Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính (quy thức)

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 65)

Trƣớc tiên, phải khẳng định rằng, luận văn của chúng tôi tìm hiểu tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hành chính trên địa bàn mà hầu hết dân cƣ đều làm nông nghiệp - những ngƣời rất hiếm khi (thậm chí là không) đƣợc tham dự các cuộc họp tại xã, huyện, tỉnh. Tại địa bàn, có một số cán bộ xã và giáo viên nhƣng số này chiếm tỉ lệ nhỏ nên thiết nghĩ, việc sử dụng ngôn ngữ của họ tại các cuộc họp xã, huyện, tỉnh không thể là kết quả khái quát cho cả một bản hơn 200 ngƣời. Do vậy, chúng tôi chỉ tìm hiểu giao tiếp hành chính trong địa bàn của bản, cụ thể là giao tiếp hành chính tại các cuộc họp diễn ra ở bản Khuổi Rỳ.

Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hành chính tại địa bàn đƣợc tìm hiểu từ hai hƣớng khác nhau: Một mặt, tìm hiểu kết quả từ anket điều tra; mặt khác, tham dự trực tiếp vào các cuộc họp tại bản. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã đƣợc tham dự hai cuộc họp: Cuộc thứ nhất là họp bình xét hộ nghèo của bản do ông Hoàng Thế Hậu - trƣởng bản chủ trì; Cuộc thứ hai là họp tuyên truyền sinh sản, kế hoạch hóa gia đình do bà Hoàng Thị Loan - phụ trách công tác phụ nữ bản chủ trì. Kết quả phân tích từ anket điều tra so với quan sát thực tế và phỏng vấn sâu của chúng tôi có những sự khác biệt khá thú vị. Cụ thể nhƣ sau:

2.5.1.1. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ giới tính

Từ góc độ giới tính, nhìn chung, tỉ lệ nam, nữ sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt không có sự chênh lệch nhiều. Kết quả chúng tôi tổng hợp và phân tích từ bảng hỏi cho thấy: Số nam sử dụng tiếng Tày trong phát biểu ý kiến tại cuộc họp là 71/110 ngƣời, chiếm 64,5%; số nữ trong trƣờng hợp tƣơng tự là 65/110 ngƣời, chiếm 59,1%. Tỉ lệ sử dụng tiếng Việt trong phát biểu ý kiến

tại cuộc họp theo kết quả từ bảng hỏi cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ sử dụng tiếng Tày. Cụ thể: Có 97/110 nam, chiếm 88,2% và 89/110 nữ, chiếm 80,9% sử dụng tiếng Việt để phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, trong cuộc họp tại bản (là nơi mà trong thực tế thì nghi thức hành chính không quá đề cao), lại là cuộc họp giữa phần lớn những ngƣời quen sử dụng và thành thạo chung một thứ tiếng (tiếng Tày), chúng tôi cho rằng tỉ lệ sử dụng tiếng Việt thực tế có thể không cao nhƣ kết quả phân tích từ bảng hỏi. Đem nghi ngờ này hỏi một số ngƣời dân trong bản, chúng tôi có đƣợc những câu trả lời nhƣ sau:

- Ông Hoàng Thu Vịnh (53 tuổi, ngƣời Tày, bộ đội phục viên): “Nếu cuộc họp có đại biểu cấp trên xuống thì phải nói tiếng Việt, nhưng có điều gì bà con không hiểu thì nói tiếng Tày. Thật ra là sử dụng tiếng Tày nhiều hơn!

- Ông Trƣơng Hoàng Văn (51 tuổi, ngƣời Tày, cán bộ tƣ pháp xã): “Trong cuộc họp ở bản mà không có đại biểu đến dự thì cứ tiếng Tày mà nói thôi, có lãnh đạo đến dự thì cũng phải nói tiếng Việt trước, sau đó mới nói tiếng Tày”.

- Chị Hoàng Thị Lan (32 tuổi, ngƣời Tày, làm ruộng): “Đi họp nói tiếng Tày thôi, có cán bộ huyện, tỉnh thì nói tiếng Việt”.

- Ông Hoàng Thế Hậu (37 tuổi, dân tộc Nùng, trƣởng bản Khuổi Rỳ): “Toàn người mình với nhau cả thì nói tiếng Tày thôi. Mở đầu cuộc họp thì cũng có nói tiếng Việt”.

Qua một số ý kiến trên đây, chúng tôi nhận thấy, ngay cả trong giao tiếp hành chính - là giao tiếp quy thức, nơi tiếng Việt lẽ ra đƣợc sử dụng nhiều hơn hoặc tuyệt đối thì tại bản Khuổi Rỳ, tiếng Tày vẫn là ngôn ngữ áp đảo, ngay cả khi những ngƣời mà chúng tôi phỏng vấn là cán bộ thôn hoặc xã. Tại hai cuộc họp mà chúng tôi tham dự, tình hình thực tế nhƣ sau: Tại cuộc họp bình xét hộ nghèo (mỗi năm, các bản tổ chức bình xét hộ

