7. Cấu trúc Luận văn
2.2.1.3. Tình cảm đối với người thân và quần thần
Từ nhỏ mặc dù Thiệu Trị không có mẹ dạy dỗ như bao anh em khác, nhưng bù lại ông nhận được tình yêu và sự chỉ bảo nghiêm khắc của vua cha. Vì vậy bao nhiều tình hiếu tử ông dồn hết cho người cha đáng kính của mình. Trong Đại Nam thực lục ghi lại bảy năm làm vua của Thiệu Trị, chúng tôi thấy cuốn sách đã viết rất nhiều trang nói về nỗi lòng nhớ cha khôn nguôi của Thiệu Trị. Mỗi khi có niềm vui hay nỗi buồn ông đều tưởng nhớ đến cha, nhớ đến những lúc có cha bên cạnh, được cha dạy bảo ân cần mà nước mắt tuôn rơi. Quân quan báo tin thắng trận ông cũng cho đó là nhờ công ơn của Hoàng khảo “Được thắng trận như thế là, là nhờ uy vũ rõ rệt, anh linh hiển hách của Hoàng khảo, chứ ta có làm gì được” [51, tr. 203]. Ông thường nhớ những lời dạy của cha và đau đớn khi bây giờ không còn cha bên cạnh “ta chắp tay lên ngang trán, vâng theo lời dạy ấy, thường vẫn ghi tạc trong lòng… để nghĩ việc sửa mình, sao cho cư xử đúng theo lời dạy của Tiên đế” [51, tr. 223]. “Nhớ lại năm trước, ta chầu hầu dưới gối, thấy Hoàng khảo ta chú trọng đến vận mệnh của dân, xem mưa nghiệm nắng sáng suốt hết ẩn tình trước khi việc xảy ra. Trong khi dạy bảo về chính trị, dụ tận mặt cho ta biết rằng: “Về phương Nam, xét đến sử sách các đời để lại, ít động đất mà nhiều gió to. Năm Gia Long thứ 10 [1811] là năm Tân Mùi, năm Minh Mệnh thứ 8 [1827] là năm Đinh Hợi, đều có một lần bão. Gần đây xem khí trời và sắc gió, rất sợ vài năm sau, không khỏi có tai hại về bão lụt, hình như khí vận xui nên thế! Phải nên cẩn thận tu tỉnh lấy mình mới có thể cầu đảo mà tránh đi được” [51, tr. 648] và nhà vua đã ân hận vì mình ko tu tỉnh được để gây nên thiên tai…
50
Hình ảnh người cha Minh Mệnh đã để lại trong tâm trí Thiệu Trị nhiều cảm xúc, có khi đến cáo yết ban thờ Tiên đế nhà vua “xiết bao cảm thương, tình trong lòng phát ra câu thơ” [51, tr. 223]. Đến lúc nhớ công ơn của cha, không biết tỏ bày ra sao, nhà thơ cũng kính cẩn, chắp tay cúi đầu viết bài tự sự và làm bài minh [51, tr. 269] để tưởng nhớ người cha không còn ở bên cạnh, bài minh có đoạn:
“Sử sách chép rõ, Chói lọi trước sau, Tỏ rạng kim cổ.
Cương thường sáng tỏ, Phúc đức rộng dài. Con cái vui họp: Trăm bốn mươi hai. Dạy con điều hay, Hoà, cảm đều đủ. Đế vương các đời, Không thể cùng đọ. Nay ta, tiểu tử Nối giữ cơ đồ Chăm lo kế thuật, Để đáp ơn to.
Công đức, truy bày. Ghi bia để lại. Ức vạn năm sau, Đời đời giữ mãi!”
[51, tr. 30]
Nhà thơ nhớ lại những ngày tháng được cùng cha hoạ vần thơ ca mới xảy ra thế mà giờ đây “Bộ nguyệt thừa nhan thống mạc truy” (cái
51
cảnh hầu cha dạo bước dưới trăng nay không còn nữa) khiến ông lấy làm đau đớn thương nhớ mãi không thôi. Trong lúc ghi chép, kê cứu lại những việc của Minh Mệnh để lại, hay những lúc đi du ngoạn các thắng tích mà trước đây ông và vua cha đã đến thì đều khiến cho nhà thơ cảm nhớ đến cha mà phát ra thơ.
Bên cạnh đó, thơ ông còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm chia sẻ của nhà vua đối với các bậc đại thần.
