6. Cấu trúc của luận văn
3.4. Giọng điệu thơ
“Giọng điệu là một hiện tượng nghệ thuật, là phương tiện biểu hiện quan trọng của chủ thể sáng tạo, đồng thời còn là một biểu hiện của thi pháp trong những thời đại thi ca nhất định” . Giọng điệu chung của thơ cách mạng
là tiếng nói hào sảng của thời đại cách mạng, là tiếng nói tha thiết yêu thƣơng, là giọng ru êm ái, ngọt ngào... Nhƣng sau chiến tranh, lịch sử đã sang trang, thế giới tâm hồn và cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ đối với cuộc sống cũng thay đổi. Những giọng điệu thơ phổ biến trƣớc đây không còn phù hợp, thơ cần những giọng điệu mới.
Thơ hiện nay ngày càng đa dạng, phong phú về giọng điệu. Bởi các nhà thơ đƣơng đại có ý thức mạnh mẽ về bản sắc cá nhân và cá tính sáng tạo nên luôn cố gắng tạo ra giọng điệu riêng. Mặt khác, cuộc sống đƣợc cảm nhận nhiều chiều với những quan niệm thẩm mỹ khác nhau cũng quy định những giọng điệu khác nhau.
3.4.1. Giọng giãi bày, tâm sự
Khi nghiêng về cảm hứng đời tƣ, giọng giãi bày, tâm sự trở nên nổi trội. Giọng điệu này xuất phát từ nhu cầu muốn đƣợc bày tỏ, muốn đƣợc khẳng định cái tôi cá nhân của con ngƣời thời nay.
Làm thơ là cách nhà thơ trải nỗi lòng trên trang giấy, để mong tìm ở ngƣời đọc mối dây đồng cảm, sẻ chia. Ta thƣờng bắt gặp trong thơ hiện nay hình thức tự bạch. Đây thực chất là dạng độc thoại nhằm phơi bày cái tôi của mình. - Giọng điệu trần thuật
- Giọng trữ tình thấm thía
- Giọng thủ thỉ,tâm tình đạm chất suy tƣ chiêm nghiệm
Giọng giãi bày, tâm sự còn đƣợc thể hiện qua hình thức đối thoại. Bằng hình thức này, nhân vật trữ tình hƣớng tới một đối tƣợng nào đó để bộc lộ tình cảm của mình
3.4.2. Giọng chiêm nghiệm, triết lý
Trầm tƣ, triết lý cũng là giọng điệu chủ yếu trong thơ hiện nay. Giọng điệu này thƣờng gắn với đề tài thế sự, thể hiện những nhận thức, suy ngẫm của nhà thơ về cuộc sống.
Suy ngẫm về nhân sinh bao giờ cũng là vấn đề trăn trở nhất của con ngƣời mọi thời đại.
Con ngƣời ngày nay là con ngƣời hay triết lý. Không chỉ triết lý về nhân sinh, con ngƣời còn triết lý về mọi vấn đề khác của cuộc sống
3.4.3. Giọng tự sự khách quan
Giọng điệu truyền thống của thơ là trữ tình, tha thiết. Nhƣng nhiều nhà thơ hiện nay một mặt không muốn ở mãi ở trong từ trƣờng cảm xúc đó, mặt khác muốn để ngƣời đọc đƣợc tự do suy nghĩ và cảm nhận, không bị dẫn dắt bởi cảm xúc của nhà thơ nên đã sử dụng giọng điệu tự sự khách quan. Đặc trƣng của giọng điệu này là chỉ kể chứ không bộc lộ cảm xúc. Tuy vậy, ẩn sau lời tự sự khách quan ấy, bao giờ cũng thể hiện một thái độ của tác giả đối với cuộc sống.
3.4.4. Giọng cảm thương
Giọng cảm thƣơng là giọng chủ đạo khi nhà thơ suy ngẫm về số phận con ngƣời. Xúc động nhất là những vần thơ viết về ngƣời thân, về ngƣời bà, ngƣời mẹ, ngƣời chị... cả đời vất vả, hy sinh
Bên cạnh những giọng điệu trên, ta còn thấy trong thơ hiện nay sử dụng nhiều giọng điệu khác nữa.dùng giọng điệu nghi vấn để thể hiện những hoài nghi của mình về nhân tình thế thái
KẾT LUẬN
Thơ Việt Nam thế kỷ XXI là một dòng thơ đang lƣu chuyển, đang vận động không ngừng để xác lập những giá trị mới nhằm đƣa thơ thoát ra khỏi sự khủng hoảng. Đây cũng là một thời kỳ mà gƣơng mặt thơ ca rất đa dạng, phức tạp với sự hiện diện cùng lúc nhiều loại hình giá trị: trung tâm và ngoại vi, chính thống và phi chính thống, cao sang và suồng sã, cổ điển và phi cổ điển.
