6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Hình ảnh thơ
“Hình ảnh chính là một trong những yếu tố góp phần tạo dựng cho cái tôi trữ tình một không gian - thời gian thể hiện, một nhịp điệu vận động, một quan hệ đối với thế giới, trong một tồn tại cụ thể cảm tính” . Do đó, hình ảnh không chỉ là hiện tƣợng đời sống chân thực mà còn là sự khách thể hóa những rung cảm nội tại để cái tôi nhìn thấy chính mình. Hơn thế nữa, hình ảnh trong thơ còn là sự xác nhận một cảm quan của cái tôi về thế giới. Mỗi một thời đại, con ngƣời có cách nhìn, cách cảm về thế giới khác nhau do đó, hình ảnh trong thơ của mỗi thời đại cũng khác nhau. Thơ Việt Nam từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trƣớc đến nay không còn những biểu tƣợng quen thuộc trong thơ ca sử thi nhƣ máu và hoa, chiến hào, chiến lũy, màu đỏ, ngói mới..., cũng không còn dàn đồng ca và trạng thái hát ca, không còn tƣ thế và vị trí kiêu hãnh. Khi cảm hứng thế sự, đời tƣ giữ vai trò chủ đạo, hình ảnh thơ ngày càng có xu hƣớng đời thƣờng, trần tục hóa. Bên cạnh đó, những nỗ lực cách tân không ngừng của các nhà thơ đƣơng đại cũng khiến xuất hiện nhiều hơn trong thơ những hình ảnh lạ hóa, siêu thực. Cùng với xu hƣớng quay về truyền thống nhƣ một cách phản ứng lại nền văn minh công nghiệp, trong thơ hiện nay ta còn thấy sự xuất hiện trở lại những hình ảnh gần gũi, thân thuộc mang tính
dân gian. Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu một số loại hình ảnh tiêu biểu trong thơ Việt Nam mƣời năm đầu thế kỷ XXI.
Đọc thơ Trần Quang Quý, ta thấy xuất hiện hình ảnh thơ rất đa dạng, độc đáo nhƣ: khuôn mặt, cái mũi, rốn, răng, lƣỡi, ngón chân, ngôn từ, chiếc thớt,… và những hình ảnh thân thuộc: cánh đồng, giếng làng, cổng làng, ngọn khói, con phố, đứa trẻ đánh giầy, ngƣời nông dân lam lũ, ngƣời mẹ tần tảo,…Đó là một hệ thống hình ảnh cụ thể, sinh động từ cuộc đời thực.
Chảy trong dòng mạch hiện đại, thơ Trần Quang Quý vạm vỡ mà vẫn ẩn dấu sự mƣợt mà của tâm hồn đa cảm trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời, giấc mơ với lòng hƣớng thiện. Cho dù anh không phải là ngƣời “đập phá”
ngôn từ táo bạo nhƣ lớp trẻ sau này, nhƣng với một nội công mạnh mẽ, anh đã tự thoát ra khỏi những “xác chữ“, không “gặm nhắm những từ đã ruỗng“. Bởi vậy, thơ anh song hành cùng hiện đại, ở thi pháp, ở tƣ tƣởng và ở cả những chi tiết đời thƣờng đƣợc thổi luồng sinh khí mới. Những đảo ngữ kết hợp:
buồn suông ghế đá, giậu đã ngày kín gạch, niềm tin ngơ ngác ngóng, ký ức phập phồng mụn vá, bờ sông thui thủi sóng, hoàng hôn run rẩy rác, lũy tre xanh bọc đời khoai lúa, v.v… đã đƣợc sử dụng nhƣ một thi pháp, khiến thơ anh trở nên đa nghĩa, mờ ảo, gợi cảm, thoát hẳn tính tự sự. Những nỗ lực ấy của Trần Quang Quý góp cho dòng chảy của thơ hiện đại ta thêm đầy, thêm mạnh…