để có thể đề ra những biện phát khắc phục nhanh chóng hoặc có thể thoả thuận với khách hàng về tình trạng tài sản nếu cần thiết.

e. Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh nhằm tối đa hoá nhu cầu của khách hàng:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng về số lượng đa dạng phong phú về loại hình và hình thức chấp nhận. Trong khi đó hiện nay BIDV Chi nhánh Hà Thành, doanh số bảo lãnh chủ yếu trong lĩnh vực xây dưng cơ bản và lắp đặt thiết bị. Các loại bảo lãnh cũng chủ yếu phục vụ cho lĩnh vức này như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước. Trong thời gian tới NHĐT&PT Hà Thành xác định đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh theo hướng sau:

dự án vay vốn nước ngoài chủ động tìm khách hàng đặc biệt chú trọng tập trung vào khách hàng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực XNK và đề xuất yêu cầu uỷ nhiệm lên NHĐT&PT Việt Nam.

− Phát triển bảo lãnh đối ứng − Thực hiện bảo lãnh đại lý

Ngoài ra ngân hàng cần nghiên cứu để triển khai các loại bảo lãnh khác như: bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh dự đầu tư dự án, bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh giao hàng….

3.2.2 Các giải pháp về nguồn nhân lực của ngân hàng: a. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ với cán bộ nghiệp vụ: a. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ với cán bộ nghiệp vụ:

Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh NH. Đối với một loại hình dịch vụ như bảo lãnh NH thì cán bộ bảo lãnh lại càng có vai trò quan trọng bởi lẽ cán bộ bảo lãnh là người đại diện cho NH trực tiếp giao dịch với khách hàng. Mọi hành vi của cán bộ bảo lãnh đều thể hiện hình ảnh của NH trong con mắt khách hàng. Vì vậy cần phải coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo lãnh không chỉ về chuyên môn mà còn về phong cách, đạo đức và những kiến thức bổ sung khác.

− Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh qua các lớp đào tạo chuyên môn, NH cũng phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn; liên kết hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, tiếp cận công nghệ kỹ thuật trình độ… đáp ứng những chuẩn mực quốc tế đồng thời tổ chức các buổi tổng kết để đúc rút kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động bảo lãnh.

− Ngoài kiến thức nghiêp vụ, cán bộ thưc hiện bảo lãnh cần được nâng cao các kỹ năng cần thiết như kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng thu thập phân tích thông tin, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích tổng hợp tư duy… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

− Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ ngân hàng trong cơ chế thị trường.

b. Phát huy mạnh mẽ năng lực quản trị điều hanh của đội ngũ cán bộ lãnh đạo:

Đội ngũ lãnh đạo là những cán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ nhạy bén trước những biến động của thị trường, sáng suốt đưa ra những quyết định nắm bắt được cơ hội và tỉnh táo linh hoat trước những thách thức. Để làm được điều này các nhà lãnh đạo phải luôn có ý thức tự rèn luyện bản thân mình, không ngừng tích luỹ và bồi dưỡng thêm những kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm có như vậy mới trở thành tấm gương cho cán bộ công nhân viên khác và là người dẫn dắt hoạt động của chi nhánh.

Đối với đội ngũ lãnh đạo, cần có những lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức trình độ quản lý. Tăng cường cho đội ngũ đi học tập và thực tế ở nước ngoài trong ngắn hạn.

3.2.3 Các giải pháp phát triển quan hệ khách hàng:

a. Đẩy mạnh Marketing nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng:

Ngày nay, không thể phủ nhận được vai trò của marketing trong hoạt

động kinh doanh, nhất là trong ngành ngân hàng, khi mà sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình. Công tác Marketing của chi nhánh cần thực hiện theo hướng sau:

− Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của chi nhánh đến rộng rãi các đối tượng của khách hàng cũng như giới thiệu quảng bá về các sản phẩm dịch vụ vhi nhánh cung cấp. Tạo dựng niềm tin và uy tín hình ảnh của chi nhánh trong tâm trí khách hàng.

− Tích cực thu thập ý kiến thăm dò thị trường để đưa ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng khách hàng.

− Chi nhánh cần xây dựng một chính sách Marketing đồng bộ bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w