3 .2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật
4.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam.
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, là một yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn . Theo Từ điển thuật ngữ văn học giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên,dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính
hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm…” [4 tr, 111]. “Giọng điệu một phần
nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng của nhà văn. Song về cơ bản, giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn đối với con người và
những hiện tượng được miêu tả” [30 .tr 223]. Thái độ, tình cảm đó bộc lộ qua
nhiều yếu tố, nhiều phương diện khác nhau của ngôn ngữ nghệ thuật.
Mỗi nhà văn đều có một giọng điệu khắc nhau. Giọng điệu của Ngô Tất Tố là giọng điệu cẩn trọng, khách quan mực thước. Nguyễn Công Hoan là giọng điệu suồng sã giễu cợt, châm biếm cay cú. Vũ Trọng Phụng là giọng điệu đả phá phẫn uất. Nam Cao là giọng điệu khách quan lạnh lùng thấm đượm nỗi buồn thương chua xót, chất triết lí sâu sa. Người đọc có thể thấy giọng điệu thiết tha sôi nổi ở Nguyên Hồng và giọng điệu kiêu bạc ngông nghênh ở Nguyễn Tuân.
Văn học giai đoạn 1930-1945 được tạo nên bởi những cây bút xuất sắc và có bản lĩnh, cá tính sáng tạo khác nhau. Mỗi nhà văn góp vào nền văn học chung ấy một phong cách riêng. Thạch Lam với giọng điệu nhẹ nhàng kín đáo,trầm tĩnh thiên về chất trữ tình sâu lắng, không bị pha trộn hay hòa tan đã đóng góp không nhỏ vào sự phát tiển của nền văn học Việt Nam 1930-1945.
4.2. 1 Giọng thủ thỉ tâm tình
Nhà văn Thạch Lam có lối kể chuyện rất đặc biệt. Ông không kể chuyện bằng những lời đao to búa lớn mà bằng những lời tâm tình thủ thỉ của con
88
người đã từng chiêm nghiệm thấu hiểu. Qua những truyện ngắn của mình, Thạch Lam thủ thỉ với người đọc về những lẽ thiệt hơn, về những câu chuyện vẫn gặp đâu đây ngoài cuộc đời bằng “giọng văn nhẹ nhàng gần như thì thầm với độc giả nhưng là tiếng nói thầm mà âm vực lan rộng đến cả thế giới đều
nghe thấy” [38,tr 435]. Vì vậy giọng điệu chủ đạo trong văn của ông là giọng
thủ thỉ tâm tình.
Cùng viết về ước mơ nghề nghiệp, cuộc sống của những người đeo đuổi nghiệp văn chương, nhưng cách khai thác đề tài cũng như giọng điệu của Nam Cao và Thạch Lam lại khác nhau. Đời thừa của Nam Cao được kể bằng giọng điệu buồn đau chua chát. Nhà văn có tài có ước mơ chân chính, có nhân cách nhưng đành phải bán rẻ ngòi bút cho thứ văn chương vô bổ để đổi lấy đồng tiền bát gạo. Giọng điệu buồn đau chua chát có lúc chuyển sang mỉa mai giễu cợt thẫm đẫm nỗi cay đắng, bất lực khi những ước mơ cao đẹp chỉ được bộc bạch trong cơn bốc đồng chếch choáng men say của nhân vật chính. Giọng nghẹn ngào ấm ức hòa trong nước mắt khi nhân vật thấu rõ sự tha hóa của ngòi bút và nhân cách không gì cứu vãn được. Giọng buồn đau chua chát đó bắt đầu từ cái nhìn của nhà văn hiện thực luôn thấu rõ những mâu thuẫn và những bấp bênh trong cuộc sống đã bóp nghẹt những ước mơ hoài bão của họ. Trong Cuốn sách bỏ quên Thạch Lam dùng những lời thủ thỉ tâm tình đượm mùi thất vọng bẽ bàng kể về những ước mơ viễn vông khi va đập với hiện thực cuộc đời của chàng trai trẻ mới vào nghề văn. Giọng tâm tình bộc lộ trong lời kể và những suy nghĩ kín đáo của nhân vật. Giấc mộng đẹp đẽ về văn chương được chắp cánh thành ước mơ khiến chàng trai trẻ được sống trong ánh hào quang của mộng tưởng: “Trong đêm không ngủ ở quê nhà, chàng vẫn
mơ tưởng một sự thành công rực rỡ xứng đáng với tài năng”. Tưởng tượng
cũng đủ làm Thành ấm lòng, “sung sướng như nhấp chen rượu mạnh mà hơi
89
mà cuộc đời dành cho nghiệp bút văn, khi cuốn sách đầu tay bị ế ẩm, Thành có cảm giác bị “hụt chân chết ngập trong mối buồn thương thấm thía vô hạn
cho chính mình”. Giọng thủ thỉ tâm tình chứa đựng nỗi buồn ngao ngán thất
vọng khi “Tất cả những mơ ước thiết tha của tuổi trẻ, của tâm hồn nghệ sĩ,
những mộng đẹp xây lên lúc say văn, tất cả đều tan trong gió lạnh”. Lời văn
nhẹ nhàng trầm lắng tâm tình cùng bạn đọc những điều suy nghĩ sâu kín. Thật ra sách bán không chạy chưa chứng tỏ rằng chàng không có nhiều tài. “Nhiều
nhà văn nổi tiếng khắp hoàn cầu lúc đầu chẳng bị thiên hạ bỏ quên… Sự lãnh
đạm của công chúng nhiều khi là dấu hiệu của một tài năng xuất chúng,
không được người ta am hiểu, vì vượt ra ngoài khuôn sáo thường”. Trong
những trường hợp như thế, người ta hay tìm cho mình một phương thuốc giảm đau tinh thần. Với Thành, anh tự biện minh cho sự thất bại của mình bằng những lời khuyên của nhà văn đi trước: “Người nghệ sĩ không cần đến sự hoan nghênh của công chúng, bởi tự mình đã được hưởng cái thú thần tiên của sáng tác, được hoan nghênh nhiều khi chỉ làm hại cho người nghệ sĩ, vì
khiến cho nghệ sĩ tự mãn và nô lệ cái sở thích của bạn đọc”. Cảm nhận được
giọng điệu cơ bản của tác phẩm, người đọc sẽ vừa có nụ cười trìu mến trước những mơ ước háo hức của chàng trai trẻ, và cảm thông với nỗi thất vọng của chàng trai trẻ lần đầu bước vào nghề văn với nỗi thất vọng chán chường. Với lời văn thủ thỉ tâm tình, Thạch Lam muốn gửi tới bạn đọc những tâm sự tri âm về ước mơ nghề nghiệp về công chúng, về nghiệp văn.