Một vị quan mất cũng làm ông đau lòng , làm thơ viếng tặng “Vua lại nhớ đến Đô thống Dinh Long võ, tước Long Bình tử Tôn Thất Nghị, làm thơ để viếng. Dụ rằng: “Nghị là bề tôi thân thuộc, trong việc sang đánh phương Tây, khảng khái xin đi. Từ khi bình định đất Lạc Hoá, định đất Ba Xuyên cho đến phá thành đồng, mở luỹ sắt, công lao rất nhiều, không may gặp nơi quan ải lam chướng, bị phong sương làm hại đến thân, ngày nay thưởng công, duy có Nghị không còn, bồi hồi tưởng nhớ, khiến cho người ta đem lòng nhớ đến tướng mạnh” [51, tr. 974].
Nguyên Thượng thư bộ Lễ hưu trí, Phan Huy Thực, đến hành tại lạy yết. Thực trước vì già ốm, xin nghỉ về hưu, nay vua nghĩ tình bề tôi giúp việc lâu năm về trước, triệu cho lên điện, cho ngồi hỏi chuyện ân cần và cho miễn lạy. Vua thân làm bài thơ tặng để tỏ ý yêu quý:
“Phong điện phương lưu tôn trở sự; Sài nham nhàn khế hạc quy niên
(Trước ở triều đình, tiếng thơm còn lan tràn ở việc nghi lễ
Nay về Sài Sơn thuộc Sơn Tây cảnh nhàn hợp với tuổi già)” [51, tr. 316]. Nhìn thấy các tướng sĩ đi đánh miền Tây khó nhọc lâu ngày, khi sắp về Kinh, vua sai Nội các và Thị vệ đều một viên, chực sẵn ở Nam Trường để đón tiếp. Quân sĩ về đến Kinh, triệu ngay vào chỗ điện thường phía trước thưởng
52
cho cái áo dài mặc mát và quạt ngự, đề bài thơ “Tây chinh sự bình” (nghĩa là
Việc đánh giặc ở miền Tây đã yên) [51, tr. 1013].
Tưởng nhớ đến những tướng suý như là Thự Đốc An - Hà là Doãn Uẩn làm việc ở xa, nhà vua thường thương xót, quan tâm đến họ. Vua thường cho sứ đi đường trạm đến ban thưởng một cái quạt, một chuỗi ngọc san hô, một bài thơ đầu đề là “Bình định Xiêm Lạp, một tập giấy rồng ngự chế “Tây Chinh kỷ tiệp”1, một chén đựng rượu bằng thứ ngọc tốt, tỏ ra quang nhuận cứng rắn ôn hoà như hòn ngọc, 1 con báo có văn bằng vàng, để nêu ra là người có bản lĩnh, có công trạng, biết cả văn lẫn võ. Lại cho ba bài thơ ngự chế, chuẩn cho theo vần hoạ lại” [51, tr. 1014].
Đối với các thầy dạy học, ông cũng luôn luôn trân trọng, thường làm thơ để tặng đặc biệt là đối với thầy học Nguyễn Đăng Tuân. Ngày Nguyễn Đăng Tuân mất ông thương xót, làm thơ “Văn thơ này đều do trẫm sáng tác để làm vinh điển về việc trọng đạo, tôn hiền; mà hành trạng trước sau, một lòng trung hiếu của tiên sinh đủ cả ở đấy, nên khắc vào đá, để mãi về sau…để đền đáp cái công là thầy học của họ” [51, tr. 714]. Khi thầy Nguyễn Đăng Tuân về hưu ông cũng làm thơ để tặng, khi thầy bị ốm ông cũng thương xót cho người thăm hỏi, ban tặng bài thơ. Ông cũng thường làm thơ tặng Nguyễn Đăng Giai một vị quan, một người bạn học:
Phiên âm:
Tam phiên quận tề ưng long khổn, Nhị giáp gia nhi hựu hiển thân. Hạc toán tiên sinh nhàn tuế nguyệt Nhạn thư tôn tử vượng tinh thần.
53
Dịch nghĩa:
Ba lần quận tể tôn quan cả Con đỗ thứ hai lại hiển thân. Tiên sinh tuổi hạc, vui ngày tháng, Con cháu hàng chim, vượng tinh thần.
Lại câu đối rằng:
Mai trưởng xuân trường tư dị ốc. Lôi hân sói thổ xướng đồng châu.
Nghĩa là:
Mai nở trường xuân thêm ơn lạ.
Sấm vang đất bắc nức cùng châu [65, tr. 427].
Các quần thần ở trong cung thường được ông dạy bảo và tụ họp sáng tác. Trong thời gian trị vì ông cũng thường tổ chức các quan văn thần có sở trưởng về thơ, từ ứng chế. Tất cả là 18 người, cùng hợp với số lên tiên của đời Đường. Gồm: Đại học sĩ Trương Đăng Quế, Đặng Văn Thiêm, Thượng thư Lâm Duy Thiếp, Tả phó đô ngự sử Phan Thanh Giản, Tham tri Nguyễn Đức Hoạt, Đào Trí Phú, Lý Văn Phức, Bùi Quỹ, Nguyễn Văn Điển, Phạm Thế Hiển, Hoàng Tế Mỹ, Thị lang Nguyễn Trạch, Phạm Khôi, Trương Quốc Dụng, Nội Các Nguyễn Đức Chính, Vũ Phạm Khải, Nguyễn Cửu Trường, Lê Chân.