Trong sự vận động của thơ đƣơng đại, về mặt nội dung, có thể dễ dàng nhận ra, đi vào các vấn đề thế sự, đời tƣ là hƣớng khai thác phù hợp với tình hình xã hội hiện nay và phù hợp với thị hiếu của độc giả. Đây cũng là sự tiếp tục những mạch cảm hứng chính của thơ ca cuối thế kỷ XX, nhƣng đã có sự điều chỉnh. Nếu thơ cuối thế kỷ XX có sự sa đà vào khía cạnh đời tƣ, tạo cảm giác thơ toàn nói đến cái vụn vặt, bé nhỏ, thì thơ đầu thế kỷ XXI quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề thế sự, trong đó có những vấn đề của dân tộc và nhân loại; qua đó thể hiện trách nhiệm công dân, thể hiện nhân cách của
ngƣời nghệ sĩ đối với cuộc đời. Các vấn đề thế sự trong thơ Việt Nam mƣời năm đầu thế kỷ XXI rất đa dạng, phong phú bao gồm những suy ngẫm của con ngƣời thời nay về chiến tranh, về hiện trạng suy thoái đạo đức trong thời buổi kinh tế thị trƣờng, về giá trị của thơ ca..., bên cạnh đó là những lạc quan về cuộc sống tƣơi đẹp trong tƣơng lai, là những suy ngẫm thấm thía về các giá trị truyền thống nhƣ văn hóa, quê hƣơng, thiên nhiên, về thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến... Cảm hứng thế sự chiếm vai trò chủ đạo đã mở rộng bình diện phản ánh hiện thực trong thơ, giúp thơ luôn bám sát và song hành cùng cuộc sống. Cũng vì lẽ đó mà thơ hôm nay giàu tính thời sự và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Bản chất của thơ trữ tình là ý thức về cái tôi, về giá trị bản thân, về quyền sống, quyền làm ngƣời, bởi vậy cảm hứng đời tƣ cũng là một trong hai mạch cảm hứng chính của thơ hiện nay. Con ngƣời trong thời đại kinh tế thị trƣờng phải chịu đựng nhiều sự xáo trộn, đổ vỡ, với nhiều cô đơn, đau khổ, nhƣng họ luôn thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi không chịu gục ngã. Khẳng định con ngƣời cá tính là nội dung nổi bật trong những tác phẩm mang cảm hứng đời tƣ. Bên cạnh đó thơ cũng thể hiện thế giới nội tâm vô cùng phong phú của con ngƣời với những tình cảm rất con ngƣời nhƣ tình yêu, tình cảm gia đình, bè bạn. Thơ cũng chạm đến chiều sâu tâm linh của con ngƣời thời nay với niềm tin tôn giáo, thế giới của tiềm thức, vô thức, khiến đời sống bên trong của con ngƣời hiện lên đầy đủ hơn, sinh động hơn và qua đó thơ cũng đạt đƣợc giá trị nhân bản mới.
Khi cảm hứng thế sự và đời tƣ giữ vai trò chủ đạo thì tất yếu hình thức thơ cũng có sự biến đổi cho phù hợp với nội dung cần biểu hiện. Khuynh hƣớng tự do hóa hình thức thơ, xâm nhập chất văn xuôi vào thơ là để đáp ứng nhu cầu mở rộng bình diện phản ánh. Hiện thực đời sống cũng nhƣ hiện thực tâm hồn không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ vần, luật mà tràn ra trên trang
giấy. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ cũng có nhiều thay đổi. Trong thơ đầu thế kỷ XXI, bên cạnh ngôn ngữ trong sáng, giản dị và ngôn ngữ hàm súc vốn là hai loại ngôn ngữ phổ biến của thơ, có sự gia tăng đáng kể ngôn ngữ đời thƣờng, trần tục. Điều này xuất phát từ hai lí do, đó là khuynh hƣớng mở rộng tự do, dân chủ cho thơ và sự ảnh hƣởng của quan điểm mỹ học hậu hiện đại. Tuy vậy, ở một số tác giả, nhóm tác giả việc sử dụng ngôn ngữ trần tục đã bị đẩy đến mức cực đoan tạo nên sự phản cảm. Về hình ảnh, đáng chú ý nhất là sự chiếm ƣu thế của các hình ảnh của cuộc sống đời thƣờng, phù hợp với vai trò chủ đạo của cảm hứng thế sự, đời tƣ trong thơ hiện nay. Bên cạnh đó là sự gia tăng các hình ảnh siêu thực trong nỗ lực làm lạ hóa thơ của các tác giả có xu hƣớng cách tân. Thơ hôm nay cũng có sự đa dạng, phong phú về giọng điệu. Đó là hệ quả tất yếu của sự đa dạng, phức tạp trong đời sống tình cảm, cảm xúc của con ngƣời. Ngoài ra thơ đầu thế kỷ XXI cũng ghi nhận những cách tân táo bạo về mặt hình thức trong nỗ lực muốn làm mới thơ nhƣ những thể nghiệm theo lối Tân hình thức và hậu hiện đại. Tuy rằng những thử nghiệm ấy chƣa có nhiều giá trị nhƣng đó là những bƣớc thử nghiệm cần thiết để tìm con đƣờng phát triển cho thơ hiện nay.