Trong tác phẩm Sợi tóc là lời bộc bạch tâm tình về một lần suýt sa ngã của nhân vật. Giọng thủ thỉ tâm tình nằm ngay trong lời tự thú của nhân vật về tất cả những gì tối diễn ra tối hôm đó. Đầu tiên là thái độ không mấy thiện ý với người anh họ lắm tiền, là sự so sánh ngầm một cách ẩn ý về sự tấm tức:
“người anh họ rất giàu có và rất ngốc” còn “tôi là người sành sỏi, thạo đời và
90
thấy cái ví da lớn, phồng chặt, cách đếm tiền thong thả và cẩn thận của Bân, gờn gợn trong suy bì “sao một thằng ngốc như hắn[..]lại có nhiều tiền thế,
còn mình…”, sâu lắng trong cảm giác chán nản uể oải “đi chơi với một anh có
nhiều tiền mà mình lại khinh là ngốc, không thú vị mấy”. Giọng thủ thỉ tâm
tình chủ yếu hiện lên qua lời tự thú của nhân vật về những giông bão trong lòng Thành khi anh vô tình có chiếc ví căng phồng trong tay. Những tờ giấy bạc cứ hiện ra trước mắt làm cho anh thấy run rẩy, hành động như máy, ám ảnh đứng ngồi không yên suốt mấy tiếng đồng hồ. Thành vạch ra cả kế hoạch, cách thức lấy tiền, cách nói dối khéo léo. “Băn khoăn bứt rứt, và thời giờ qua…tôi cảm thấy đi qua tâm hồn tôi từ bên này sang bên kia.Như thế không
biết bao nhiêu lần…”. Ý định ăn cắp đến bất ngờ, nhưng hành động trả lại tiền
còn bất ngờ hơn, khiến cho nhân vật vừa thành thản vì không phạm tội, vừa tiếc nuối vì không thể có được số tiền to lớn mà anh chỉ có trong mơ. Hai cảm giác đan cài vào nhau khiến cho tâm hồn “thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc”. Lời văn thủ thỉ tâm tình đã giúp người đọc hiểu được những điều sâu kín trong lòng nhân vật.
Trong tác phẩm Cái chân què, tuy viết về con người lấy đồng tiền làm mục đích sống duy nhất đã phải trả giá, Thạch Lam không hề có giọng mỉa mai, giễu cợt như thường gặp ở một số tác giả viết cùng đề tài. Nhà văn chỉ tâm tình cùng người đọc về từng bước đi của nhân vật để tự rút ra bài học
“Cuộc đời có nhiều cái chế giễu đắng cay và đau đớn làm cho chúng ta đột
nhiên hiểu cái ý nghĩa chua chát và sâu xa”. Ở truyện Đói, giọng văn thủ thỉ
tâm tình mang màu sắc sẻ chia, thông cảm với nỗi nhục đau xót khi con người không chiến thắng nổi nhu cầu mãnh liệt của bản năng. Với Thạch Lam đây không phải là sự tha hóa về nhân cách con người. Trong suốt cả truyện, ông đã phân tích tâm trạng đau đớn dằn vặt của nhân vật trước sự xô đẩy của cái
91
nghèo. Trong chốc lát hành động theo nhu cầu bản năng vừa đáng giận vừa đáng thương.
Giọng điệu thủ thỉ tâm tình là giọng điệu chủ đạo trong nhiều tác phẩm của Thach Lam. Trong Một đời người, giọng thủ thủ tâm tình thấm đẫm nỗi nghẹn ngào. Với Người bạn trẻ giọng thủ thỉ chan chứa yêu thương quí trọng. Ở Một cơn giân, Người lính cũ, Tình xưa... là giọng thủ thỉ tâm tình chan chứa cảm xúc đồng điệu chia sẻ. Giọng tâm tình thủ thỉ ở mỗi truyện khác nhau nhưng đều có chung sắc thái trữ tình sâu lắng bởi tác giả cố gắng khám phá cảm xúc của nhân vật.