Đối với anh em cũng như những người lớn tuổi ông cũng hết sức kính trọng và khoan hoà, và miễn lệ quỳ lạy đối với họ “động việc gì cũng quỳ lạy, ta thấy không được yên lòng. Vả lại, thánh nhân đặt lễ, tất phải lấy nhân tình làm gốc, mà trong chốn gia đình, kính người trên làm trọng” [51, tr. 130] Những hoàng tử, hoàng đệ chưa được phong, ông tuyên triệu vào tặng thưởng và phong công, đối với những người già là em của Minh Mệnh thì ông miễn phải quỳ mỗi khi vào hầu, đối với những hoàng đệ có lỗi lầm trong thời Minh Mệnh như Miên Thủ ông đều cho phục chức. Nên dưới thời cai trị của ông anh em rất hoà thuận.
54
Không chỉ dành tình yêu cho vua cha, cho các hoàng thân, quốc thích, các đại thần đã chết trận cũng như còn sống mà ong còn quan tâm thi cử, trọng đạo Nho, yêu học trò. Kỳ nào cũng cho các Cống sĩ ăn cơm. Thường dặn những người nấu cơm rằng: “Các ngươi là người làm cơm, phải nên cẩn thận cho các sĩ phu tài tuấn của ta được tiến lên; cẩn phải tinh khiết” [51, tr. 120]. Lại truyền chỉ cho các quan trưởng phải giữ lòng công bằng mà chấm văn, chớ nên cậu nệ bó buộc. Có người học sinh ở Thái Nguyên đem lương vào Quốc Tử giám để học. Vua nghe thấy phê phán rằng: “Thái Nguyên là tỉnh ở nơi biên viễn, thế mà người học sinh ấy lại cố chí đến Kinh đô để được biết chế độ văn vật chế độ nước nhà, cũng đáng khen, nên cấp cho học bổng cũng như hạng ấm sinh” [51, tr. 121]. Từ đấy các sĩ phu đua nhau học tập, văn phong ngày càng mở mang. Trong kì thi Đệ nhị, vua ra bài phú, đầu đề: “Thi giả thiên địa tâm phú” (lấy mỗi chữ đầu đề làm một vần), Nguyễn Văn Tố dùng chữ “Khuyên” gieo vần, đọc theo tiếng bằng. Chủ khảo, bọn Hà Duy Phiên cho rằng âm nghĩa chữ ấy phải theo tiếng trắc, dùng chữ sai, nhưng văn viết khá, vậy tâu lên, xin vua định đạt. Vua nói: “Chữ ấy có hai âm vừa bằng vừa trắc, theo mỗi âm nghĩa khác nhau, xưa nay người ta đọc theo tiếng bằng nhiều, theo tiếng trắc ít. Nếu cho rằng thói quen dùng lầm mà đánh hỏng thật có điều chưa nỡ! Hãy đợi sau khi thông suốt ba kỳ, nếu văn lý đều khá cả thì cũng cho đỗ”. Tới lúc ra bảng, quả nhiên Tố được dự vào trúng cách. Vua cười nói rằng: “Trong sự mực thước cũng có ân điển khoan rộng, thế mới biết việc thi tiến sĩ cũng có số phận, không phải toàn là quan hệ ở văn học cả!” [51, tr. 357]. Thiệu Trị rất công bằng trong thi cử. Ví dụ “Khoa mục không lấy hành xích, làm hạn thì mới lấy được người tài. Ta xem những người học trò làm bài, người nào học thông suốt thì lời văn trác tuyệt; người nào học lỗ mãng thì lời văn quê mùa, cũng có thể lấy đó mà xét người được. Vả lại bài thi của người nhà Thanh, đem Bách gia, Chư tử ra hỏi cũng chỉ sơ lược nói
55
qua, không có hỏi đến binh, tài, lễ, nhạc, văn, võ, hành chính như chế độ triều thi lấy học trò”. [51, tr. 605]
Trong Đại Nam thực lục chỉ chép về những tâm tư tình cảm của Thiệu Trị. Mỗi tâm tư đều được thể hiện trong thơ. Về nỗi lòng đối với người thân, quan lại theo chúng tôi, nếu có điều kiện dịch thơ của ông sang chữ quốc ngữ thì chắc chắn nội dung này sẽ được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của ông.