Kiến của học sinh về việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 98 - 101)

Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của HS trong việc lựa chọn ngôn ngữ làm phƣơng tiện học tập theo hai cách: Sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu ý kiến của các em về việc lựa chọn ngôn ngữ làm phƣơng tiện cho từng môn học và tiến hành phỏng vấn sâu để tìm hiểu quan điểm thực sự của các em về vấn đề này. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt

nhiều trong ý kiến của nam và nữ cũng nhƣ của HS dân tộc Tày so với HS dân tộc Nùng. HS dân tộc Nùng, khi đƣợc hỏi có muốn sử dụng tiếng Nùng trong học tập không hầu hết đều không có ý kiến, câu trả lời chung của các em phần lớn là: Không biết đâu! Do vậy, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát ý kiến của HS từ góc độ cấp học, nhằm tìm hiểu xem cùng với sự phát triển ngôn ngữ qua từng cấp học thì thái độ (ý kiến) của các em về ngôn ngữ sử dụng trong học tập có điểm gì khác biệt?

3.5.2.1. Ý kiến của học sinh tiểu học

Với câu hỏi: Em thích học bằng tiếng nào trong các môn học? Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau từ HS tiểu học:

- 100% HS tiểu học lựa chọn tiếng Việt trong tất cả các môn học. Trừ ba môn kể chuyện, đạo đức và thủ công thì tỉ lệ 100% này là tỉ lệ tuyệt đối (có nghĩa là không em nào lựa chọn sử dụng tiếng Tày làm phƣơng tiện trong học tập các môn còn lại). Chúng tôi cho rằng, việc HS tiểu học đa số lựa chọn tiếng Việt một phần là do ý thức và một phần là do sở thích của các em. Ngay từ nhỏ, HS tiểu học đã đƣợc tiếp xúc với tiếng Việt trong gia đình và ngoài xã hội (bởi ngƣời dân trên địa bàn đã bắt đầu ý thức cao về việc rèn luyện tiếng Việt cho con cái mình nói riêng cũng nhƣ lứa tuổi nhỏ nói chung). Khi bắt đầu đi học, từ cấp học mẫu giáo đến tiểu học, tiếng Việt cũng là phƣơng tiện chính trong giảng dạy của giáo viên với đối tƣợng này. Ở cấp tiểu học, tiếng Việt là ngôn ngữ có thể coi là gần gũi và kích thích sự tìm hiểu, khám phá của HS, cho nên việc phần lớn HS tiểu học chọn tiếng Việt cho các môn học cũng là điều dễ hiểu.

- Riêng ở 3 môn: kể chuyện, đạo đức, thủ công - là những môn phần nhiều gắn với việc thể hiện và học tập văn hóa của dân tộc mình, tỉ lệ lựa chọn sử dụng tiếng Tày của học sinh lần lƣợt là: 19/50 HS, chiếm 38%, 14/50 HS, chiếm 28% và 21/50 HS, chiếm 42%. Điều này đƣợc chính ông Triệu

Quang Trung - Hiệu trƣởng Trƣờng PTCS Bình Dƣơng xác nhận qua quan điểm của ông về việc sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy của giáo viên: “Trong giảng dạy, chúng tôi ưu tiên việc rèn luyện tiếng Việt cho các em bởi tiếng Việt mới là thứ tiếng cần thiết nhiều hơn cho các em sau này. Tuy nhiên, đây là địa bàn dân tộc thiểu số, tiếng Tày tự nhiên ngấm vào các em từ nhỏ, đương nhiên việc mượn tiếng Tày hoặc các câu chuyện, bài học đạo đức gắn liền với văn hóa dân tộc của các em sẽ khiến các em ghi nhớ hơn”. Cũng chính ông Hiệu trƣởng khi đƣợc hỏi có bao giờ kể cho các con ở nhà nghe những câu chuyện gắn liền với văn hóa dân tộc mình không đã trả lời: “Có chứ, chuyện từ đời ông bà kể lại nhiều lắm, bây giờ trẻ con chúng nó vẫn thích nghe à!”.

- Xu hƣớng thích sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của HS tiểu học cũng xuất phát từ việc các em cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng tiếng này trong học tập. Kết quả của câu hỏi: Dùng tiếng nào em thấy thoải mái hơn trong học tập đối với HS tiểu học một lần nữa khẳng định thêm xu hƣớng trên: Có 35/50 HS, chiếm 70% trả lời thoải mái khi dùng tiếng Việt; 13/50 HS, chiếm 26% thoải mái khi dùng kết hợp cả tiếng Việt và tiếng Tày; chỉ có 2/50 HS, chiếm 4% thoải mái khi dùng tiếng Tày. (Xem bảng 3.14, 3.16, phần Phụ lục).

3.5.2.1. Ý kiến của học sinh trung học cơ sở

Trong 10 môn học chúng tôi đƣa ra để lấy ý kiến của HS THCS về việc thích sử dụng tiếng nào trong học tập các môn đó, chỉ có môn lịch sử và địa lí đƣợc các em lựa chọn sử dụng tiếng Tày nhƣng tỉ lệ của lựa chọn này lại khá cao và lần lƣợt là 12/27 HS, chiếm 44,4 % và 11/27 HS, chiếm 40,7 (tuy đây vẫn là lựa chọn song song với việc sử dụng tiếng Việt). Ở cấp học này, có thể các em cho rằng vốn tiếng Việt của mình đã khá thành thạo, bên cạnh việc học tiếng Việt, các em thích thú tìm hiểu thêm ngôn ngữ khác, cụ

thể là ngôn ngữ gắn liền với bản thân - tiếng mẹ đẻ của mình. Hơn nữa, trên địa bàn, theo sự quan sát của chúng tôi thì bắt đầu ở những năm cuối của cấp tiểu học (lớp 4, 5), phụ huynh HS đã không còn chú trọng nhiều đến việc rèn luyện tiếng Việt cho con em nữa, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong giao tiếp gia đình, làng, bản của HS từ THCS trở lên ở địa bàn lại phần lớn là tiếng Tày. Vì thế, tiếng Tày bắt đầu ngấm vào ý thức của các em. Ngoài sở thích muốn tìm hiểu, HS độ tuổi này cũng nhen nhóm ý thức giữ gìn, bảo vệ tiếng nói của dân tộc mình.

Chính vì sở thích cũng nhƣ ý thức đó mà khi đƣợc hỏi: Dùng tiếng nào em thấy thoải mái nhất trong học tập, có 18/27 HS, chiếm 66,7% trả lời thấy thoải mái khi kết hợp cả tiếng Việt và tiếng Tày. Chỉ có 9/27 HS, chiếm 33,3% thấy thoải mái khi dùng tiếng Việt. Nhƣ vậy, càng ở những độ tuổi lớn, các em càng ý thức hơn việc vừa bảo tồn, phát huy tiếng nói của dân tộc mình vừa rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt để hội nhập đƣợc với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. (Xem bảng 3.15, 3.17, phần Phụ lục).

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)