Câu hỏi giải thích và vận dụng (câu hỏi bậc cao)

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 78)

2 .6.1 Câu hỏi giải thích

3.4.1.2. Câu hỏi giải thích và vận dụng (câu hỏi bậc cao)

Nếu như ở loại câu hỏi sự kiện, xu hướng học sinh nam nhận được nhiều câu hỏi hơn học sinh nữ thì ở loại câu hỏi giải thích và vận dụng tình hình lại không như vậy. Kết quả trình bày ở bảng 3.1 cho thấy, ở cả 2 loại câu hỏi giải thích và vận dụng xu hướng học sinh nữ nhận được nhiều câu hỏi hơn học sinh nam, mặc dù sự chênh lệch này là không nhiều. Cụ thể, trung bình mỗi học sinh nữ nhận được số lượng câu hỏi giải thích là 1,81 câu hỏi, còn số lượng này ở học sinh nam chỉ là 1,28 câu hỏi. Tương tự, ở loại câu hỏi vận dụng, trung bình mỗi học sinh nữ nhận được 0,32 câu hỏi, trong khi số lượng này ở học sinh nam chỉ là 0,3 câu hỏi.

Như vậy có thể nhận định rằng, ở loại câu hỏi giải thích và vận dụng, có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, mặc dù sự khác biệt này là

không nhiều. Mặt khác, câu hỏi giải thích và vận dụng là nhóm câu hỏi nhận thức bậc cao, có chức năng phát triển tư duy sáng tạo, do vậy, đây mới thực sự là nhóm câu hỏi thể hiện năng lực, sáng tạo của học sinh. Khi gọi học sinh trả lời loại câu hỏi này, giáo viên thường muốn đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh khi tham gia giải quyết vấn đề. Trong khi kết quả cho thấy, học sinh nữ nhận nhận được nhiều câu hỏi loại này hơn học sinh nam. Điều này cho phép chúng ta kết luận bước đầu rằng, trên lớp học ở loại câu hỏi sáng tạo, xu hướng học sinh nữ được tạo cơ hội học tập nhiều hơn học sinh nam.

Tiếp tục so sánh sự khác biệt giữa các giáo viên ở từng lớp học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Khác biệt giới trong cách đặt câu hỏi nhận thức giữa các giáo viên đối với Hs nam và Hs nữ: Loại CH Giáo viên SL tiết học

CH sự kiện CH giải thích CH vận dụng Trung bình Hs nam Hs nữ Hs nam Hs nữ Hs nam Hs nữ Hs nam Hs nữ Giáo viên lớp 2 2 18 14 14 31 12 14 1,38 2,46 Giáo viên lớp 3 2 18 8 16 18 4 2 1,27 1,08 Giáo viên lớp 4 4 47 64 18 31 4 1 1,08 1,33 Giáo viên lớp 5 2 61 18 38 16 1 0 2,5 1,7

Kết quả thống kê ở bảng 3.2 cho thấy, có sự khác biệt giữa các giáo viên ở các lớp khác nhau. Cụ thể, trong khi giáo viên lớp 2 và giáo viên lớp 4 có xu hướng chỉ định học sinh nữ phát biểu nhiều hơn học sinh nam thông qua việc học sinh nữ trung bình nhận được nhiều câu hỏi nhận thức hơn học sinh nam (so sánh: Gv lớp 2: nam 1,38; nữ 2,46 và Gv lớp 4: nam 1,08; nữ 1,33), thì giáo viên lớp 3 và giáo viên lớp 5 lại có xu hướng chi định học học sinh nam phát biểu nhiều hơn học sinh nữ cũng thông qua chỉ báo học sinh nam nhận được nhiều câu hỏi nhận thức hơn học sinh nữ. (so sánh: Gv lớp 3: nam 1,27; nữ 1,08 và Gv lớp 5: nam 2,5; nữ 1,7).

Như vậy, sự khác biệt về cách chỉ định học sinh phát biểu này phản ánh phần nào sự khác biệt trong phong cách giảng dạy của từng giáo viên.

Từ những kết quả cụ thể trên, cho phép chúng ta kết luận rằng có sự khác biệt trong câu hỏi nhận thức của giáo viên đối với học sinh nam và học sinh nữ. Mặc dù sự khác biệt không nhiều nhưng đã thể hiện xu hướng trên lớp học học sinh nữ được tạo cơ hội học tập nhiều hơn học sinh nam thông qua việc học sinh nữ nhận được nhiều câu hỏi nhận thức từ giáo viên hơn học sinh nam.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 78)