Văn chương hoàng phái nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 25)

7. Cấu trúc Luận văn

1.2.2.2.Văn chương hoàng phái nhà Nguyễn

Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng “không thời nào, văn hoá phát triển như thời Nguyễn, sách vở sáng tác gần bằng hoặc bằng, thậm chí còn nhiều hơn mấy trăm năm trước. Những nhà tư tưởng của thời Nguyễn cao hơn những nhà tư tưởng trước, những nhà văn cao hơn những nhà văn trước, những nhà làm sử cũng giỏi hơn những người làm sử trước. Có thể nói, sự phát triển dưới thời Nguyễn tương đương với sự thống nhất của quốc gia. Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hoá rất nhiều. Đó là thành tích của triều Nguyễn” [16, tr. 18]. Giáo sư Nguyễn Lộc viết: “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 đến hết thế kỷ 19 không những phát triển rực rỡ mà còn là đỉnh cao của văn học dân tộc”, “Trước kia lịch sử chưa bao giờ chứng kiến một giai đoạn văn học nào lại phát triển một cách phong phú

23

không những về số lượng mà còn cả về chất lượng như giai đoạn văn học này. Điều đó có một loạt nguyên nhân về lực lượng sáng tác, về công chúng văn học, cũng như về điều kiện in và xuất bản, v.v… lúc bấy giờ [26, tr. 15]. Qua đó chúng ta thấy rằng văn chương dưới thời nhà Nguyễn phát triển lên đến đỉnh cao không chỉ về văn học chữ Nôm mà còn cả về chữ Hán với nhiều tác giả, nhiều tác phẩm tiêu biểu.

Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời Nguyễn sơ - thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà Nguyễn thuộc Pháp. Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính: Thứ nhất là các vua quan nhà Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh, Mai Am công chúa, Diệu Liên công chúa, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ… Bộ phận thứ hai là các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn tiêu biểu là Phạm Quý Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoà Đức, Lê Quang Định, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều... Tuy nhiên trong lịch sử văn học cũng như nhiều sách vở chính thống từ xưa đến nay chủ yếu đề cập đến các tác giả thuộc bộ phận thứ hai. Còn ở bộ phận thứ nhất, đề cập nhiều đến Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ nhưng chưa nói nhiều đến văn chương hoàng tộc (vua và các hoàng tử). Vì vậy trong luận văn này chúng tôi cố gắng giới thiệu tới độc giả một vài nét khái quát về một số tác giả thuộc bộ phận văn học hoàng tộc bởi ba lí do sau. Lí do thứ nhất, bộ phận này chưa được đề cập nhiều trong lịch sử văn học từ xưa đến nay. Thứ hai, đối tượng luận văn mà chúng tôi hướng đến là Thiệu Trị - một thành viên của dòng văn học này. Thứ ba, theo chúng tôi phong trào sáng tác văn chương của vua Minh Mệnh cũng như anh em hoàng thân quốc thích của triều Nguyễn ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy, cảm hứng của Thiệu Trị.

24

Ngoài Minh Mệnh và Thiệu Trị, văn học hoàng gia nhà Nguyễn còn phải kể đển Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm là con thứ mười của vua Minh Mệnh với Thục Tần Nội cung Nguyễn Khắc Thị Bửu. Sinh thời ông thường tụ họp con em trai gái cùng bạn bè thích văn chương đến chơi và xướng họa, lập ra Mặc Vân Thi Xã, xây dựng cơ sở khắc in và xuất bản Mặc Vân Sào. Ngoài ra, ông còn lập đền thờ các nhà thơ như Khuất Nguyên, Tào Thực, để tỏ lòng kính trọng văn chương đối với văn học cổ. Thơ văn của ông phần lớn được viết bằng chữ Hán tiêu biểu là bộ Thương Sơn thi tập gồm 8 tập: Nhĩ hinh, Bắc

hành, Ngộ ngôn, Hà thượng, Mô trường, Bạch bí, Minh Mạng cung từ Mãi

điền. Sau khi Vương mất, 8 tập của bộ Thương sơn thi tập được các em trai,

em gái và các con sắp xếp lại rồi cho khắc in bằng bản gỗ vào năm Tự Đức thứ 25 (năm Nhâm Thân - 1872) gồm 54 quyển. Tùng Thiện Vương được xem là vị tao nhân mặc khách nổi tiếng thi bá một thời:

Văn như Siêu1

Quát2 vô Tiền Hán

Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường

(Văn như Siêu Quát mờ Tiền Hán Thơ đến Tùng Tuy vượt Thịnh Đường)

Đó là những câu thơ dành cho các vị thi nhân nổi tiếng là: Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát và anh em Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh.

