Nông thôn – Nơi thanh lọc tâm hồn

Một phần của tài liệu Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy (Trang 34)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Nông thôn – Nơi thanh lọc tâm hồn

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng phát biểu : Tôi không phải là ngƣời “buôn không gian”, nhƣng những cuối chiều lên sân thƣợng ngôi nhà cao tầng giữa thị thành, chợt thấy một cánh chim vỗ hút vào hoàng hôn là lòng bỗng xốn xang một nỗi nhớ đồng quê. Cái nỗi quê tiềm thức ẩn chìm trong con ngƣời ta từ vạn kỷ ngỡ chỉ khẽ chạm vào là sủi tăm trào bọt, là râm ran dòng điện lan tỏa khắp cơ thể. Con ngƣời mang tiềm thức quê, càng đổi thay không gian bao nhiêu thì cái tiềm thức quê ấy càng vững chắc hiện hữu bấy nhiêu. Tỷ nhƣ một lần tôi đến thăm làng kiểu mẫu ở Hoa Đô (Trung Quốc) mà đƣờng làng rộng nhƣ đƣờng cao tốc, nhà vƣờn đẹp nhƣ vila biệt thự của giới thƣợng lƣu thì lòng tôi bỗng dâng lên một niềm vui rỉ máu. Không phải tôi bảo thủ trƣớc tiến trình đô thị hóa nông thôn cho phù hợp với thời đại công nghiệp hóa toàn cầu, nhƣng tôi cứ ngỡ nhƣ trong tôi vĩnh viễn mất đi mái tranh, lũy tre, ngõ nhỏ ở chính làng mình. Với niềm vui rỉ máu ấy, tôi trở về

đọc thơ Trần Quang Quý và cảm ơn anh đã hợp lại hồn tôi xanh thẳm một miền quê.

Quê hƣơng luôn là “chùm khế ngọt”, là nơi lƣu giữ những kỷ niệm tuổi thơ của mỗi con ngƣời, là nơi mà ta chia sẻ những “tâm sự thầm kín nhất”. Với Trần Quang Quý, ký ức hay đời sống thôn quê là mảng đời, là nguồn cảm hứng sáng tác rất quan trọng trong thơ anh. Nơi ấy: "Những thửa ruộng, như con dấu vuông đóng dấu đời người trên bùn đất... Nơi ông bà tôi đã yên rồi, bóng dáng người di cảo trong hạt thóc... Tất cả cùng hái gặt trên cánh đồng này, và cánh đồng đã gặt hái họ" [89;19]

Quê hƣơng, nơi những con ngƣời bình dị, họ dành cho nhau những tình cảm chân thành đằm thắm; nơi mà nhiều ngƣời sống ở phố phƣờng phải giật mình khi “thôn xóm những ngôi nhà thả rông không then cửa; cài nhau hơi quê”.

Thơ Trần Quang Quý đầm đìa ký ức làng quê, ngỡ nhƣ mất đi những ký ức đó thì anh sẽ trở thành một con ngƣời rỗng – rỗng nhƣ “ai qua chợ nghe rỗng lòng thúng mủng” (Tháng ba – tập Mắt thẳm), rỗng nhƣ “bóng tối tự do đi rỗng dưới trời“, rỗng nhƣ gió thổi rỗng một thời em đi vắng”. Cái đói nghèo rỗng ruột làng quê cứ dày vò, ám ảnh chạy dọc sống lƣng những câu thơ, đắp đầy niềm cố quận của anh. Rõ ràng là anh đổi đất mà không đổi lòng, đổi phố mà chẳng đổi quê. Thậm chí, càng xa quê thì lòng càng đầy quê, càng gần phố thì hình quê càng hiện hữu. Anh thấy rõ đến từng chi tiết làng quê nhƣ nhìn qua kính hiển vi của hồn thơ:

Lấm tấm chân cua bò ngang số phận/ Cọng rơm ngày không thóc” , anh nghe rõ “tiếng thở rạ rơm mùa gặt“, “những hạt thóc trò chuyện với nong nia, gạn từng đêm lép” và anh cảm thông chia sẻ với những số phận nghiệt ngã

chốn quê làng: “Tức tưởi những bờ tre rụng tóc… Mồ hôi làng trằn trọc chảy sang tôi”.

Những chi tiết làng quê trong thơ Trần Quang Quý nhƣ không phải là

“tạm trú” mà là “thường trú”. Chúng có một đời sống rất riêng tƣ và lan tỏa, chúng tồn tại trong một cảm thức hiện đại của ngƣời thơ. Nếu không có một tƣ duy hiện đại thì làm sao Trần Quang Quý lại có thể làm ra bài thơ “Giấc mơ hình chiếc thớt” độc đáo đến vậy? Vâng, vẫn là cá đấy thôi, nhƣng có gì kinh khủng hơn khi số phận cá “trên thớt dưới dao”. Chính vì vậy mà “Giấc mơ của bầy cá luôn ám ảnh bóng hình chiếc thớt”. Và những nghịch lý xuất hiện: “Cây rơm mơ ngoạm những đàn bò“, “Những chú chuột mơ gặm sống bầy mèo và rửa vuốt vinh quang” .. Đấy là giấc mơ của “những trái tim yếm thế” trong cuộc đời đầy rẫy bi ca. Màu sắc triết luận đã khiến cho thơ Trần Quang Quý trở nên lung linh hƣớng về hiện đại. Từ cái lưỡi ngôn từ, cái tai trung thực, anh nhận ra bản chất của sự thật ngay cả trong những lời giả dối, lừa gạt. Từ một “cái tên (Olof Palme) làm tấm lát trên đường”, anh nhận ra sự thật của sự vinh quang nâng bƣớc. Những bài thơ vụt đứng lên trên chân chữ ấy, khiến ta thấy một Trần Quang Quý vững chắc bƣớc đi giữa làng thơ sau cơn say chợt tỉnh. Vâng, có khi thơ mang tới cho ngƣời đọc nhớ, quên, buồn, đẹp mà không cần giải thích vì sao. Chỉ biết rằng, những nhớ, quên, buồn, đẹp mà thơ Trần Quang Quý mang tới cho ta, khởi thủy từ tấm lòng chân thật, từ nỗi đau của thi nhân, từ tình yêu của ngƣời tình muôn thƣở. Bởi anh chính là một thi sĩ mang hơi thở hiện đại trở về làm mới những câu chuyện cổ tích chốn đồng quê…

Một phần của tài liệu Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy (Trang 34)