Những người dân nghèo.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam (Trang 36)

2. 1 Kiểu nhân vật người trí thức tiểu tư sản.

2.2.1 Những người dân nghèo.

Trong những tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam, những truyện ngắn viết về người dân nghèo chiếm một tỉ lệ khá lớn. Họ là những người nông dân nghèo lam lũ vất vả, hay những con người sống kiếp lầm than nơi thành thị. Đó là hình ảnh người mẹ nghèo xóm Đoài thôn Nhà mẹ Lê, là gia đình người phu xe cùng khổ ở ngoại ô Hà Nội trong Một cơn giân, hay cô gái nghèo phải

35

đi ở để trả món nợ truyền kiếp trong Đứa con ...Những truyện ngắn viết về đề tài này của Thạch Lam viết trong bối cảnh lịch sử dân tộc đang trong thời kỳ mặt trận dân chủ 1936-1939. Những năm đó cách mạng Việt Nam đang sôi sục khí thế đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy những tác phẩm ra đời trong thời gian này cũng ít nhiều bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử. Cho nên trong giai đoạn này người nông dân đã xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học. Ngay trên tờ báo Ngày nay cũng xuất hiện một chuyên mục “Bùn lày nước đọng“ chuyên viết về dân quê. Từ năm 1937 Tự lực văn đoàn bắt đầu tặng giải thưởng cho những tác phẩm giàu tính hiện thực như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Kim tiền

của Vi Huyền Đắc. Báo Ngày Nay đăng Con trâuSau luỹ tre của Trần Tiêu, hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Năm 1939 bàn về đạo làm người Hoàng Đạo có viết trong Mười điều tâm niệm : “Con người phải

sống có lí tưởng và điều có ích cho xã hội“. Tinh thần dân tộc, thái độ phê

phán bọn địa chủ quan liêu, bóc lột, sự cảm thông chân thành đối với những nỗi khổ cực của người dân quê sau luỹ tre xanh được thể hiện trong tác phẩm

Đoạn tuyệt (1934-1935), Tối tăm, Đôi bạn của Nhất Linh...Những sự kiện như vậy chứng tỏ rằng số phận của những người bình dân cũng là một điều băn khoăn đối với các nhà văn chủ nghĩa lãng mạn nói chung và Tự lực văn đoàn nói riêng. Trong số những nhà văn ấy thì Thạch Lam được người đọc nhìn nhận khác các bạn văn của ông như: Nhất Linh, Hoàng Đạo. Bởi có lẽ những người dân nghèo thành thị hay thôn quê xuất hiện trong tác phẩm của ông, không phải là một sự a dua chạy theo xu thế của các nhà văn đương thời, mà hình tượng nhân vật nay xuất hiện khá lâu trong tác phẩm của ông. Nhưng điều quan trọng hơn là hình tượng nhân vật này trong các tác phẩm của Thạch Lam được ông miêu tả, giới thiệu một cách cặn kẽ với một tình cảm yêu thương chân thành. Như vậy cũng không thể quy kết các nhà văn Tự lực văn

36

đoàn là giả dối, hay là cơ hội chủ nghĩa, nhưng trong lĩnh vực này chúng ta phải thừa nhận Thạch Lam là người thành thực hơn cả. Chính nhà văn cũng đã từng phát biểu về vấn đề này “Ít lâu nay, những tiểu thuyết viết về dân quê khá nhiều. Một số nhà văn, vì theo thời thượng hay vì một cái sở thích văn chương đột ngột đã từ bỏ những nhân vật phi thường hay lãng mạn để quay đầu nhìn về người nhà quê chân lấm tay bùn trên thửa ruộng. Người này trở nên nhân

vật chính trong tác phẩm của họ”. [49. tr 48]. Khác với họ ngày từ những sáng

tác đầu tay của mình, Thạch Lam đẫ hướng về người nghèo với một tình cảm chân thành. Hình ảnh người dân nghèo hiện lên với những nỗi nghèo khổ thật đa dạng. Đó là câu chuyện thương tâm của một gia đình đông con nghèo khổ. Người mẹ của đàn con đói nghèo khổ vì không có miếng ăn phải đi ăn xin bị nhà giàu xua chó cắn dẫn tới cái chết thương tâm Nhà mẹ Lê. Đó là cảnh khốn cùng của gia đình người phu xe nghèo, không đủ tiền nộp phải trốn biệt xứ để lại mẹ già, người vợ nheo nhóc và đứa con sài chết vì không có nổi một đồng xu mua thuốc, là một tiếng kêu bi thương tha thiết “Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy sống một đời sống khốn nạn những người gầy gò, người con

