2 .6.1 Câu hỏi giải thích
2.6.2.1. Phản hồi tích cực ,,,
Phản hồi tích cực là những nhận xét, đánh giá của giáo viên đối với những câu trả lời hay phần thực hành đúng của học sinh so với đáp án của giáo viên. Dựa trên nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy có những kiểu phản hồi tích cực dưới đây:
(1) Khen ngợi
Giáo viên thường đưa ra lời khen ngợi chung cho cả lớp hoặc từng học sinh, đặc biệt giáo viên hay sử dụng loại phản hồi này đối với phần thực hành hoặc câu trả lời cho câu hỏi khó. Ví dụ:
(47) Gv: - Trong vườn trường của ta có rất nhiều cây cảnh này, cây ăn quả này vậy thì nhiệm vụ của bản thân chúng ta ở trường này là gì? Cô mời Hà.
Hà: - Em thưa cô là phải chăm sóc cây ạ. Gv: - Em nói cả câu nào?
Hà: - Em thưa cô...
Gv: - Nhiệm vụ của chúng ta là...
Hà: - Nhiệm vụ của chúng ta ở trường là chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ cây ạ.
Gv: - À, cả lớp khen bạn nào. Rất tốt.
(Tập đọc, lớp 3) (48) Gv: - Cả lớp có đồng ý như vậy không?
Hs: - Có ạ.
Gv: - Các bạn đều rất giỏi. Tuyên dương cả lớp nào!
(Khoa học, lớp 4)
(2) Chấp nhận trực tiếp
Loại phản hồi này thường được thể hiện bằng các từ và tiểu từ: rồi, ừ, à, đúng, à đúng rồi, rất chính xác...Ví dụ:
(49) Gv: - Ai đồng ý với ý kiến của bạn Mai Phương? Hs: - Giơ tay
Gv: - Rồi.
. (Ngữ pháp, lớp 3) (50) Gv: - Thế em có biết trạng ngữ trong câu này là gì không?
HS: - Em thưa cô trạng ngữ trong câu này là "trong tà áo dài ạ". Gv: - Rất chính xác. Em ngồi xuống.
(Luyện từ và câu, lớp 5)
(3) Xác nhận gián tiếp bằng cách chuyển lượt lời
Trên lớp học, khá nhiều phản hồi của giáo viên thuộc loại này. Giáo viên gián tiếp xác nhận câu trả lời đúng của học sinh bằng việc chuyển tiếp sang một câu hỏi khác hoặc một học sinh khác.
(51) Gv: - Câu hỏi tiếp theo: em có yêu những con vật đấy không? Bạn Trung Sơn.
Hs: - Con thưa cô có ạ.
Gv: - Bạn khác nào! cô mời Huyền. Hs: - Con thưa cô có ạ.
Gv: - Chúng ta có yêu các con vật đó không? Hs: - (Đồng thanh) Có ạ.
(Tập đọc, lớp 1)
(4) Lặp lại câu trả lời đúng
Khá nhiều phản hồi của giáo viên nhắc lại câu trả lời của học sinh với ngữ điệu khẳng định, hoặc nhấn mạnh với hàm ý rằng câu trả lời của học sinh là đúng. Đôi khi hàm ý này được giáo viên diễn giải ngay sau lời nhắc lại câu trả lời của học sinh. Ví dụ:
(52) Gv: - Cô giáo đã hướng dẫn rồi, khi đặt phép tính cần chú ý điều gì nhở? Các chữ số trong một hàng phải thế nào?
Hs: - Bằng nhau ạ.
Gv: - Bằng nhau. Các chữ số trong một hàng phải thẳng với nhau, như thế thì chúng ta mới tính đúng.
(Toán, lớp 2)
(5) Xác nhận bằng câu hỏi siêu ngôn ngữ
Đây là loại phản hồi được giáo viên sử dụng khá thường xuyên trên lớp học. Ở loại phản hồi này, giáo viên thường thực hiện bằng việc đặt câu hỏi cho các học sinh khác để yêu cầu nhận xét hoặc xác nhận câu trả lời đó đúng hoặc sai. Ví dụ:
(53) Gv: - Có thể khi bố mẹ đi làm về thấy nhà cửa hôm nay rất là sạch sẽ thì bố mẹ chúng ta sẽ nói với chúng ta điều gì nhở? Cô mời Thanh.
Hs: - Dạ thưa cô là ôi hôm nay con quyét dọn nhà cửa sạch sẽ quá. Gv: - Cô mời 1 bạn nhận xét nào? Cô mời Tú nhận xét.
Tú: - Em thưa cô bạn Trà trả lời đúng rồi ạ.
Gv: - Đấy là lời mẹ bạn Thanh khen bạn Thanh, đúng không?
(Tập làm văn, lớp 2) (54) Gv: - Chúng ta chữa bài 6. Chúng ta đánh dấu hỏi chấm ở những chỗ
nào? Trung Sơn?
HS: - Con thưa cô đánh dấu hỏi ở chỗ: em có yêu các con vật ấy không ạ.
Gv: - Bạn Trung Sơn đánh dấu hỏi vào chỗ:em có yêu các con vật ấy không? Đúng không cả lớp nhở?
Hs: - Có ạ.
(Ngữ pháp, lớp 4)
Đây là 5 loại phản hồi tích cực được giáo viên sử dụng khá thường xuyên và xen kẽ nhau trong mỗi tiết học.