NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam (Trang 29)

Trong mỗi một tác phẩm văn học, thì hệ thống nhân vật cũng là một nhân tố quan trong trong việc bộc lộ phong cách của người nghệ sĩ, đó cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng so với hệ thống tư tưởng của người nghệ sĩ trong sáng tạo của mình. Đó là kết quả của sự quan sát cuộc sống một cách tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Qua nhân vật, nhà văn bộc lộ thái độ cảm xúc của mình đối với cuộc sống. Chính vì vậy khi nghiên cứu về một tác giả văn học thì ta phải quan tâm đến hệ thống các nhân vật trong tác phẩm của tác giả đó. Qua những nhân vật, chúng ta sẽ thấy dấu ấn cá nhân của nhà văn trong đó.

Mỗi một nhà văn có một cách xây dựng hệ thống nhân vật của mình, chính vì vậy mà ở mỗi nhà văn hệ thống nhân vật mang một đặc điểm khác nhau. Cùng trong nhóm Tự lực văn đoàn, có những quan điểm sáng tác gần gũi nhau, những nhân vật trong tác phẩm của Nhất Linh luôn mang trong mình một lí tưởng đấu tranh thiên về hành động, trong khi đó lí tưởng của nhân vật trong những sáng tác của Khái Hưng thì mang tính viễn vông, mơ hồ chỉ có tác dụng an ủi con người. Chính vì vậy hình tượng nhân vật của Khái Hưng thường mang tính lạc quan, mơ màng, sống nặng về tình cảm, còn nhân vật của Nhất Linh là những nhât vật luôn đăm chiêu, quằn quại suy nghĩ, để tìm ra con đường đi cho riêng mình. Một mô tuýp thường được lặp đi lặp lại trong thơ và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là hình ảnh người khách chinh phu đang dấn thân vào cuộc đời gió bụi, đang mải mê trong hoạt động bí mật và một “người yêu” phương xa đang mỏi mắt chờ ở nhà. Những khách chinh phu ấy là nhân vật Dũng trong tác phẩm Đoạn tuyệt, Phạm Thái trong Tiêu sơn tráng sĩ. Họ lao vào hành động mà không có một mục đích nhất định. Có thể nói, họ mang trong mình một triết lí “hành động để hành động”. Bản thân sự

28

hành động đã mang một mục đích tự tại, một ý nghĩ thoát li. Nhu cầu hành động của họ gần như là “siêu hình”. Trong những tác phẩm của Thạch Lam người ta không tìm thấy những nhân vật kiểu như vậy. Nhân vật trong các tác phẩm của Thạch Lam đa phần họ đều là những người thuộc tầng lớp dưới xã hội: Những trí thức tiểu tư sản nghèo, những bác phu, những bác ích cùng khổ, những người phụ nữ lao động cần cù chất phác…Họ là những con người bình dị nhỏ bé và rất thật với những ước muốn lo toan đau khổ. Vì Thạch Lam có cuộc sống gần gũi với những người lao động nghèo khổ trong xã hội. Bản thân cuộc sống của nhà văn cũng rất thanh bạch, ông không thích sự ồn ào, ông không tham gia các hoạt động náo nhiệt ồn ào giống như các anh mình; Nhất Linh, Hoàng Đạo hay Khái Hưng…Với Thạch Lam hoạt động trong tâm linh, trong suy nghĩ là quan trọng hơn cả vì ông không phải là con người của hành động. Chính vì vậy mà nhân vật của ông cũng là những con người thiên về suy nghĩ, cảm xúc nội tâm. Như vậy những nhân vật của Thạch Lam cũng mang những dấu ấn tâm hồn của nhà văn và đó là những nhân vật mang phong cách của tác giả : tinh tế, đa cảm, tha thiết thuần hậu, giàu tinh thần chịu đựng…Chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua ba kiểu nhân vật chủ yếu trong hệ thống nhân vật của Thạch Lam.

1. Kiểu nhân vật người trí thức tiểu tư sản 2. Kiểu nhân vật người dân nghèo

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam (Trang 29)