Năng lực ngôn ngữ của người dân từ góc độ giới tính

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 44)

2.3.1.1. Năng lực tiếng Tày

Nhƣ đã từng đề cập ở các phân tích trƣớc, địa bàn mà chúng tôi chọn khảo sát là địa bàn của đa số ngƣời Tày, ngƣời Nùng; các dân tộc khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ, cho nên, về mặt ngôn ngữ, tiếng Tày cũng là ngôn ngữ chung của đa số ngƣời dân, kể cả ngƣời Nùng. Hơn thế, đây là địa bàn thuộc một xã đặc biệt khó khăn, ngƣời dân chủ yếu thuần nông, ít có cơ hội giao lƣu, buôn bán với bên ngoài; tỉ lệ phƣơng tiện nghe nghìn, liên lạc trên đầu ngƣời còn thấp, vì thế mà tiếng dân tộc ở đây vẫn đƣợc bảo tồn và phát huy bên cạnh sự “xâm nhập” và phát triển với tốc độ nhanh của tiếng Việt. Cụ thể nhƣ sau:

- Trong tổng số 220 ngƣời đƣợc hỏi thì cả 220 ngƣời, chiếm 100% trả lời là nghe đƣợc tiếng Tày, kể cả các em nhỏ từ 3 - 5 tuổi. Có 219/220 ngƣời nói đƣợc tiếng Tày, chiếm 99,5%. Trƣờng hợp duy nhất không nói đƣợc là em Trƣơng Bích Diệp (4 tuổi): Em đã từng có thời gian sống với ông bà ở thị xã Cao Bằng nên chỉ nghe đƣợc tiếng Tày, còn khi tham gia câu chuyện với những ngƣời nói tiếng Tày em vẫn sử dụng tiếng Việt. Nhƣ vậy, có thể thấy khả năng thành thạo hai kĩ năng nghe - nói đối với tiếng Tày ở cả hai giới nam và nữ là khá đồng đều với tỉ lệ rất cao. Điều này phản ánh đúng thực tế đời sống ngôn ngữ tại làng bản: Ngƣời dân hầu nhƣ sử dụng tiếng Tày trong mọi tình huống giao tiếp; trẻ em từ khi sinh ra cũng tiếp xúc ngay với tiếng Tày trong môi trƣờng gia đình; tiếng Việt hầu nhƣ chỉ đƣợc sử dụng trong những tình huống giao tiếp quy thức.

- Về khả năng đọc và viết tiếng Tày: Trên địa bàn chúng tôi chọn khảo sát, số ngƣời có khả năng đọc, viết tiếng Tày chiếm tỉ lệ nhỏ: 13/220 ngƣời, chiếm 5,9%. Trong đó nam có 7/110 ngƣời, chiếm 6,4% và nữ có 6/110 ngƣời, chiếm 5,5%. Theo kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi thì cả 13 ngƣời trả lời có thể đọc, viết chữ Tày đều là những ngƣời đã đƣợc học chữ Tày cải tiến ở những năm 1960 - 1970. Tất cả những gì họ còn nhớ về chữ Tày hiện nay cũng chỉ là mang máng. Nhƣ trƣờng hợp ông Hoàng Thu Vịnh (53 tuổi, ngƣời Tày) khi đƣợc hỏi: Ông còn nhớ chữ Tày không? Ông trả lời: “Nhớ chứ, chữ i ngắn, y dài nó khác, chữ o bình thường thì thành chữ oo”. Khi chúng tôi yêu cầu ông viết một đoạn chữ Tày thì ông trả lời: “Học lâu tôi quên rồi!”. (Xem bảng 2.5, phần Phụ lục).

Nhƣ vậy, tỉ lệ ngƣời có thể đọc và viết chữ Tày trên địa bàn là rất hiếm, điều này là thực tế trên địa bàn khảo sát của chúng tôi nói riêng và ở nhiều vùng cƣ dân Tày nói chung. Hiện tƣợng này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Trước hết, đồng bào ngƣời Tày ở bản Khuổi Rỳ nói riêng và ngƣời Tày nói chung chƣa ý thức đƣợc một cách sâu sắc nhất về việc giữ gìn chữ viết của dân tộc mình. Cho nên, có những ngƣời đã từng đƣợc học chữ nôm Tày hoặc chữ Tày cải tiến nhƣng do không sử dụng thƣờng xuyên nên đã mai một và mất đi.

Thứ hai, do chính sách của Đảng và Nhà nƣớc chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề dạy tiếng (chữ) Tày. Ở mặt bằng chung thì chính sách về ngôn ngữ của Đảng và Nhà nƣớc là rất hợp lí, thể hiện sự quan tâm và coi trọng vấn đề văn hoá, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Nhƣng khi đi vào thực tế của từng tiếng (chữ) riêng thì lại có nhiều điều bất cập chƣa đƣợc giải quyết một cách thấu đáo. Do nhiều lí do chủ quan, khách quan khác nhau chƣa phù hợp với mong muốn của đồng bào và chƣa có những chính sách khác nhằm hỗ trợ cho những ngƣời đã học và biết tiếng (chữ) ngƣời Tày nhƣ những phƣơng tiện thông tin đại chúng, sách, báo. Thực tế tại địa bàn khảo sát, không có bất kì tài liệu, sách báo bằng tiếng Tày nào trong các hộ gia đình. Trong khi các phƣơng tiện nghe, nhìn nhƣ đài tiếng nói (hệ phát thanh dân tộc thiểu số) và truyền hình (kênh truyền hình dân tộc) hiện đang phát sóng đƣợc ngƣời dân ở đây rất thích và có nguyện vọng duy trì lâu dài, thƣờng xuyên.

