.2 Giọng buồn thương ngậm ngùi.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam (Trang 93)

3 .2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật

4.2.2 Giọng buồn thương ngậm ngùi.

Những nhà văn có trái tim nhân đạo lớn thường hướng ngòi bút của mình vào những con người nhỏ bé. Trong những trang viết của họ thường có chung điệu buồn trước những số phận, những con người nhỏ bé bất hạnh. Thế nhưng trong cùng một thời kỳ, viết về một kiểu nhân vật nhưng không phải nhà văn nào cũng giống nhau, mỗi nhà văn mang lại cho mình một phong cách, một dấu ấn riêng. Nhà văn Nguyên Hồng thường có giọng điệu thiết tha, thống thiết tràn đầy cảm xúc. Giọng điệu đó được viết qua những trang văn được viết bằng máu và nước mắt. Còn nhà văn Nam Cao có giọng điệu chủ đạo là điệu buồn thương da diết kết hợp với triết lí sâu xa. Giọng điệu đó thể hiện tấm lòng nhà văn không chỉ xót thương cho những kiếp người dưới đáy xã hội...Trái tim nhân đạo của Thạch Lam lại tìm cho mình một hướng đi riêng. Cũng là tiếng nói đầy buồn thương trước những thân phận nhỏ bé của xã hội, Thạch lam không đẩy thành cao trào như Nguyên Hồng hay dùng lí lẽ như Nam Cao. Giọng buồn thương đó mang âm sắc điềm đạm, dịu dàng,nhỏ nhẹ, thể hiện thái độ nâng niu trân trọng vô cùng với tất cả những gì làm nên bình dị hàng ngày.

92

Giọng buồn thương ngậm ngùi có ở những tác phẩm mang đậm nét hiện thực như Nhà mẹ Lê, Một đời người, Hai lần chết, Người bạn trẻ, Người lính cũ, Cái chân què...Ở những truyện này, nhân vật thường bị đặt vào những hoàn cảnh khó khăn trở ngại, đói nghèo dường như lúc nào cũng đeo đẳng vào số phận của họ và đẩy họ tới tình huống tuyệt vọng. Với giọng điệu đó, Thạch Lam truyền tới người đọc niềm cảm thương sâu sắc trước những cảnh đời bất hạnh, cùng niềm tin yêu vào những con người nhỏ bé.

Nhà mẹ Lê là một câu chuyện thương tâm được kể bằng giọng điệu buồn thương ngậm ngùi. Giọng điệu đó cất lên ngay từ những trang đầu của câu chuyện với nỗi ngậm ngùi chua xót. “Người phố chợ là bảy tám gia đình nghèo khổ không biết quê quán ở đâu, mà người dân trong huyện vẫn gọi một

cách khinh bỉ: kẻ ngụ cư”. Những con người nghèo khổ phải rời quê hương

bản quán đi kiếm sống bằng đủ nghề. Giọng buồn thương ngậm ngùi tủi cực, thấm trong lời văn kể về gia đình mẹ Lê “ Mùa rét trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó trông như cái ổ chó mẹ chó con lúc nhúc: Những ngày đói rét, “ mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hi mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng

nó thâm tím lại vì rét như con trâu chết”. Những hồi ức chập chờn trong cơn

mê sảng của nhà mẹ Lê buồn da diết. Cả một đời đằng đẵng chỉ có những ngày khổ sở nhọc nhằn. Nó như một định mệnh gắn liền với những người nghèo khổ. Đến niềm vui cũng rất cỏn con tội nghiệp, không thoát ra khỏi được miếng ăn cái đói. Đó là nắm gạo cho con, bữa cơm nóng mùa rét, hay đơn giản lầ mỗi ngày có người mướn làm cho dù công rẻ mạt cũng được. Giọng buồn thương khi kể về cái chết thê thảm của mẹ Lê, những câu văn như dài ra, như chậm lại làm cho cái chết càng trở nên thương tâm hơn bao giờ hết.

