Câu hỏi sự kiện (câu hỏi bậc thấp)

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 77)

2 .6.1 Câu hỏi giải thích

3.4.1.1. Câu hỏi sự kiện (câu hỏi bậc thấp)

Trên lớp học, giáo viên sử dụng câu hỏi sự kiện nhằm giúp học sinh tái hiện lại kiến thức và giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học.

Về tâm lí nhận thức với học sinh bậc tiểu học, sự phát triển trí tuệ chưa cao, khả năng và năng lực khái quát chưa lớn. Vì vậy kĩ thuật miêu tả, tường

thuật, tái hiện cần phải được củng cố vững chắc, sau đó mới đi sâu vào bản chất. Chính vì vậy, câu hỏi sự kiện chiếm một tỷ lệ lớn trong bài học. Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy, loại câu hỏi này chiếm tỷ lệ lớn nhất (gần 60%) trong tổng số các câu hỏi nhận thức được giáo viên sử dụng và loại câu hỏi này thường hướng đến 4 loại hoạt động tư duy: yêu cầu học học sinh nhận biết các thông tin, sự kiện đơn giản; nhắc lại nội dung đã học; hoàn chỉnh ý tên gọi sự vật hoặc khái niệm; xác nhận tính đúng sai của thông tin. Mục đích sử dụng loại câu hỏi này, giáo viên muốn kiểm tra xem học sinh có biết (nhớ, nhắc lại được) các kiến thức đã học từ trước hay không. Do vậy, những câu hỏi này đánh giá mức độ nhận thức thấp nhất.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, ở loại câu hỏi sự kiện, học sinh nam lại nhận được nhiều câu hỏi hơn học sinh nữ. Cụ thể, trung bình mỗi học sinh nam nhận được 2,15 câu hỏi sự kiện từ giáo viên, trong khi số lượng này ở học sinh nữ chỉ là 1,96. Như vậy, ở loại câu hỏi sự kiện có sự khác biệt giới giữa học sinh nam và học sinh nữ. Tuy nhiên, câu hỏi sự kiện là loại câu hỏi đánh giá mức độ nhận thức thấp nhất cho nên chúng ta chưa đủ cơ sở để có thể kết luận được rằng, học sinh nam được tạo cơ hội học tập nhiều hơn học sinh nữ.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học và sự khác biệt giới (Trang 77)