gái sống kiếp tôi đòi cũng được miêu tả thât cụ thể”. “Chị Sen cúi mình dưới

gánh nước nặng trĩu, lách cửa bước vào những bước khó nhọc và chậm chạp. Cái đòn gánh cong xuống và rên rỉ trên vai, nước trong thùng sánh toé ra mỗi

bước đi” [50 tr 75 ]. Mặc dù phải làm việc đến kiệt sức, người con gái tội

nghiệp ấy vẫn phải thường xuyên chịu những cơn thịnh nộ của bà chủ. Ở truyện ngắn Cô hàng xén, sau khi lấy người chồng nghèo, gánh nặng gia đình quá lớn với gia đình đã khiến cuộc đời trở thành một sự đoạ đày đối với một có gái vốn dĩ là xinh đẹp và đáng yêu. Quanh năm suốt tháng lam lũ, mà cái nghèo vẫn không buông tha. Cuộc đời của những con người ấy chỉ là chuỗi dài những vất vả lo toan dường như vượt quá sức chịu đựng của họ.

37

Trong những trang viết của mình, sự thành thực là một tiêu chí mà Thạch Lam luôn tâm niệm trong quá trình sáng tác. Vì vậy, ông đã lên tiếng phê phán những nhà văn lãng mạn chỉ biết lí tưởng hoá nông thôn và ca ngợi cái thi vị của công việc đồng áng. Ông viết trong tiểu luận Theo dòngMột cái tục lệ khác là vẻ nên thơ của công việc đồng áng. Nên thơ với nhà văn đứng xem, phải. Nhưng sự thực không có công việc nào vất vả nặng nhọc

bằng. Bình minh tươi đẹp chỉ là còi hiệu bắt đầu làm việc” [49 tr 50]. Sự thật

ẩn đằng sau luỹ tre có vẻ thơ mộng ấy là những kiếp người sống đày đoạ khổ cực trăm bề của người nông dân. Không những họ khổ vì công việc nặng nhọc mà còn phải chịu bao nhiêu áp bức bất công trong xã hội. Những cảnh khổ sở đớn đau ấy người đọc có thể bắt gặp đâu đó trong các tác phẩm của Thạch Lam. Điều đáng nói ở đây là sự thành thực mà nhà văn tâm niệm không phải chỉ thuộc vào ý nghĩ chủ quan của nhà văn, mà nó có một cơ sở thực tế vững chắc. Đó là sự hiểu biết khá đầy đủ về đối tượng miêu tả của nhà văn. Tuy là nhà văn trong một trường phái văn học lãng mạn, nhưng Thạch Lam lại có điều kiện gần gũi và đồng cảm với người lao động nghèo. Bản thân nhà văn cũng đã từng nếm trải bao nỗi cay đắng chua chát của cuộc đời người trí thức nghèo có đầu óc những túi thì luôn trống rỗng. Như vậy có thể nói Thạch Lam có một vốn sống, một vốn hiểu biết khá sâu sắc về người lao động nghèo. Chỉ một nhận xét nhỏ của ông cũng chứng tỏ ông am hiểu tâm lí của những người nông dân “Sự thực người nhà quê chỉ yêu quý ruộng đất chừng nào họ là chủ ruộng đất ấy thôi. Và khi người nhà quê từ chối không chịu bỏ làng ra tỉnh hay đi nơi khác kiếm ăn ấy là vì sự giàng buộc của những thói quen sinh hoạt, những thói quen vật chất hay tinh thần hơn là lòng tha thiết với đồng

ruộng” [49 tr50]. Chính vì nhà văn là người cũng đã từng sống trong cảnh

nghèo khổ cho nên Thạch Lam mới hiểu và thông cảm cho cuộc đời của những con người nghèo khổ. Ông hiểu và thông cảm cho cuộc sống bấp bênh

38

không có tương lai của họ. Đó chính là điểm khác biệt giữa Thạch Lam và các nhà văn trong Tự lực văn đoàn.

