Tình yêu thiên nhiên

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 48)

7. Cấu trúc Luận văn

2.2.1.2. Tình yêu thiên nhiên

Thiệu Trị là một người sống khá tình cảm, đặc biệt mỗi khi có cảm xúc trong lòng ông đều bộc lộ vào thơ. Vì thế mỗi nơi ông đi qua đều để lại niềm cảm kích đó, như việc đi qua Quảng Trị ông có bài Sông Vĩnh Định, Sông Ái Tử; đi qua Quảng Bình có Định Bắc trường thành, Cầu Lý Hoà, Hai núi

Khiêu Thạch, Sông Linh Giang, Cửa Hoành Sơn, đi qua Hà Tĩnh có Núi Hồng

Lĩnh, ở Nghệ An có bài Thiết Cảng, ở Thanh Hoá Sông Ngọc Giáp, hay là Núi

Hộ Thành, Núi Tam Điệp ở Ninh Bình, gồm 18 bài thơ Ngự chế, đều sai địa

phương sở tại khắc thơ vào đá, dựng bia ở bên đường. Trong số đó có bài thơ

46

còn nguyên vẹn. Bài thơ được nhiều học giả Hán Nôm dịch sang chữ Quốc ngữ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bản dịch của dịch giả Bùi Văn Chất, đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ Nghệ An, số tám năm 2011 như sau:

Phiên âm: Thiết Cảng

Oanh hồi tiểu giản vạn phong trung Văn đáo tiền nhân tạ hoá công Thiết huyệt sơn yêu lưu lạn thạch Thiên uy cảng khẩu thiển lưu thông Huyền vi mạc trang thần cơ dị Bình thản vưu trưng thế đạo long Lũng thục hào hàm vô nhị thử Ban sừ triệu sở diệu hà cùng

Tạm dịch thơ:

Ôm muôn ngọn núi chảy vòng quanh Nghe nói vừa công tạo hoá thành Mỏ Sắt đá tan lưu vách núi

Uy trời lối mở tạm thông kênh Huyền vi khó giải thần cơ lạ Bình thản càng tin thế đạo hanh Lũng Thục núi non đâu sánh nổi Mà san dọn phẳng, rõ là kinh.

Ngoài ra ông cũng dành nhiều cảm xúc của mình viết về phong cảnh ở Hà Nội như Lầu Tĩnh Bắc, Quán Chân Vũ, cả hai bài thơ đều khắc vào Hoành biển treo lên trên cửa. Những bài thơ này đều được in ở tập Thánh chế Bắc tuần thi tập.

47

Trong bảy năm trị vì, Thiệu Trị chủ yếu sống quanh quẩn ở Huế. Đối với ông tình yêu dành cho Huế rất sâu đậm, những lúc rảnh rỗi ông thường đi du ngoạn các thắng tích ở chốn Thần Kinh, mỗi lần đi du ngoạn đều có thơ để lại.

Mùa hạ tháng 4 năm 1844, nhân đi chơi ở vườn Cơ Hạ, cảm hứng trước vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây ông đã ngự chế các bài thơ vịnh 14 cảnh, như 1. Điện khai văn yến (Trên điện mở yến tiệc để bàn văn); 2. Lâu

thưởng Bồng Châu (Trên lầu thưởng cảnh Bồng Châu); 3. Các minh tứ chiếu

(Gác sáng cả bốn mặt); 4. Lang tập quần phương (Hành lang tập hợp các hoa); 5. Hiên sinh thi tứ (Hiên nảy tứ thơ); 6. Trai tả thư hoài (Nhà thanh tĩnh giải tỏ lòng); 7. Trì lưu liên phưởng (Hồ thả thuyền sen); 8. Sơn tủy tùng đình

(Đình cây tùng đứng sừng trên núi); 9. Nghê kiều tễ nguyệt (Trăng sáng cầu vòng); 10. Thủy tạ quang phong (Nhà thủy tạ có gió mát); 11. Vũ Giang thắng

tích (Cảnh đẹp ở Vũ Giang); 12. Tiên động phương tung (Dấu thơm động

tung); 13. Hồ tân liễu lãng (Sóng liễu bên hồ); 14. Đảo thụ oanh thanh (Tiếng oanh trong cây trên đảo)”. Hay nhân chuyến đi chơi ở vườn Thường Mậu vào tháng 5 năm 1843 vua cũng ngự chế 10 bài vịnh cảnh [47, tr. 502 – 503] ở đây (gồm 1. Cao lâu thắng thưởng (Các thú vui ở lầu cao); 2. Quảng hạ đàm văn (Bàn văn chương ở nơi nhà rộng); 3. Hiên lan hoa lộ (Nước động bao lơn trắng như hoa); 4. Trai dũ tịch hà (Ráng chiều chiếu cửa sổ phòng trai); 5.