nghèo một lần để chọn ra những hộ nghèo hƣởng các ƣu đãi từ Chƣơng trình 135), khi cuộc họp bắt đầu, trƣởng bản tuyên bố nội dung, chƣơng trình cuộc họp bằng tiếng Việt, ngay sau đó chuyển sang điều hành cuộc họp bằng tiếng Tày. Ví dụ: Thay vì nói: “Mời đồng chí Loan – Chủ tịch Hội phụ nữ phát biểu” thì lại nói: “Mởi nhình Loan – Chủ tịch Hội mẻ nhình phát biểu”. Khi cuộc họp bƣớc vào phần tranh luận, chúng tôi hầu nhƣ không còn thấy bà con ở đây sử dụng tiếng Việt nữa. Từ đó đến khi kết thúc cuộc họp, bà con đều sử dụng tiếng Tày. Cuộc họp thứ hai mà chúng tôi đƣợc tham dự là cuộc họp tuyên truyền sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, thành phần cuộc họp chủ yếu là chị em phụ nữ. Mật độ sử dụng tiếng Tày mà chúng tôi quan sát đƣợc thậm chí đến 99%, kể cả ngƣời chủ trì cuộc họp khi phát biểu mở đầu cũng nói bằng tiếng Tày. Chúng tôi phỏng vấn một chị trong cuộc họp, rằng tại sao đi họp mà mọi ngƣời lại dùng tiếng Tày thì nhận đƣợc câu trả lời: “Nói tiếng Tày thôi, vì quen rồi, tiếng Việt nói khó” và “Nói tiếng Việt người lớn mắng cho vớ”. (Xem bảng 2.21, 2.22, phần Phụ lục).

2.5.1.2. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo góc độ dân tộc

Ở góc độ dân tộc, kết quả phân tích từ bảng hỏi cho thấy: Nhìn chung, cả ngƣời Tày và ngƣời Nùng cũng đều sử dụng song song cả tiếng Tày và tiếng Việt để phát biểu ý kiến trong các cuộc họp tại bản. Trong đó: Với ngƣời Tày: Tỉ lệ dùng tiếng Tày là 114/185 ngƣời, chiếm 61,6%; tỉ lệ dùng tiếng Việt là 158/185 ngƣời, chiếm 85,4%. Với ngƣời Nùng: Tỉ lệ dùng tiếng Tày là 22/35 ngƣời, chiếm 62,8%; tỉ lệ dùng tiếng Việt là 28/35 ngƣời, chiếm 80%. Tỉ lệ sử dụng tiếng Việt của ngƣời Tày cao hơn ngƣời Nùng là bởi trong số đối tƣợng điều tra của luận văn thì ngƣời Tày có trình độ học vấn cao hơn ngƣời Nùng, ý thức của họ về việc sử dụng tiếng Việt – ngôn ngữ chính thức của quốc gia trong các giao tiếp hành chính là rõ rệt hơn. Tuy nhiên, đó là trên quan niệm và trên những gì ngƣời Tày “tự khai”. Thực tế sử dụng tiếng Tày

và tiếng Việt của hai nhóm dân tộc này trên địa bàn là nhƣ nhau, cùng lựa chọn sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp hành chính, chỉ khi cần và trong những trƣờng hợp bắt buộc mới sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, ngƣời dân còn cảm thấy xấu hổ, ngƣợng khi sử dụng tiếng Việt trong phạm vi thôn bản. Có thể, ở những cấp hành chính cao hơn, thực tế sử dụng tiếng Tày, tiếng Việt của ngƣời dân sẽ khác nhƣng trong phạm vi luận văn, chúng tôi cho rằng, việc tiếng Tày đƣợc sử dụng một cách áp đảo cả ở trong giao tiếp quy thức là một tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc trên địa bàn này. (Xem bảng 2.23, 2.24, phần Phụ lục).

2.5.1.3. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hành chính theo độ tuổi

Nhƣ đã phân tích ở trên, theo kết quả điều tra từ anket, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hành chính của ngƣời dân trên địa bàn cao hơn tỉ lệ sử dụng tiếng Tày. Cụ thể với các lứa tuổi nhƣ sau: Độ tuổi dƣới 20: tỉ lệ sử dụng tiếng Tày là 11,6% và tiếng Việt là 100%; độ tuổi 20 – 60: tỉ lệ sử dụng tiếng Tày là 77,9% và tiếng Việt là 91,1%; độ tuổi trên 60: tỉ lệ sử dụng tiếng Tày là 95,8% và tiếng Việt là 8,3%. Có thể thấy là, tỉ lệ sử dụng tiếng Tày trong các giao tiếp hành chính ở độ tuổi trên 60 là cao nhất. Chỉ có 2/24 ngƣời, chiếm 8,3% ở độ tuổi này sử dụng tiếng Việt khi phát biểu ý kiến trong các thôn, bản. Đó là một giáo viên Trƣờng Sƣ phạm 10+3 và một bộ đội phục viên về tham gia công tác tại xã (Bí thƣ Đảng ủy xã), cả hai ngƣời đều đã về hƣu. Còn những ngƣời trên 60 tuổi khác, có đến 50% là mù chữ, việc không biết đọc và viết tiếng Việt khiến cho khả năng nghe và nói tiếng Việt rất kém. Ở trong phạm vi gia đình, họ không sử dụng nhiều tiếng Việt và ở các giao tiếp hành chính, vốn tiếng Việt của họ không đủ để trình bày ý kiến, quan điểm của mình, cho nên phần lớn họ sử dụng tiếng Tày. (Xem bảng 2.25, 2.26, 2.27, phần Phụ lục).

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)