Nói đến phong cách , ngƣời ta nghĩ đến ngay sự ổn định, nhất quán, xuyên suốt trong cả quá trình sáng tác. Phong cách thơ Trần Quang Quý cũng vậy, không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong ngày một ngày hai, mà nó đƣợc hình thành và phát triển dần trong quá trình sáng tác và sự trao đổi, học hỏi, tìm tòi có chọn lọc hƣớng đi cho thơ mình. Thơ Trần Quang Quý mang âm hƣởng hiện đại đƣợc thể hiện qua chất liệu tạo thành nhƣ: thể thơ tự do, hình ảnh gần gũi, sinh động bám sát thực tiễn, ngôn ngữ giản dị nhƣng đậm chất suy tƣ, giọng điệu trữ tình thấm thía,…
Trần Quang Quý là một nhà thơ có ý thức làm mới, làm giàu ngôn ngữ thi ca, một ngƣời “muốn làm khác những gì đã cũ ở ngay mình”. Trong bảng ghi danh các tác giả nỗ lực đổi mới thơ Việt đƣơng đại có tên Trần Quang Quý một cách đƣờng hoàng. Anh đến sau một nhịp so với nhiều nhà thơ cùng lứa, cũng đƣợc độc giả biết đến có phần muộn hơn. Nhƣng lại là một trong những ngƣời thể hiện rõ khát vọng muốn làm cho câu thơ Việt khác trƣớc, ngôn ngữ và thi ảnh khác trƣớc. Trần Quang Quý có một nẻo đi riêng biệt nhƣng luôn ý thức về những giá trị mà thơ ca cần hƣớng tới. Có ý thức đổi mới nhƣng anh không đánh cƣợc với sự may rủi. Cách tân cần bản lĩnh, cần “có vốn”, nhƣng không thể bằng tâm thế may rủi. Những tác phẩm của anh đa phầntừ chối lối viết hậu hiện đại đang trở thành mốt, bởi đó không phải là thế mạnh, con đƣờng lâu dài của Trần Quang Quý, nó chỉ là một kinh nghiệm tham khảo đối với ngƣời làm thơ này. Sự đổi mới ở Trần Quang Quý xem ra có phần bình tĩnh hơn, đỡ ồn ào hơn nhiều so với nhiều tác giả thƣờng tuyên bố cách tân đƣơng thời; ngƣời viết ở tập này vẫn đề cao “huyết mạch truyền thống”, vẫn thấy có một sợi dây truyền thống gắn bó từ trong tiềm thức, vô thức mỗi ngƣời cầm bút. Trần Quang Quý tiếp tục vun đắp cho những mỹ cảm truyền thống nhƣng lại có đƣợc ngôn ngữ mới mẻ; một nhà thơ có sự lai
trộn giữa lối viết truyền thống và ngôn ngữ hiện đại; và đó chính là giá trị nổi bật của Trần Quang Quý.
Xin mƣợn lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo để kết thúc luận văn này : Không hiểu vì sao khi đọc thơ Trần Quang Quý, trong đầu tôi cứ bảng lảng hai câu thật giản dị: “Gửi nhớ cho quên gửi buồn cho cũ”, và “Tôi buồn quá vì em xinh đẹp quá” . Đấy là tâm trạng của anh trong đời, là quan niệm về nhớ – quên, buồn – cũ, buồn quá – đẹp quá, hay là chính tâm trạng của tôi sau khi đọc thơ anh? Thật khó mà giải thích rõ ràng.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Arixtôt - Lƣu Hiệp (1961), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa- Nghệ thuật, Hà Nội.
[2]. Lại Nguyên Ân (1986), “Tìm giọng mới thích hợp với ngƣời thời mình”, Báo Văn nghệ, (15 ), tr.11.
[3]. Lại Nguyên Ân (2004), “Nhà quê” và thơ lục bát”, Báo Văn nghệ, (1+2), tr 29.