Những con người nông dân suốt ngày vật lộn với miếng cơm, manh áo hiện lên khá chân thực trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê của Thạnh Lam. Cái đói gõ cửa từng nhà người dân nghèo ngụ cư như bác Hiền, bác Đối và nhất là nhà mẹ Lê. Đối với cái gia đình chưa bao giờ sung túc này thì những ngày nhịn đói liên tục đã trở nên bình thường và thường xuyên, không lối thoát. Mặc dù dứt ruột vì thương con vì cái đói, cái rét hành hạ, đến nỗi thịt da thâm tím lại như thịt con trâu chết, người mẹ khốn khổ ấy vẫn không sao kiếm được việc làm khả dĩ có thể kiếm chút ăn cho chúng cầm hơi. Có thể nói, vấn đề miếng cơm manh áo đã xuyên suốt truyện ngắn của Thạch Lam. Cái nghèo khổ truyền kiếp như thấm sâu vào trong cuộcc sống của những người dân lao động. Nó như một cái nợ ám ảnh, đeo đẳng suốt cuộc đời họ, “Bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình từ lúc bé đến bây giờ chỉ toàn là những ngày khổ sở nhọc nhằn. Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác

đã thấy nó rồi và từ đấy nó cứ theo liền bác mãi” [47 tr 36]. Cái chết của bác

Lê là sự vận động tất yếu của những kiếp người lầm than. Nó để lại trong lòng người đang sống những nỗi ám ảnh, nhưng với người chết có lẽ đó là một sự giải thoát, để thoát khỏi kiếp sống lầm than.

Như vậy trong các tác phẩm của Thạch Lam hình ảnh người nông dân nghèo ở thành thị và nông thôn chiếm một vị trí khá quan trọng. Nhà văn có một tình thương dành cho số phận của những con người nghèo khổ bất hạnh. Nhân vật người dân nghèo trong tác phẩm của Thạch Lam thường là những nhân vật chính diện, còn những kẻ nhà giàu thường mang tính cách xấu xa. Hoặc nhân vật có tính cách địa chủ như trong truyện Đứa con, tàn bạo như cụ Bá trong Nhà mẹ Lê, ngốc nghếch như Bân trong Sợi tóc. .. Lòng căm ghét những kẻ giàu có nhưng xấu xa của Thạch Lam tuy âm thầm, nhưng dữ dội,

39

nó gần như là một nỗi ám ảnh. Có lần Khái Hưng đọc đến tên một người bạn giàu sang Thạch Lam chau mày nói “ồ tôi ghét hắn ta lạ...trong cái má hắn ta

phinh phính, cái bụng hắn ta xệ xệ: [47 tr, 2]. Đây cũng có lẽ là tâm sự chung

của những người tiểu tư sản có học, có đọc, luôn suy nghĩ về nhân tình thế thái. Họ ghét cái đầu óc trưởng giả, cái nhân cách của kẻ trọc phú, không biết sống một cách thanh tao, thậm chí còn hết sức độc ác với những người nghèo khổ.

Cách xây dựng kiểu nhân vật người nghèo trong tác phẩm của Thạch Lam cũng mang một phong cách rất riêng. Họ được miêu tả bằng một số đường nét, chi tiết đơn sơ mang tính chất chấm phá nhưng vẫn hết sức chân thật. Cuộc đời họ không thi vị hóa như một số văn sĩ lãng mạn khác, nhưng ông cũng không miêu tả đến tận cùng những nỗi khổ sở điêu đứng có thể làm bi thảm thêm cuộc đời họ. Ở mảng đề tài này những tác phẩm của Thạch Lam có nét gần gũi với những nhà văn đương thời như Nam Cao, Nguyên Hồng.. Nhưng Thạch Lam nhìn hiện thực và đánh giá nó theo con mắt của riêng ông. Những truyện ngắn của Nguyên Hồng làm sống dậy cuộc sống lam lũ, cơ cực bần cùng của những người lao động nghèo khổ, ở các vùng ngoại ô, ngõ hẻm các thành phố lớn như ngoại ô Bạch Mai, ô Yên Phụ, bãi Phúc Xá, bãi Nhà Dầu ở Hà Nội...hay xóm Chợ con (Hải Phòng)..Nhân vật của Nguyên Hồng hiện lên với nỗi khổ cùng cực được miêu tả một cách khá tỉ mỉ. Trong những xóm nhà lá lợp tôn chen chúc, lúp xúp với những ngọn đèn leo lét ấy đêm đêm vẫn vang lên những tiếng vo vo của đàn muỗi và tiếng ú ớ trong giấc ngủ mệt nhọc của những người lao động nghèo...Những ngày mùa hè luôn luôn có tiếng ầm ầm xô xát nhau vì những chuyện nhỏ nhặt. Đọc truyện của Nam Cao người ta bắt gặp rất nhiều những cảnh cãi vã, chửi bới, đánh chửi nhau của những con người vốn đã khổ trăm bề. Còn tác phẩm của Thạch Lam trước cái khổ trăm bề con người chỉ biết âm thầm chịu đựng một mình “mỗi nhà đều

40

lặng lẽ âm thầm và chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng, hàng

xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khổ như nhau”[49. tr26]. Nhân vật của

Thạch Lam không bao giờ vì nghèo, vì bị đầy đọa mà trở nên điên rồ, liều lĩnh đến đường cùng, trở thành lưu manh, trộm cắp. Đó là một nét riêng biệt mà người đọc nhận ra sự khác biệt với các nhà văn đương thời.

