6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Ngôn ngữ trong thơ
Thơ ca nói riêng và văn chƣơng nói chung là nghệ thuật ngôn từ, một nghệ thuật dùng ngôn từ để khám phá và biểu hiện. Vậy thì muốn hiểu đƣợc, cảm thụ đƣợc nghệ thuật đó phải bắt đầu từ ngôn từ. Ngôn từ sẽ làm hiện lên vẻ đẹp hình thức, tƣ tƣởng, tâm sự mà nhà thơ muốn gửi gắm vào đứa con
tinh thần do chính họ tạo tác. “Các nghệ thuật khác tuyệt đại bộ phận thường lấy chất liệu biểu đạt trong khách thể (màu sắc, đường nét, âm thanh, hình khối, các loại vật liệu được gia công…). Văn chương có cái khác, chất liệu ngôn ngữ nằm trong chủ thể (người nói) bởi vậy, việc sử dụng cái chất liệu đó có mối quan hệ rất đặc biệt với sở biểu của sản phẩm. Người sáng tác, trực tiếp thể hiện khả năng tri nhận và khả năng tái tạo thế giới trong ngôn ngữ riêng của chính mình. Họ không lấy cái của thế giới để mô tả thế giới mà lấy ngay ở cái vốn riêng của bản thân mình. Đó là ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật . Mỗi thời đại khác nhau thì ngôn ngữ thơ khác nhau bởi tƣ duy của con ngƣời không giống nhau giữa các thời đại. Sang thế kỷ XXI, có nhiều điều cần phải đặt ra và suy nghĩ lại trong ý thức tƣ duy mới nhằm hình thành và phát triển một cách nhìn mới, một cách hiểu mới. Xã hội có nhiều biến đổi, mọi suy nghĩ đƣợc giải phóng, mọi sản phẩm vật chất tinh thần đƣợc tăng cƣờng với tốc độ lớn. Sáng tác thơ xét về kết quả thành tựu là phải có nhiều sản phẩm, nhiều tác phẩm. Quan niệm, châm ngôn “quý hồ tinh bất quý hồ đa” đã bị những tƣ duy năng động vƣợt qua. Ý nghĩ về thơ thay đổi, “nàng thơ” bây giờ hiện ra trong những “bộ cánh” có khi lộng lẫy, có lúc bình thƣờng, lam lũ trong cuộc sống trần tục. Vì vậy, ngôn ngữ trƣớc đây không thể phù hợp nữa. “Cuộc sống đích thực và chân lý thơ ca không phải luôn đồng nhất với các mệnh đề ngôn ngữ phổ biến. Nhiều khi do nó mang nhiều những chiều kích lớn hơn, tinh vi hơn, bí ẩn hơn ngôn ngữ nên nó phải phá tung bộ áo ngôn ngữ khô cứng, chật chội để hiện ra trong sinh thể quyến rũ và vạm vỡ của sự sống và nhiều khi của chính lịch sử. Đó chính là cuộc sống đang tuôn chảy trong tiềm thức, vô thức của nhà thơ, cuốn trôi đi các bờ đê ngôn ngữ tạo nên một thác lũ, một phù sa mới” (Đỗ Minh Tuấn).
Hòa cùng với làm sóng phát triển, sự cách tân của các nhà thơ đầu thể kỷ XXI, trong thơ của Trần Quang Quý vẫn sử dụng nhiều dạng ngôn ngữ
nhƣ Ngôn ngữ đời thƣờng, trần tục; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; ngôn ngữ hàm súc để chuyển tải cái tâm tình của mình tƣơng giao cùng bạn đọc.
3.3.1. Ngôn ngữ đời thƣờng, trần tục:
Xu hƣớng đƣa vào thơ những câu nói thƣờng đã có từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp trong thơ Trần Mai Ninh, Hữu Loan và sau đó là thơ Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hồng Nguyên, Chính Hữu… Hƣớng về đối tƣợng là quần chúng công, nông, binh thơ chuộng sự chân thành, mộc mạc, giản dị, biểu hiện trƣớc hết là ở ngôn ngữ thơ gần với lời ăn tiếng nói thƣờng ngày. Trong thơ đƣơng đại, việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng, suồng sã không phải để phù hợp với lời ăn tiếng nói của nhân dân mà là do xuất phát từ điểm nhìn có tính chất dân chủ hoá, thể hiện cái nhìn của nhà thơ về đời sống, về quan niệm thẩm mỹ. Thơ không còn là địa hạt của những gì cao sang, thanh khiết, thơ gắn với cuộc sống đời thƣờng, bởi vậy ngôn ngữ thơ cũng phải có cái lấm lem, trần tục.
Việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng có ý nghĩa tạo dựng một không khí, một màu sắc đƣơng thời trong thơ. Tức là mỗi thời đại đều có lớp ngôn ngữ đặc trƣng cho thời đại ấy. Nếu nhƣ trong thơ kháng chiến, ta hay bắt gặp những từ nhƣ đồng chí, đồng đội, giải phóng quân, độc lập,... (trong thơ viết về đề tài ngƣời lính) hoặc lợn, gà, sắn, khoai,…(trong thơ viết về đề tài sinh hoạt kháng chiến) thì trong thơ đƣơng đại ta thấy xuất hiện những thuật ngữ chỉ có trong thời đại này: “Tôi bây giờ bận nhắn tin và mải mê trên bàn phím / Trong thế hệ “ngón tay cái” này / Quạt giấy và quạt mo biết vịn vào đâu?
(Nhật ký Hà Nội - Bùi Tuyết Mai), “Tình đã nghẽn mạch, chẳng giao thoa, không hồi âm, đồng vọng / Chúng mình đã ngoài vùng phủ sóng.” (Ngoài vùng phủ sóng - Quang Khải). Những từ nhƣ bàn phím, thế hệ ngón tay cái, nghẽn mạch, phủ sóng chỉ có thể là sản phẩm của thời đại cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay.
Việc gia tăng ngôn ngữ đời thƣờng trong thơ hiện nay còn là hệ quả tất yếu của quá trình xâm nhập chất văn xuôi vào thơ. Chất văn xuôi biến ngôn ngữ thơ từ mƣợt mà, giàu nhạc tính thành ngôn ngữ kể, không giản lƣợc, không ẩn dụ, không vần điệu. Nói cách khác ngôn ngữ thơ bị văn xuôi hoá, ví dụ nhƣ đoạn thơ sau: “Mùa hè / Ngày ít nhất hai lần tôi qua cầu Chương Dương / Có người đi cạnh tôi ước / Giá dòng nước Hồng cuồn cuộn như dòng người trên cầu / Người khác lại mơ / Giá dòng người trên cầu lững lờ như dòng nước dưới sông / Tôi vô cảm đốt những ước mơ ấy và nhả khỏi lên trời.” (Nhả khói lên trời - Lê Thái Sơn). Nếu chúng ta bỏ đi việc xuống dòng thì đoạn thơ trên không khác một đoạn văn tự sự là mấy. Trong thơ hiện nay, những bài thơ nhƣ thế rất phổ biến, đặc biệt trong sáng tác của những nhà thơ có xu hƣớng cách tân nhƣ Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Dƣơng Kiều Minh, Vi Thuỳ Linh,...
Với quan niệm cần phải mở rộng dân chủ hoá trong thơ ca, sự gia tăng ngôn ngữ đời thƣờng, trần tục là một lẽ tất yếu. Tuy vậy việc sử dụng loại ngôn ngữ này cũng không thể tuỳ tiện. Khi ngôn ngữ đời thƣờng đƣợc sử dụng một cách có chừng mực, đúng hoàn cảnh, nó đem lại những giá trị biểu đạt bất ngờ. Ngôn ngữ đời thƣờng trần tục giúp Vi Thùy Linh thể hiện những khát vọng, những ẩn ức tính dục không thể kìm nén: “Một đêm căng tròn muốn vỡ / Phát điên nhớ cái hôn phát điên...” (Chân dung); nó cũng giúp Phan Huyền Thƣ thể hiện rất thật trạng thái tiêu cực đầy thù hằn, bất mãn của tâm hồn bị tổn thƣơng: “Mỗi ngày những lưỡi dao lại gầy hơn. Thật khủng khiếp vì không biết làm gì với một bụng dao găm đã được lau chùi sáng bóng bằng nước bọt và miếng giẻ tình nghĩa xơ mướp” (Lỗ thủng). Tuy vậy, trên thực tế, không ít ngƣời đã lạm dụng ngôn ngữ đời thƣờng trần tục và đẩy ngôn ngữ thơ đến chỗ cực đoan, ví dụ nhƣ nhóm Mở Miệng (gồm Lý Đợi, Khúc Duy, Bùi Chát, Phan Bá Thọ) chẳng hạn. Lấy cớ tiếp thu quan điểm mỹ
học hậu hiện đại (quan điểm mỹ học hậu hiện đại chủ trƣơng xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống thƣờng ngày, phá bỏ những giai tầng văn hóa quý phái và văn hóa đại chúng), các nhà thơ này chối bỏ ngôn ngữ truyền thống hàm súc, trong sáng và chỉ chuộng ngôn ngữ trần tục. Không chỉ “bê” nguyên ngôn ngữ đời thƣờng vào thơ, Bùi Chát còn giữ nguyên lối phát âm địa phƣơng bị cho là ngọng so với lối phát âm chuẩn: “Tôi lém lước bọt nên tường / tôi yêu những người đàn bà đang nà chuột jưới cống / tôi thấy em mặc cuần nót mười ngàn ba cái mua ở vỉa hè / xách không nàm tôi tốt hơn mỗi khi chủ nhật / tôi nhìn tôi bay chên chời / tôi hành hạ tôi ba bữa / tôi đâm ja / tôi cêu đòi chữ ngĩa…” (Đâm ja). Không chỉ thế, đôi khi các nhà thơ này còn đẩy ngôn ngữ thơ đến độ thô thiển khi sử dụng những từ ngữ dung tục một cách sống sƣợng, làm xấu xí hình ảnh của “nàng thơ”.