Thứ ba, do vai trò của tiếng Việt ngày càng trở nên lớn mạnh hơn trong giao tiếp của đồng bào nói chung và ngƣời Tày nói riêng. Tiếng Việt đã có một vị trí quan trọng đối với đời sống của ngƣời Tày và tham gia vào tất cả những tình huống giao tiếp của họ. Ngƣời Tày cũng nhƣ các dân tộc khác ở Việt Nam đã, đang và sẽ coi tiếng Việt là không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Vì thể, tiếng (chữ) Tày không có chỗ đứng hay nói đúng hơn là không thể hiện đƣợc chức năng xã hội của nó trong cộng đồng ngƣời Tày.

2.3.1.2. Năng lực tiếng Việt

- Nhìn chung, khả năng tiếng Việt của ngƣời dân trên địa bàn là khá cao. 100% dân số sử dụng thành thạo cả hai kĩ năng nghe và nói tiếng Việt. Ở ngƣời cao tuổi, tuy việc sử dụng tiếng Việt gây ra nhiều khó khăn vì họ hầu nhƣ không sử dụng (“nói tiếng Việt nó cứng mồm lắm”, “không quen nói đâu!”). Ở trẻ em, khả năng nghe-hiểu và đọc-hiểu còn tƣơng đối thấp nhƣng đều đạt ở mức độ có thể giao tiếp với cả ngƣời cùng dân tộc, ngƣời dân tộc khác hoặc ngƣời Kinh.

- Khả năng đọc, viết tiếng Việt của ngƣời dân ở nam và nữ có sự chênh lệch đáng kể. Ở nam, khả năng đọc, viết là 102/110 ngƣời, chiếm 92,7%. Ở nữ, khả năng đọc, viết tiếng Việt lần lƣợt là 93/110 ngƣời, chiếm 84,5% và 92/110 ngƣời, chiếm 83,6% (1 trƣờng hợp có thể đọc đƣợc tiếng Việt nhƣng chƣa viết đƣợc là em Chu Trƣơng Đào, 5 tuổi: Tuy mới học mẫu giáo nhƣng em đã biết đọc chữ chạy trên tivi, đọc những bài thơ đơn giản trong sách tập đọc lớp 1). Sở dĩ khả năng đọc, viết của nam và nữ có sự chênh lệch này là do số lƣợng nữ ở độ tuổi chƣa đi học lớn hơn nam (5 nữ và 3 nam); đặc biệt là do tỉ lệ ngƣời mù chữ ở nữ lớn hơn đến gần 3 lần so với nam (13 nữ và 5 nam). Năng lực tiếng Việt của nam cao hơn nữ một phần cũng do nam giới tham gia công tác địa phƣơng (làm việc tại uỷ ban nhân dân xã, trạm y tế hoặc trƣờng học) nhiều hơn (12 nam/7 nữ) và trong các sinh hoạt thƣờng ngày, nam giới cũng thƣờng ra khỏi phạm vi xã nhiều hơn (đi chợ, đi lễ hội…) nữ giới (chỉ ở nhà làm ruộng và nội trợ). (Xem bảng 2.6, phần Phụ lục)

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, ngƣời dân trên địa bàn đƣợc thụ hƣởng giáo dục tiếng Việt rất cao. Đó là nhờ chính sách phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nƣớc ta trong nhiều năm qua. Cả nam và nữ trên địa bàn đều có năng lực tiếng Việt rất tốt, không có sự khác biệt nhiều về vấn đề giới tính trong việc tiếp thu tiếng Việt.

2.3.1.3. Năng lực tiếng Nùng

Ngoài tiếng Tày, tiếng Việt, ngƣời dân trên địa bàn còn có khả năng nghe và nói tiếng Nùng (không có trƣờng hợp nào biết đọc và viết chữ Nùng). Tỉ lệ nam, nữ nghe đƣợc tiếng Nùng lần lƣợt là 16/110 ngƣời, chiếm 14,5% và 20/110 ngƣời, chiếm 18,1%. Tỉ lệ chung ngƣời nghe đƣợc tiếng Nùng so với số lƣợng đối tƣợng điều tra là 36/220, chiếm 16,4%. Tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ ngƣời Nùng trên địa bàn (15,9%). Sở dĩ nhƣ vậy là do có một số ngƣời Tày trên địa bàn cũng nghe đƣợc tiếng Nùng.

Về khả năng nói tiếng Nùng, có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ: 3/110 nam, chiếm 2,7% và 15/110 nữ, chiếm 13,6%. Tỉ lệ chung số ngƣời biết nói tiếng Nùng là 18/220 ngƣời, chiếm 8,2%, bằng ½ tỉ lệ ngƣời nghe đƣợc tiếng Nùng và đặc biệt thấp so với tỉ lệ ngƣời nói đƣợc tiếng Tày và tiếng Việt. Sở dĩ nhƣ vậy là vì những ngƣời Nùng trên địa bàn hầu hết đều là những ngƣời di cƣ ở nơi khác đến, theo thời gian, họ chuyển sang sử dụng tiếng Tày – ngôn ngữ đƣợc coi là tiếng phổ thông vùng của địa bàn; tiếng Nùng vì thế mai một đi và thế hệ con cháu của họ mặc dù mang nguồn gốc là ngƣời Nùng nhƣng khả năng nghe và nói tiếng Nùng thì không còn nữa. (Xem bảng 2.7, phần Phụ lục).

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 44)