Hoàng tử thứ hai phải kể đến là Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh (1820 - 1897), con thứ 11 của vua Minh Mệnh, tự Khôn Chương và Quý Trọng, hiệu Tĩnh Phố, biệt hiệu Vĩ Dạ. Cũng như Tùng Thiện Vương,

1

Siêu: Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), Tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ, nguyên là người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tác phẩm của ông có: Phương

Đình thi văn tập, Phương Đình thi thoại, Phương Đình văn loại.

2 Quát: Cao Bá Quát (1808 - 1855), hiệu là Chu Thần, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tác phẩm của ông có Chu Thần thi tập.

25

Tuy Lý Vương sớm có khiếu về thơ. Dưới triều Tự Đức giữ chức Hữu Tôn nhơn. Sau khi vua Tự Đức băng hà, vì mâu thuẫn với phe Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường ông bị bọn Tường, Thuyết bắt giam sau đó cho đày ở Quảng Ngãi (1883). Đến khi Đồng Khánh lên ngôi (1885) gia đình mới được về Kinh. Dưới triều vua Thành Thái ông giữ chức Phụ chánh than thần và chức Phụ nghị cận thần cho đến lúc mất. Tác phẩm của ông gồm có: Vĩ Dạ

hợp tập, gồm cả thơ lẫn văn tất cả 11 cuốn bằng chữ Hán và một số bài thơ

xướng hoạ được lưu truyền bằng chữ Nôm.

Vị hoàng tử thứ ba là Tương An Quận Vương (1820 – 1890): Tên Nguyễn Phúc Miên Bảo1, tự Duy Thiện, hiệu Khiêm Trai, con thứ 12 của vua Minh Mệnh, ham thích võ nghệ, cưỡi ngựa bắn cung. Cũng như các anh là Nguyễn Phúc Miên Tông, Nguyễn Phúc Miên Thẩm và Nguyễn Phúc Miên Trinh, ông nổi tiếng về thơ, nhất là thơ Nôm với hai khúc Hoài Cổ Âm

Trăm thương được nhiều người truyền tụng. Về chữ Hán, ông có hai tập:

Khiêm trai thi tậpKhiêm Trai văn tập.

Ngoài ra còn phải kể đến một số em gái của Thiệu Trị như Mai Am Công chúa với tập thơ chữ Hán Diệu Liên thi tập, gồm 370 bài, chia làm 3 quyển, 1 bổ di,1 phụ lục, hiện nay vẫn còn lưu giữ. Bên cạnh Mai Am công chúa là Nguyệt Đình Công chúa với tập Nguyệt đình thi thảo, nhưng tác phẩm hiện nay không còn. Công chúa Huệ Phố cũng để lại tập Huệ Phố thi tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáng tác này gồm bốn quyển với 216 bài thơ chữ Hán do bà viết từ năm 1845 cho đến ngày từ trần. Theo các tác giả Nguyễn Phúc tộc thế phả thì hiện nay,

Huệ Phố thi tập chưa được khắc in nhưng vẫn còn bản viết tay của bà.

Trong lịch sử văn học Việt Nam quả là chưa có thời nào mà các hoàng tử, công chúa lại say mê sáng tác và đặc biệt biên tập, in ấn cũng như bình phẩm văn chương của nhau nhiều đến vậy. Thiệu Trị được sinh ra giữa nhiều

1

26

dòng chảy tốt đẹp đó, ít nhiều ảnh hưởng đến nhân cách của ông đặc biệt ông lại là người vốn không thích làm trái lời vua cha Minh Mệnh - người có tư tưởng giáo dục các con một cách quy cũ, bài bản.

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 25)