Cảm hứng đa chiều và phức tạp

Một phần của tài liệu Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Cảm hứng đa chiều và phức tạp

Có thể nói cảm hứng về cuộc sống hiện tại chiếm dung lƣợng lớn nhất trong sáng tác của Trần Quang Quý. Anh mƣợn những bộ phận trên cơ thể nhƣ lƣỡi, mặt, mũi, rốn, răng,…để cho độc giả thấy đƣợc một cuộc sống phức tạp đang diễn ra ở nhiều góc độ “Đó là những thực thể tồn tại trong cõi nhân

sinh. Đó cũng là bi kịch của kẻ mạnh, kẻ yếu đời đời tiếp diễn. Và trong mối quan hệ ấy, trƣớc những định lý mang tính định mệnh, kẻ yếu thế có khát vọng đổi đời nào hơn là mơ những giấc mơ? Biết bao những thân phận đáng cảm thông chia sẻ đã đẻ ra lối nói ngƣợc trong Giấc mơ hình chiếc thớt” [90].

Trong những năm gần đây, khá nhiều cây bút thơ ca ở ta có hứng thú khám phá và biểu đạt ngôn ngữ thân thể của con ngƣời. Dĩ nhiên, nếu chỉ có miêu tả các bộ phận cơ thể ngƣời thuần tuý sẽ không có nghĩa lý gì, mà qua đó các tác giả muốn gửi gắm những thông điệp về nhân sinh, về nghệ thuật... Thực ra, cảm hứng viết này đã xuất hiện từ tập Giấc mơ hình chiếc thớt (2003) với những bài: Dấu ấn, Cái tai, Giấc mơ về lƣỡi. Trong Dấu ấn, có những câu:

Nhƣng cái ác và đểu cáng ở đâu Những xu nịnh, lọc lừa dấu ấn ở đâu Trên những mặt ngƣời? Tập Siêu thị mặt thực sự là một tiếp nối của một chủ đề đã có từ trƣớc với một mức độ đậm đặc, ráo riết hơn. Nhƣ trên đã nói, tập thơ trƣớc hết là một thống kê la liệt về cơ thể học, các thi liệu là các bộ phận trên thân thể ngƣời, trong đó dầy đặc nhất là các bộ phận trên khuôn mặt. Trƣớc hết, chúng thể hiện ngay ở các thi đề: Mặt, Bầy rốn, Điệp khúc những ngón chân, Siêu thị mặt, Răng và lƣỡi, Từ vực sâu cuống họng... Sau đó, chúng thể hiện nhan nhản trong lời thơ ở nhiêu bài thơ khác nhau. Tạm có một liệt kê ngẫu nhiên:

- chiếc lƣỡi (Lời),

- những cái mặt di cƣ (Mặt), - đầu rỗng (Câu hỏi),

- chiếc răng, lƣỡi (Không đề), - ngực (Vô cảm),

ống thổi lụng bụng lƣỡi/ Sau cơn bão nhân gian tôi ngồi chơi ván cờ những cái mặt/ cặp môi này chặn đầu lƣỡi khác/ Lấy bộ ria mép chiếu vào mặt mỏng tang chiếc lạt/ lấy lƣỡng quyền đo ván trán dơ (Cuộc cờ)

- làn da, rốn, những ngón chân, gƣơng mặt đồng cảm thời cuộc (Trò chơi hình khối)

- tầng tầng thế giới mặt, mắt, nụ cƣời...(Siêu thị mặt) - răng, lƣỡi, nhai, cắn (Răng và lƣỡi)

- đáy cuống họng, giọt mồ hôi (Vực sâu từ cuống họng)

- những chiếc mặt còn in bóng lộn mặt sàn/ có cả những mặt nạ khoá mép ảo vọng (Quen)

- Bầy miệng, tốc, râu, ngày buồn nhão một gƣơng mặt, những gƣơng mặt đang sủi tăm bia ...(Ngày nhạt)

- Những cặp môi vỡ sắc nhọn/ những mảnh môi khứa rách/ lƣỡi mất hứng...(Những chiếc cốc mơ lành)

- Mặt lạnh nhƣ đá, máu (Lẽ thƣờng)

- cuống họng thăng hoa, những chiếc lƣỡi, quay múa, cộng sinh lƣỡi, tổng lực bầy răng, bộ xƣơng, ổ khớp, những chiếc nah nhọn, cái mồm háu đói (Những bản tin)

Quả là một festival về các bộ phận trên cơ thể ngƣời mà tập trung nhất là các bộ phận trên mặt, và trên cái diện tích mặt ấy lại tập trung nhất là hình ảnh răng và lƣỡi. Có lẽ chƣa thấy ở tác giả nào, các bộ phận có tính giải phẫu học của mặt lại đƣợc biểu đạt với một mật độ chi chít nhƣ thế. Ngày những bài thơ trong Giấc mở hình chiếc thơt in rải rác đây đó (2002-2003), tôi nhớ, cùng với nó cũng đã xuất hiện đây đó hình ảnh chiếc lƣỡi ngôn từ nhƣ tập Nằm nghiêng (2002): Giấc mơ của lƣỡi, Điệp khúc sáng mùa đông...của Phan Huyền Thƣ, và một số cây bút trẻ khác gần nhƣ là một cái mốt. Nhƣng thực ra ngƣời đầu tiên nói về mặt nhƣ một chủ đề trong thơ chính là nhà thơ Hoàng

Hƣng trong Ngƣời đi tìm mặt (1993) , và có lẽ không ai nói một cách đau đớn nhƣ Hoàng Hƣng. Tuy nhiên, phải đến Trần Quang Quý, hình ảnh mặt, lƣỡi và các bộ phận cơ thể có liên quan mới đƣợc dịp tràn ngập vào thơ nhƣ vậy. Mỗi bài thơ của anh là một biến tấu trên chủ đề mặt. Hiện tƣợng này nói lên điều gì?