Ngòi bút của Thạch Lam tỏ ra thận trọng khi khai thác các mặt tốt đẹp của người lao động. Trong các tác phẩm của nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, dân quê hiện ra như một đám người ngờ nghệch, dốt nát, ngu đần sống ù ì bản năng như những “con lợn không có tư tưởng”. Người nông thôn phần lớn là quê mùa cục mịch như những chú Mộc trong Hồn bướm mơ tiên hay có cử chỉ đến lố bịch như anh Vọi trong Trống mái. Thạch Lam không thể chấp nhận cách gán ghép cho những nhân vật của mình như vậy “Những đức tính

và tật xấu mà người dân quê thực không có” [49 tr 58]. Ông nhìn thấy những

niềm vui bình dị, những ước mơ nho nhỏ, những đức tính tốt đẹp tiềm ẩn trong họ. Cuộc sống đối với cô hàng xén vất vả quanh năm ấy là sự hi sinh vì mọi người. Trước cái chết của Bác Lê, những con người cùng khổ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, đồng bào. Dù ai nấy đều túng thiếu cả, nhưng họ đã “gom

góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng” [47 tr

30 ]. Người lính cũ của Thạch Lam lâm vào cảnh cùng quẫn, xuống đến cái chót dốc của sự bần cùng vẫn giữ được tính khí khái hiếm có. Thái độ nâng niu trân trọng của Thạch Lam thật khác xa với các tác giả trong cùng Tự lực văn đoàn với ông. Một nhân vật trong Lầm than đã từng thốt lên ; “ Khốn nạn, cái vui, cái sướng của bọn nghèo khổ thật trơ trọi thực chẳng đắt đỏ là

bao

Mặc dù vậy, Thạch Lam chưa đi sâu vào tìm ra căn nguyên của sự nghèo khổ, chưa đi sâu vào tìm hiểu bản chất giai cấp mà ông mới dừng lại ở chỗ băn khoăn, cảm thương chung với số phận người nghèo. Ông đã chủ quan và

41

ảo tưởng khi cho rằng “Chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ

để an ủi những người cùng khổ ấy”. Lòng trắc ẩn của ông tuy chân thành,

nhưng mới chỉ là thứ nhân đạo trừu tượng, do đó cuộc đời tầm thường đáng thương của người dân nghèo trong truyện ngắn của ông cứ lặng lẽ trôi đi, trong sự an phận, chịu đựng, cái thế giới tĩnh tại ấy dường như không thay đổi. Sự cam chịu ấy cũng là một đặc điểm thuộc về bản chất của một kiểu nhân vật phổ biến trong các tác phẩm của ông.

2.2.2. Nhân vật người phụ nữ.

Đối với các nghệ sĩ-dù sáng tạo trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, nhưng hình tượng người phụ nữ luôn có một sức mạnh, sự quyến rũ để các nhà văn hướng ngòi bút của mình đến. Và họ đã trở thành đề tài sáng tác của các thế hệ nhà văn từ cổ tới kim...Chỉ tính riêng trong văn học Việt Nam từ 1930-1945, người phụ nữ cũng nổi lên trong văn học như một hình tượng nghệ thuật hết sức quen thuộc và quan trọng. Ở mỗi tác giả bên cạnh những điểm chung, hình tượng này lại mang những nét rất riêng biệt. Người phụ nữ trong các tác phẩm của Thạch Lam đa số là những người mẹ, người chị, hiền lành chất phác, giản dị, chịu thương chịu khó theo đúng khuôn mẫu cổ truyền. Những con người này hoàn toàn phù hợp với khung cảnh nghệ thuật quen thuộc trong tác phẩm của Thạch Lam: Những làng quê, ngõ huyện thanh bình nhưng đìu hiu. Không gian ấy chính là của họ, là môi trường để họ sống và bộc lộ tính cách và bản chất. Thạch Lam hiểu họ và cũng rất yêu vẻ đẹp tiềm ẩn trong họ. Điều này thật khác với các nghệ sĩ lãng mạn khác, những bạn văn của ông thời ấy. Trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, hình

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam (Trang 36)