Việc gia tăng ngôn ngữ đời thƣờng là một cách mở rộng chất liệu biểu cho thơ nhƣng phải luôn đảm bảo tính thẩm mĩ, bởi thơ trƣớc hết là một nghệ thuật. Những tác phẩm lạm dụng ngôn ngữ trần tục gây phản cảm ở ngƣời đọc rất có hại cho thơ.
3.3.2. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị
Loại ngôn ngữ này có truyền thống lâu dài trong thơ ca dân tộc. Đó là vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao, dân ca và thơ cổ điển. Sẽ rất nhầm lẫn nếu xem loại ngôn ngữ này là ít sáng tạo. Vẻ đẹp trong sáng, giản dị của ngôn ngữ thơ là kết quả của lao động sáng tạo đầy nỗ lực của những tài năng thi ca. Loại ngôn ngữ này cũng đề cao tính sáng tạo nhƣng không sa vào hiểm quái, cầu kỳ, lạ lẫm mà mang vẻ đẹp chau chuốt, dễ tiếp nhận. Gần đây, một số nhà thơ cách tân cho rằng ngôn ngữ này đã cũ, nhƣng thực tế cho thấy những bài thơ viết bằng ngôn ngữ tân kì hay suồng sã đều không nhận đƣợc sự chú ý của bạn đọc, trong khi những bài viết bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhận đƣợc nhiều sự yêu thích. Ngay cả với “phu chữ” Lê Đạt, đọc thơ ông, ngƣời
ta ít nhớ đến những câu thơ dụng chữ cầu kì, rối rắm, mà lại nhớ đến những câu thơ đẹp một cách giản dị: “Anh đến mùa thu nhà em / Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ / Mà cho đấy rửa lông mày / Nông nỗi heo may từ đó” (Thu nhà em). Hoàng Hƣng sau một thời gian tìm tòi, vật lộn với thơ vụt hiện đã trở về với sự trong sáng giản lƣợc qua tập thơ Hành trình, (giải thƣởng Thơ Hội Nhà văn Hà Nội 2006).
Trong thơ đƣơng đại, ngôn ngữ giản dị, trong sáng thƣờng đƣợc sử dụng trong thơ về các đề tài truyền thống nhƣ quê hƣơng, thiên nhiên, tình cảm gia đình, bản sắc văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ trong sáng góp phần tái hiện những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nhƣ cổ tích: “Anh bắt gặp vòm mây em trẻ lại / Suối sông thấm đẫm mưa hè / Mùi ngấy ngái của râu ngô bùn bãi / Chú nhái nằm thom thóp lá sen che” (Miền em - Trƣơng Nam Hƣơng). Đây cũng là loại ngôn ngữ phù hợp nhất với tâm hồn ngƣời dân quê chân chất, thật thà, nhân hậu: “Ở đây còn gặp nâu sồng / Môi trầu còn thắm đượm nồng nét xưa / Vẫn còn đôi bóng già nua / Nét cười đen nhánh chào thưa ân cần” (Chợ của muôn đời - Phạm Thái Quỳnh). Ngôn ngữ trong sáng, giản dị cũng làm tăng sự chân thành, mộc mạc trong những bài thơ viết về tình cảm với gia đình, bè bạn: “Con đi vào bếp / con ra góc vườn / mấy quả cau già héo hắt qua đêm / dây trầu leo lá khô lá úa / vẫn đợi mẹ về” (Đợi mẹ - Mã Giang Lân), “Bạn đến rồi đi như mây trắng / Ta buồn như đỉnh lang Bian / Tựa khung cửa sổ ngồi độc ẩm / Cuối năm nở muộn đóa quỳ vàng” (Đối ẩm với người xa - Phạm Quốc Ca). Trở về truyền thống là trở về với những giá trị tự nhiên, vì vậy cần đến lớp ngôn ngữ trong sáng nhƣ là một biểu hiện của sự thanh lọc tâm hồn.
Hàm súc, giàu sức gợi là đặc trƣng của ngôn ngữ nghệ thuật. “Cơ sở của ngôn ngữ này là sự tương hợp giữa các giác quan và rộng ra là sự thống nhất biện chứng của sự sống, của thế giới” [5, tr. 198).