93

Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là niềm cảm thương sâu sắc trước những mảnh đời thầm lặng như những cái bóng bị lu mờ, bị chôn vùi trong những kiếp sống vô danh vô nghĩa. Nỗi buồn như ngưng đọng lại ngay cả phố huyện chiều hôm. Nỗi buồn lan tỏa vào trong bóng tối, lẩn trong những quầng sáng, hột sáng mong manh. Ngọn đèn của hàng nước Tý, gánh phở bác Siêu, tiếng đàn bầu bác Xẩm...Cả phố huyện tiêu điều xơ xác đã tạo nên một bản nhạc buồn. Nó làm mòn đi những mơ ước đợi chờ của con người. Giọng buồn thương thấm vào hồi ức của Liên về một Hà Nội xa xăm. Giữa giọng điệu buồn thương là hình ảnh náo nức của một Hà Nội với những đoàn tàu rực sáng. Đây là một đoạn văn ngắn tươi vui hiếm có trong những trang viết của Thạch Lam. Một loạt những động từ mạnh, tính từ sáng được sử dụng rất có giá trị “ Hai chị em Liên nghe tiếng rồn rập tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”... “tiếng còi tàu rít lên và tàu rầm rộ đi tới.. đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên thoáng trông thấy những toa

hàng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”. Giọng điệu

rộn ràng đó không làm đủ ấm sáng cả điều buồn, tẻ nhạt trong câu truyện. Với hình ảnh ánh sáng đó đối lập với thế giơí tối tăm làm cho người đọc càng thấm thía cái cuộc sống như bị giam cầm của những mảnh đời lặng lẽ, tăm tối không sao thoát ra được

Trong tác phẩm Người bạn trẻ kể về số phận bi thương của một thanh niên mới vào đời mà đã cùng đường với giọng buồn thê lương. Lời văn lắng đọng bao nỗi xót xa về sự bất công ở đời. Bào bị đuổi học, không kiếm nổi việc làm, lại không tìm được sự che chở bao dung của gia đình. Vốn hồng hào nõn nà xinh như con gái, nhưng ốm đau, đói khát biến anh thành kẻ tiều tụy xơ xác. Niềm thương cảm xót xa chan chứa trong những câu văn khi miêu tả anh của tác giả. Bào phải nghẹn ngào ấm ức thốt lên “ Người ta thật vô lí quá”

94

sau mấy tháng trời lang thang khắp Hà Nội mà không tìm được việc làm. Giọng bàng hoàng đau đớn khi Bào phải tự tử để không phải là gánh nặng cho gia đình, để thoát khỏi cảnh khổ của kiếp người . Ở điểm này giọng điệu của tác giả có phần hơi giống nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Điếu văn. Tuy Thạch Lam không đi sâu vào miêu tả những đau đớn bên trong tậm hồn như Nam Cao, mà chủ yếu dừng lại ở việc kể lại những nỗi đớn đau bất hạnh của nhân vật.

Cùng chung giọng buồn thương nhưng ở mỗi tác phẩm lại có sự thể hiện khác nhau. Đó là giọng chán nản tủi hổ khi con người phải ăn vụng miếng bánh, miếng thịt đáng nguyền rủa trong Đói. Giọng bi thương trước số phận của người phu xe vì cố vào phố kiếm thêm mấy xu mà bị phạt đến nỗi phải bỏ nhà mà đi kéo theo cái chết tội nghiệp của đứa con (Một cơn giận). Giọng buồn thương pha lẫn cảm phục trước tấm lòng hi sinh vì gia đình của Tâm trong Cô hàng xén. Giọng đau xót nghẹn ngào trước nhân vật Dung khổ từ tấm bé cho đến khi lấy chồng, muốn chết để thoát khỏi cảnh khổ nhưng không xong. Giọng chán chường của hai cô gái làng chơi trong Tối ba mươi.

Qua những tác phẩm của Thạch Lam chúng ta thấy được trái tim nhân hậu của nhà văn qua từng nhân vật. Nhà văn không giống những nhà văn hiện thực phê phán đương thời tha thiết yêu thương bênh vực con người nhỏ bé. Thạch Lam luôn truyền cho người đọc những tình cảm tha thiết yêu thương những con người nhỏ bé, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống và niềm tin vào con người. Trong tác phẩm Hai đứa trẻ đó là niềm khát khao chờ đợi một thế giới đầy ánh sáng và âm thanh. Ở Người lính cũ là khí khái đàng hoàng của một người lính, dù lâm vào cảnh túng quẫn, rơi xuống tận đáy của sự bần cùng. Trong Một đời người, Cô hàng xén, Hai lần chất, Tối ba mươi là vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ... Cách nhìn cuộc sống như vậy làm cho truyện của Thạch Lam có giọng điệu buồn man mác hòa vào giọng điệu buồn

95

thương. Những nhân vật của Thạch Lam dường như chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó ngoài cuộc đời, chính vì vậy mà giọng điệu của Thạch Lam hướng tới nỗi đau chung của con người.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam (Trang 93)