Tình yêu gia đình

Một phần của tài liệu Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy (Trang 41)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Tình yêu gia đình

Có một thực tế thƣờng xảy đến với những ngƣời cầm bút: Dƣờng nhƣ khi ngƣời ta còn đang yêu, cảm hứng thi ca dễ "dạt dào tuôn chảy" hơn là khi đã thành hôn. Điều này dễ hiểu và có thể chứng minh. Dễ hiểu vì thơ thƣờng là sự khởi nguồn của những khát khao vƣơn tới, của những tìm kiếm đam mê. Dễ chứng minh vì sự thực: tỉ lệ thơ dành cho "đối tƣợng" này bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với thơ ngƣời ta tặng "ngƣời vợ trăm năm" của mình. Vả chăng, khi đã gắn bó với nhau trong đời thực rau dƣa mắm muối hàng ngày, cái khoảng - cách - thành- thơ đâu còn. Bởi vậy mà bài thơ "nịnh vợ" của thầy tú Vỵ Xuyên đến gần trăm năm nay vẫn đƣợc tụng ca. Và mối tình Aragông - Enxa mới thành ra biểu mẫu…

Đọc thơ đƣơng đại, tôi nhớ tới một "Ngày em xa" của Nguyễn Bùi Vợi, một "Viết tặng em trong ngôi nhà chật" của Trần Quang Quý bởi những vần thơ thắm thiết các anh viết tặng vợ đã thể hiện khả năng thấu thị vẻ đẹp tƣ chất con ngƣời trong dáng nét hiện thực thô nhám hàng ngày. Đặc biệt, với Trần Quang Quý, tôi yêu những hình ảnh có tính đúc rút từ suy ngẫm đời

sống của anh : “Lối về nhỏ căn nhà ta bé nhỏ; Một tiếng guốc khua cũng đủ chật rồi; Em nấu bếp nhìn anh trong mắt ướt; Thế là chiều Hà Nội bớt lang thang” [92]

Hình ảnh ngƣời mẹ trong thơ Trần Quang Quý là ngƣời đôn hậu chân chất, lam lũ. Đến cả dáng hình hệ trọng nhất của mỗi con ngƣời là Mẹ cũng xô lệch đi: Cổ tích làng tôi đựng trong chiếc mủng/ Mẹ bưng tháng năm lệch ngõ. Ngƣời đã gieo mầm hạt giống hy vọng cho ta : “Hãy cựa mình nào; Mẹ ta gieo hạt; Mẹ gieo vào đất một đời hy vọng”[89;27].

Một phần của tài liệu Những cảm hứng trong thơ Trần Quang Qúy (Trang 41)