Năng lực ngôn ngữ của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 86)

Với HS tiểu học, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu hỏi cho 50 HS từ lớp 1 đến lớp 5. Ngoài ra, chúng tôi đặc biệt chú trọng phƣơng pháp phỏng vấn sâu và quan sát tham dự đối với HS lớp 1, lớp 2 để thấy đƣợc sự phát triển về năng lực ngôn ngữ từ lứa tuổi tiền học đƣờng tới các lứa tuổi lớn hơn.

3.2.2.1. Về năng lực tiếng Việt

Qua tổng hợp kết quả từ bảng hỏi, có 100% HS cấp tiểu học trả lời nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Việt và biết nói, biết chữ. Đây là con số không đáng ngạc nhiên bởi ngay từ lứa tuổi tiền học đƣờng các em đã đƣợc làm quen với tiếng Việt. Nhƣng theo chúng tôi, việc đánh giá năng lực ngôn ngữ, không chỉ dừng lại ở việc “biết” nghe, nói, đọc, viết mà phải xem xét việc biết các kĩ năng đó ở mức độ nào. Chúng tôi đã cho HS thử đọc một văn bản (Quyết định công nhận đề tài và ngƣời hƣớng dẫn luận văn, xem ở phần Phụ lục) và phát hiện một số lỗi HS tiểu học hay mắc phải nhƣ sau:

+ Không chú ý đến việc ngắt câu, đoạn ở những chỗ có dấu chấm, phẩy. + Đọc sai từ: Hiện tƣợng này khá phổ biến (tất cả HS chúng tôi yêu cầu đọc đều mắc lỗi này).

+ Đọc thiếu từ: Đến các từ khó HS có xu hƣớng bỏ qua. + Đọc số (hàng nghìn trở lên) rất chậm, thậm chí sai.

dấu “ ' ” (dấu sắc).

Có thể dẫn ra một số lỗi cụ thể của các em khi chúng tôi yêu cầu đọc văn bản nêu trên nhƣ sau:

- Em Hoàng Thị Thắm, HS lớp 1:

Từ HS đọc sai Từ đúng

Giáp đốc Giám đốc

Nhiệm cứu Nghiên cứu

Sao đại học Sau đại học

Nguyễn Văn Khang Nguyễn Văn Khanh

Ban hàng Ban hành

- Em Vi Văn Ánh, HS lớp 2:

Từ HS đọc sai Từ đúng

Giáo đốc Giám đốc

Quảng lí Quản lí

Công nhân Công nhận

Thủ tƣớng Thủ trƣởng

380 3810

Trong những thử nghiệm thực tế này, chúng tôi không thấy có sự khác biệt nhiều giữa HS lớp 1, lớp 2. Chỉ đến lớp 3, tỉ lệ đọc sai mới giảm đi đôi chút. Tuy vậy, khi chúng tôi yêu cầu HS đọc thơ hoặc hát, các em đọc các bài thuộc lòng trong sách tập đọc rất trôi chảy, chú ý đến cả nhịp điệu của từng câu thơ, từng lời hát. Có thể, với những văn bản đƣợc tiếp xúc trong thời gian nhiều hơn, khả năng đọc-hiểu của HS sẽ tốt hơn.

Ngoài khả năng đọc-hiểu, chúng tôi tìm hiểu khả năng nghe-hiểu của HS tiểu học qua câu hỏi: Mức độ hiểu biết của em khi nghe thầy cô giáo giảng bài và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Có 41/50 HS, chiếm 82% trả lời hiểu rõ; 6/50 HS, chiếm 12% trả lời hiểu ít và 3/50 HS, chiếm 6% trả lời không hiểu (3 HS này đều thuộc lớp 1).

Để khẳng định thêm về năng lực tiếng Việt của HS, chúng tôi đã trực tiếp hỏi giáo viên chủ nhiệm các lớp từ lớp 1 – 5 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 5/5 giáo viên xác nhận kĩ năng nghe của HS ở mức độ tốt, 3 kĩ năng còn lại là nói, đọc, viết ở mức độ trung bình. Nhận xét của giáo viên về khả năng thành thạo tiếng Việt của HS các lớp nhƣ sau:

Bảng 3.4: Khả năng thành thạo tiếng Việt của HS tiểu học qua nhận xét của giáo viên

Khả năng thành thạo Tốt TL Kém TL Lớp 1 2 22,2 7 77,8 Lớp 2 2 22,2 7 77,8 Lớp 3 7 70,0 3 30,0 Lớp 4 6 60,0 4 40,0 Lớp 5 8 66,7 4 33,3

Nhƣ vậy, mặc dù 100% HS tiểu học xác nhận là nghe đƣợc, nói đƣợc và biết nói, biết chữ tiếng Việt nhƣng qua những dẫn chứng trên, có thể khẳng định rằng 100% chỉ là con số biểu thị khả năng “biết” tiếng Việt của HS tiểu học, còn mức độ “biết” thực sự (thành thạo) của HS tiểu học, theo bảng trên chỉ đạt ½ (25/50, chiếm 50%). (Xem bảng 3.2, 3.4, 3.6, phần Phụ lục)

3.2.2.2. Về năng lực tiếng Tày

Kết quả từ bảng hỏi cho thấy: Có 32/50 HS, chiếm 64% HS tiểu học nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Tày, 18/50 HS, chiếm 36% nghe đƣợc nhƣng không nói đƣợc. Tỉ lệ nghe, nói tiếng Tày của HS tiểu học thấp hơn HS mẫu giáo liệu có phải là tỉ lệ chính xác? Theo phỏng vấn sâu của chúng tôi với HS và giáo viên ở cấp tiểu học thì tỉ lệ nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Tày ở cấp tiểu học có khả năng xuất phát từ việc các em bắt đầu ý thức về vai trò của tiếng Việt và sao nhãng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Thực tế cho thấy, mặc dù khả năng thành thạo tiếng Việt của các em chỉ là 50% nhƣng trong các giờ học chính thức mà chúng tôi

đƣợc dự, hầu nhƣ không có sự xuất hiện của tiếng Tày trong giao tiếp của các em với giáo viên hoặc khi các em trao đổi riêng. Tiếng Tày chỉ xuất hiện khi các em thêm vào câu nói của mình một số từ đệm ở cuối câu hay trong cách tạo từ với từ “cái” đứng đầu: Em tính ra kết quả rồi vớ, Cái thước này không dùng được rồi lố; Thưa cô, bạn Huệ lấy cái tay chưa được chuẩn, cái bộ đội trong bài thơ rất tốt,(Xem bảng 3.2, phần Phụ lục).

3.2.2.3. Về năng lực tiếng Nùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Nùng nói chung đã không còn đƣợc sử dụng nhiều và đƣợc nhiều ngƣời biết đến trên địa bàn. Đó cũng không phải là ngoại lệ đối với đối tƣợng HS cấp 1. Có 7/50 HS, chiếm 14% nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Nùng và 2/50 HS, chiếm 4% nghe đƣợc, không nói đƣợc. (Xem bảng 3.2, phần Phụ lục)

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 86)