[4]. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hóa thông tin và thể thao- Trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
[5]. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục. [6]. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại(1945 1975), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[7]. Trần Hòa Bình- Lê Dy -Văn Giá ( 2003), Bình văn, NXB Giáo dục. [8]. Phạm Quốc Ca (2003), Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
[10]. Hoàng Nhuận Cầm (1994), Mắt thẳm, Tạp chí Tác phẩm mới, số 3, 1994.
[11]. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
[12]. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học, phần Tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
[13]. Lê Tiến Dũng (1998), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[14]. Đoàn Ánh Dƣơng (2007), Nhân đọc Siêu thị mặt của Trần Quang Quý, Nxb Hội Nhà văn, 2006.
[15]. Trần Thanh Đạm (2003), “Thử nhìn lại văn học Việt Nam sau 1975…”, Tạp chí nhà văn, (9/2003), tr.19-23.
[16]. Hữu Đạt ( 2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[17]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
[18]. Nguyễn Đăng Điệp (2004), Trần Quang Quý và đồ thị của những giấc mơ, Báo thơ, số 15, 9/2004.
[19]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội. [20]. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[21]. Hà Minh Đức (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[22]. Hà Minh Đức (Chủ biên) ( 1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[23]. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội.
[24]. Trinh Đƣờng (1999), Thơ Việt Nam thế kỷ XX chọn lọc và bình, Nxb Thanh niên
[25]. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[26]. Hồ Thế Hà (2005), “Nghĩ về tính triết lý trong thơ”, Nghiên cứu văn học (9), tr.110-116.
[27]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[28]. Nguyễn Văn Hạnh (1998), “Suy nghĩ về thơ Việt Nam từ sau năm 1975”, Tạp chí văn học ( 9), tr.8-12.
[29]. Nguyễn Văn Hạnh( 1987), “ Đổi mới tƣ duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật”, Tạp chí văn học ( 2), tr.9-12.
[30]. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1999), Lý luận văn học- Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo duc, Hà Nội.
[31]. Hegel (1998), Mĩ học, tập I (Phan Ngọc dịch, chú giải và giải thích), Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
[32]. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Văn học.. [33]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [34]. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học ( Bộ mới), Nxb Thế giới.
[35]. Lê Huy Hòa- Nguyễn Bình Phƣơng biên soạn (2002), Những bậc thầy văn
chƣơng, Nxb Văn học, Hà Nội.
[36]. Nguyễn Thái Hòa (1999), “Tiếng Việt và thể thơ lục bát”, Tạp chí văn học (2), tr.37-42.
[37]. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
[38]. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
[39]. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
[40]. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội.
[41]. Phạm Khải (1991), Viết tặng em trong ngôi nhà chật, Hà Nội mới, 12/8/1991.
[42]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[43]. Nguyễn Thụy Kha (2002), Bóng thế kỷ, Nxb Đà Nẵng.
[44]. M.B. Khrapchenkô (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực và con ngƣời, Nxb
Khoa học xã hội , Hà Nội.
[45]. M.B. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn
học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[46]. M.B. Khrapchenkô (2002), Những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[47]. Lê Đình Kỵ - Phƣơng Lựu (1983), Cơ sở lý luận văn học tập III, Nxb giáo dục, Hà Nội.
[48]. Lê Đình Kỵ (1991), “Đối thoại với văn học dân gian và bản lĩnh của ngƣời viết”, Tạp chí văn học,( 5), tr.30-31.
[49]. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900- 1945, Nxb Văn hóa thông tin HN.
[50]. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[51]. Mã Giang Lân ( 1989 ), “Thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học (1), Hà Nội. [52]. Mã Giang Lân (2006), “ Văn học hiện đại Việt Nam. Vấn đề - Tác giả” NXB GD
[53]. Phong Lê (1997), Văn học Việt Nam trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[54]. Phong Lê (2001), Một số gƣơng mặt văn chƣơng - học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục.
[55]. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lƣu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện
đại, Nxb Lao động, Hà Nội.
[56]. Phƣơng Lựu (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
[57]. Phƣơng Lựu (2002), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học, Nxb Văn
hóa -Thông tin, Hà Nội.
[58]. Vân Long (1991), Điểm gặp, Nhân dân chủ nhật, số 25, 16/6/1991. [59]. Vân Long (1995), Nỗi ám ảnh tháng ba, Thế giới mới, số 156, 23/10/1995.
[60]. Nguyễn Đăng Mạnh (1986), Các nhà văn nói về văn, II, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[61]. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) (1992), Tác giả văn học Việt Nam - tập 2, Nxb Giáo dục.
[62]. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục , Hà Nội.
[63]. Trần Nhuận Minh (2001), “Ngôn ngữ thơ hiểu thế nào cho phải?”, Ngôn ngữ,
(6), tr. 54-55.