Trƣớc nhất, phải khẳng định đây là một ám ảnh trong tâm hồn tác giả. Có một lý do nào đấy thuộc về đời sống tinh thần tác giả. Có thể nó đƣợc vực lên từ ẩn ức tuổi thơ...Các bộ phận cơ thể học mà tập trung vào khuôn mặt đƣợc tác giả xoay vần, ngắm nghía thích thú, gần nhƣ là một niềm hoan lạc. Ám ảnh này làm cho TQQ luôn luôn có hứng thú trở đi trở lại khai thác không biết mệt mỏi.

Thứ hai, qua các tƣ thế, trạng thái khác nhau của khuôn mặt, thực chất tác giả tập trung vào vấn đề lời nói và bản chất đáng ngờ vực của thông điệp do lời nói mang lại. Nghĩa là tác giả xoáy vào những vấn đề về tâm hồn và nhân cách ngƣời. Tôi cho rằng thơ TQQ trong tập Siêu thị mặt về cơ bản là bày tỏ sự thất vọng về ngƣời khác, những ngƣời nhạt và vô cảm. Do ở trong tình trạng nhạt và vô cảm nhƣ vậy, nên tƣ thế của những khuôn mặt bị đồ vật hoá, hoặc đi theo khuynh hƣớng bị đồ vật hoá. TQQ rất thích thú và nhất quán khai triển ý tứ các bài thơ theo hƣớng này. Nhƣ vậy, do/ đƣợc trở đi trở lại hình ảnh cái mặt, nên sự triển khai bài thơ mang tính chất suy nghiệm tỉnh táo, từ chối du dƣơng, từ chối cảm xúc trữ tình. Chọn loại thơ này là vấp một thử thách lớn: nó cần những câu thơ trí tuệ, thông minh đột xuất, bất ngờ, đem lại cảm hứng trí tuệ cho ngƣời đọc. TQQ đã có đƣợc một số câu nhƣ vậy: - Một ngày nhạt vì không câu hỏi

Câu hỏi nhạt vì không mặn lời (Câu hỏi) - Nhƣng tôi chỉ là ngƣời bại trận

Những cái mặt đồng ca làm vỡ trận cờ (Cuộc cờ)

Tiếc là những câu thơ có phẩm chất trí tuệ nhƣ thế đang còn ít.

Xin bắt đầu một chút với tập thơ Giấc mơ hình chiếc thớt. Trong tập thơ này, nhà thơ triển khai trên hai chủ đề cơ bản: một, đó là những ám ảnh thƣơng nhớ đồng quê; và hai, đã bắt đầu suy nghiệm về các bộ phận thân thể có tính cơ thể học. Tuy nhiên, trong hai mạch này, mạch thứ nhất vẫn chiếm chỗ phần lớn, bao trùm, dồi dào chất sống, chất đời, và một tấm lòng. Còn mạch thứ nhất mới chớm bén, ít hơn, mang tính thể nghiệm.

Đến tập Siêu thị mặt, vẫn là hai mạch chủ đề này, nhƣng cán cân trọng lƣợng đã đƣợc đảo ngƣợc lại. Do thế, chất đời sống động và những xúc cảm tự nhiên nhất, trần thế nhất của tâm hồn đã bị suy giảm nghiêm trọng. Có nghĩa là ở tập thơ này sự suy nghiệm có tính nhận thức lý tính bị lạm dụng quá mức. Siêu thị mặt tỉnh táo quá, xa với sự sống phồn sinh.

Một khi nhà thơ TQQ trở về với cái bản nguyên tâm hồn của mình, các câu chữ và hình ảnh rung lên, lấp lánh, đáng yêu biết bao:

- Chỉ tôi và đám mây vần vũ

Chơi cỗ bài hƣ không (Một mây Tam Đảo) - Mƣa đôi bờ dắt Huế sang nhau (Ngâu Huế) - Nụ cƣời xanh tán cọ

Nắng Việt Trì phơi nhớ vàng au (Những ngày xƣa)

Thế là lại thấy một TQQ tƣơi xanh, hồn nhiên, thi sĩ vô cùng, một TQQ của những câu thơ duyên dáng ngày nào: “Tôi buồn quá vì em xinh đẹp quá”, “Ta uống mùa thu men trời thả/ Ta nhấp vàng cây gƣơng lá say”, “Bạn ơi, bạn đâu biết có một viên đá cuội/ Đã mang ta găm lại núi đồi”...Những tập thơ trƣớc TQQ nhặt ra đƣợc không ít những câu thơ hay nhƣ vậy. Đó chính là phong độ thực nhất của TQQ.

nhiên của tuổi hoa niên cứ lần lƣợt bỏ ta đi vĩnh viễn, từng ngày từng ngày một. Mà cái sau mới là nguồn dƣỡng chất mầu nhiệm nhất của thi ca. Nhƣng làm sao chống đƣợc tự nhiên??? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những tác phẩm thơ của Trần Quang Quý là một thể nghiệm nghệ thuật của một ngƣời không chịu để mình bị cũ.

Một phần của tài liệu Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy (Trang 42)