Sơn đình mai vũ (mưa về tháng đầu mùa hạ xuống cái đình ở núi); 6.Thủy các

hà phong (gió thoảng hương sen vào cái chòi ở nước); 7. Thanh trì hương

luyện (hoa xoan thơm ở trong ao); 8. Lương tạ tình ba (trời lạnh sóng êm quanh nhà hóng mát); 9. Song kiều giá nguyệt (trăng gác trên hai cái cầu); 10.

Tam phong sáp vân (ba ngọn núi xem những đám mây)) sau đó sai các quan

ứng chế. Bên cạnh đó ông cũng có 12 bài thơ ngự chế ở cung Bảo Định (như

48

(Trong điện hội họp các văn thần); 3. Các thưởng hồ sơn (Trên các thưởng cảnh non nước); 4. Tạ lâm thiên thủy (Đứng ở chòi, trông thấy trời, nước); 5.

Hiên đàm kinh sử (Ngồi trong hiên bàm kinh sử); 6. Lang nạp yên hà (Khói

và ráng lọt vào hành lang); 7. Nam y cung khuyết (Phía Nam tựa vào cung khuyết); 8. Bắc tiếp viên trì (Phía Bắc gần với vườn, hồ); 9. Đông quan vạn

tỉnh (Phía Đông xem muôn cái giếng); 10. Tây lãm thiên phong (Phía Tây vơ

lấy nghìn ngọn núi); 11. Hãm tĩnh khán hoa (Đứng ở bao lơn yên tĩnh để xem hoa); 12. Song thanh tọa nguyệt (Ngồi cửa sổ thưởng trăng trong);” [51, tr. 997]. Nhân việc ngự chơi cửa biển Thuận An, lên lầu Lưỡng Kiêm, xem duyệt thuỷ trận, xa giá về ngay hôm ấy. Đến ngày hôm sau, vua cho ra đời 8 bài thơ 8 cảnh ở cửa biển Thuận An, cho các bề tôi xem (1. Viên thành trấn hải (Bức thành tròn trấn ngoài biển); 2. Kiều các quan lan (Trên gác cao xem sóng nước); 3. Cao lâu lưỡng đắc (Lầu cao thưởng ngoạn cả nước và trăng);

4. Hành điện song thanh (Hai bên hành điện trong mát); 5. Cáp châu biển tấn

(Bãi nước có giống sò tỏ ra là cửa biển); 6. Giải chử nhàn dân (Dân nhàn rỗi ra bến nước bắt cua); 7. Sa cương bảo chướng (Cồn cát như cái đồn chắn ngang); 8. Da thụ thanh âm (Những cây dừa xanh um)…

Hiện nay, 20 bài thơ1 trong số những bài thơ trên đã được nhóm tác giả Phan Thuận An tuyển chọn và biên soạn cuốn sách Thần Kinh nhị thập cảnh,

nói về 20 cảnh đẹp ở Huế.

Phần lớn các bài thơ viết về thiên nhiên, cảnh vật tập hợp ở Thánh chế

Bắc tuần thi tập, Thiệu Trị ngự chế thi Ngự chế đồ hội thi tập. Vượt lên

1 20 bài thơ là: 1. “Trùng Minh Viễn Chiếu”; 2. “Vĩnh Thiệu Phương Văn”; 3. “Tịnh Hồ Hạ Hứng”; 4. “Thư Uyển Xuân Quang”; 5. “Ngự Viên Đắc Nguyệt”; 6. “Cao Các Sinh Lương”; 7. “Trường Ninh Thuỳ Điếu”; 8. “Thường Mậu Quan Canh”; 9. “Vân Sơn Thắng tích”; 10. “Thuận Hải Quy Phàm”; 11. “Hương Giang Hiểu Phiếm”; 12. “Bình Lãng Đăng Cao”. 13. “Linh Quán Khánh Vận”; 14. “Thiên Mụ Chung Thanh”; 15. “Trạch Nguyên Tao Lộc”; 16. “Hải Nhi Quan Ngư”; 17. “Giác Hoàng Phạm Ngữ”; 18. “Huỳnh Tự Thư Thanh”; 19. “Đông Lâm Dực Điểu”; 20. “Tây Lãnh Thang Hoằng”.

49

trên nhiều nhà thơ viết về thiên nhiên phong cảnh khác, ông đã để lại hàng trăm bài thơ tức sự và vịnh cảnh ở những nơi ông đặt chân đến. Tình yêu thiên nhiên của ông không chỉ hiện diện trong các bài thơ mà còn khắc ghi mãi trên các tấm bia và trong tâm trí của những người đã có dịp chiêm ngưỡng về vẻ đẹp thiên nhiên qua những vần thơ của ông.

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)