Cần phải khẳng định rằng ngôn ngữ hàm súc không phải là sản phẩm đặc trƣng của thơ hiện đại bởi nó từng xuất hiện trong văn học trung đại, ví dụ nhƣ trong câu thơ sau đây: “Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt” (Chinh phụ ngâm). Đến thơ hiện đại, bắt đầu từ thơ Mới, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi có bƣớc tiến dài nhờ khả năng sáng tạo từ ngữ của các nhà thơ. Cuối thế kỷ XX, trong nỗ lực cách tân thơ Việt, những nhà thơ nhƣ Trần Dần, Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng,… đã đặc biệt dụng công trong việc dùng chữ, tạo nghĩa cho ngôn từ. Lê Đạt còn đƣợc mệnh danh là “phu chữ”. Ngôn ngữ trong thơ ông có sự kết hợp sáng tạo, tạo ra nhiều tầng nghĩa biểu đạt. Ví dụ nhƣ câu thơ sau của ông “Thu mở bầy chim mây vỡ tổ” tồn tại ba cách hiểu: “Thu / mở bầy chim / mây vỡ tổ”; “Thu mở bầy chim / mây vỡ tổ” hoặc: “Thu / mở / bầy chim mây vỡ tổ”.
Trong thơ hiện nay, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi vẫn là mục tiêu tìm kiếm của nhiều nhà thơ mà biểu hiện đầu tiên là sự sáng tạo ra nhiều kết hợp từ lạ, cho phép mở ra nhiều chiều liên tƣởng: “Chiều Đồng Văn / Ta ngóng nắng Cô Tiên” (Thụy Anh); “Tôi ngồi lắng giọt thu sa dịu dàng”,
“Buổi sáng ra vườn nghe mưa ký ức” (Hoàng Quý) “lục bình một nửa là hoa / nửa như châu thổ câu ca tím buồn” (Nguyễn Hữu Quý), “Giấc mơ hình chiếc thớt”, “siêu thị mặt”, “Trăng hổn hển tuột đêm thiếu nữ” (Trần Quang Quý), “Thời gian màu cỏ” (Cao Ngọc Thắng), “Giọt mưa con gái vỡ ra phố dài” (Nguyễn Hoạt)... Những kết hợp từ lạ không phải là sản phẩm của sự ngẫu nhiên, tùy tiện mà là kết quả của sự cô đọng nghĩa của ngôn từ một cách tối đa, nói ít gợi nhiều. Ví dụ nhƣ “nắng Cô Tiên” là nắng nhƣ thế nào? Chắc hẳn không chỉ là nắng đẹp mà còn là nắng của huyền thoại, của cổ tích, là
khát vọng của con ngƣời muốn hƣớng đến một thế giới thanh khiết, đẹp đẽ. Hay nhƣ cụm từ “mưa kí ức”, có thể hiểu là mƣa trong ký ức, mƣa mang đến ký ức, hoặc ký ức dội về nhƣ mƣa... cách hiểu nào cũng có giá trị thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, các nhà thơ còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa... để làm mới và để tăng sức biểu đạt, biểu cảm cho ngôn từ. Biện pháp nhân hóa sử dụng nhiều trong thơ miêu tả thiên nhiên, khiến cảnh vật trở nên sinh động, có hồn qua đó thể hiện thế giới nội tâm sâu kín của con ngƣời: “Tạm biệt Sài Gòn, / mưa nắng đuổi nhau trên màu tóc / hoa cúc muộn chở buồn sang khóm trúc / chiều cố tình lỡ nhịp với trăng non.” (Tạm biệt Sài Gòn - Lê Quang Sinh). “Người nón trắng che nụ cười rất trắng / Con thuyền tách nắng chở mưa đi” (Miền Tây - Nguyễn Phan Quế Mai). Trong khi đó, biện pháp so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là những hình ảnh so sánh ẩn dụ độc đáo (cái đƣợc so sánh và cái so sánh dƣờng nhƣ không có liên quan đến nhau) lại tạo ra những trƣờng liên tƣởng bất ngờ, thú vị: “Giữa khoảng thiên đường / Thiêm thiếp em / E ấp môi hoa trinh nữ / Thơm như nỗi buồn / Những giọt nước Thánh / Anh chết dịu dàng từ đó hồi sinh” (Miền em
- Trƣơng Nam Hƣơng).
Ngôn ngữ, hàm súc giàu sức gợi làm nên vẻ đẹp riêng của ngôn ngữ thơ, cũng là điểm phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Tuy vậy, các nhà thơ trẻ hiện nay do xu hƣớng giãi bày, kể lể nên nhiều khi ngôn ngữ ít có sự cô đọng, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ bị giảm bớt.
ng vẫn khiến cho độc giả phải suy tƣ để chiêm nghiệm.