Văn chương tải đạo

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 58)

7. Cấu trúc Luận văn

2.2.2. Văn chương tải đạo

Thiệu Trị làm thơ, văn không chỉ để rèn giũa đạo đức của mình “trẫm nhân lúc rỗi việc, phóng bút viết luôn thành thơ, tình cờ được những bài này, treo bên chỗ ngồi để gắng theo mà tu tỉnh, thật muốn bắt chước vua Đường Thái Tông lấy việc cổ làm gương, chứ không phải dám sánh với bút pháp của kinh Xuân Thu [51, tr. 385], chăm lo chính sự, thể hiện tấm lòng của mình đối với nước, với dân, với thiên nhiên cảnh vật mà làm thơ còn để đào luyện tính tình cho các hoàng đệ, quần thần, nhắc nhở anh em trong hoàng tộc phải biết yêu thương nhau, “cẩn thận, nên chăm chỉ, hoà với anh em, chỉ dẫn điều lành, răn điều trái, để tuân giữ lấy gia pháp, ta rất mong mỏi lắm!” [51, tr. 1001 - 1002] nên thường làm thơ ban tặng khuyến khích họ cố gắng như bài Thiệu

Trị viên thi [51, tr. 125]. Nhân thể, vua bảo Trương Đăng Quế rằng: “Hoàng

khảo Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, nhờ phúc trời giúp, con cái đông nhiều, anh em ta đều phải đối xử với nhau cho hết đạo, để tu sửa luân thường của loại người mà thôi, cho nên ta làm thơ tự khuyên răn mình, để cho các hoàng đệ đều tự nghĩ mà khuyến khích cố gắng, giữ tiếng tốt được mãi mãi, khỏi phụ lòng Hoàng khảo ta dạy nuôi, rèn luyện” [51, tr. 125].

Ông vốn rất ghét việc nịnh nọt cho nên nhân việc nhìn những hoa cúc “Kim bối hồng trang” nở nhiều. Nhà vua nhớ, khắc ghi lời dạy của Hoàng khảo “Những thứ hoa cỏ tầm thường, không đáng gọi là điềm lành”, học tập việc Văn Hoàng nhà Đường còn phá cái tổ chim Bạch thước để tắt những lời

56

nịnh hót. Nhà vua “chỉ muốn khí trời hòa dịu, hằng năm được mùa, nhân dân no ấm, thế là điềm hay của nước nhà. Nếu có con lân ra chơi, con rồng xuất hiện, có bổ ích gì cho chính trị đâu!”. Nhân đưa ra: một bài thơ “Cười hoa cúc”, một bài thơ “Lễ Đông hưởng”, 6 bài thơ “Ở nơi yên tĩnh” (Xem trong hai tập thơ Ngự chế), sai thị thần tuyên đọc để giáo huấn [51, tr. 542]. Ông cũng thường nói “Các vua chúa đời gần đây phần nhiều ưa thích điềm nọ điềm kia” những việc đó “có bổ ích gì cho chính trị đâu!. Rồi nhân đó ông làm nhiều bài thơ để tỏ cái chí của mình [51, tr. 542]. Mỗi khi có quan nịnh thần xu nịnh, ông cho đó là “bọn nịnh thần là đáng ghét. Nên làm thơ để ghi nhớ. Trong thơ có câu: “Ngư tiểu tu trừng viễn hãnh thần” nghĩa là: cá tuy là vật nhỏ, ta cũng nên đề phòng, xa kẻ nịnh thần” [51, tr. 157]. Hay là cho quần thần một bài thơ “chép rõ ở Thánh chế Bắc tuần thi tập và bảo rằng: bài này không ngoài bốn chữ trung, tín, thanh, cần, các ngươi nên ghi vào dạ không để nhãng mất mới phải” [51, tr. 339]. Phần lớn nội dung này được in trong tập

Hoàng huấn cửu thiên.

Đối với các con ông hết sức nghiêm khắc dạy bảo những trò chơi chọi gà, quần ngựa nhất thiết bị ông cấm. Hay việc Hồng Bảo lo đàn đúm không chăm lo sách vở mặc dù là con trưởng song ông cũng không cho được nối ngôi. An phong công Hồng Bảo hát xướng vào ngày trai. Vua giận, quở rằng: “Ngươi học vấn chậm và tối, chỉ thích chơi bời, trái với giáo huấn trong nhà nhiều lắm”, bèn tước lương hai năm [51, tr. 579].

Ngoài ra thơ ông đề cập đến nhân vật lịch sử ở Ngự chế lịch đại đế

vương, việc tấn phong chức tước, xây dựng lăng tẩm, tu bổ đê điều, sửa chữa

cầu cống, khuyên răn dân chúng chăm chỉ làm ruộng, giữ gìn thuần phong mĩ tục, việc thi cử tuyển chọn người tài, nghiên cứu về Kinh dịch để làm thơ để bói việc lành, việc dữ…

57

Tiểu kết:

Tác phẩm của Thiệu Trị chưa “tốn” nhiều giấy mực của các học giả như sáng tác của nhiều ông hoàng khác nhưng qua hệ thống tác phẩm và nội dung trên là minh chứng cho thấy ông có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Hiện nay, số lượng tác phẩm của ông để lại không chỉ nhiều mà còn phong phú về nội dung, đa dạng thể loại như thơ, văn, chiếu, biểu, câu đối và đặc biệt là sự góp sức trong lịch sử nghiên cứu thi pháp văn chương với cuốn Thiệu Trị văn quy.

Đa số tác phẩm của ông được viết bằng chữ Hán nên độc giả ít có cơ hội tìm hiểu. Trong chương này chúng tôi góp nhặt ở các tài liệu tiếng Việt, sắp xếp thành một hệ thống giúp cho độc giả có cái nhìn tổng quan đối với tác giả này. Tuy nhiên, việc làm của chúng tôi chỉ phản ảnh được một phần nhỏ trong sự nghiệp to lớn, đồ sộ của Thiệu Trị.

Việc hệ thống lại tác phẩm và nội dung văn chương mà dựa vào một bộ

sử Đại Nam thực lục, là một việc xưa nay khó nên chắc chắn luận văn còn

nhiều thiếu sót, chưa bám sát được vào các tác phẩm từ nguyên bản. Hi vọng trong tương lai chúng tôi sẽ có dịp bổ sung và sửa chữa.

58

Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH - THI PHÁP VĂN CHƢƠNG CỦA THIỆU TRỊ QUA ĐẠI NAM THỰC LỤC

Học giả theo tiếng Anh là scholar, nghĩa là “người nghiên cứu sâu một đề tài học thuật, hay được gọi là “nhà nghiên cứu”. Theo Hoàng Phê, học giả là “người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng” [41, tr. 454]. Hay “Học giả là người có kiến thức sâu rộng trong nghiên cứu khoa học” [74, tr. 829]. Dựa vào quan niệm trên, căn cứ vào sự đóng góp, vốn hiểu biết của Thiệu Trị, chúng tôi khẳng định rằng Thiệu Trị xứng đáng là một học giả trong lịch sử văn học Việt Nam. Ông không chỉ chiếm lĩnh một mắt xích quan trọng trong phả hệ văn chương hoàng phái nói riêng mà còn có vị trí nổi bật trong dòng văn học Việt Nam. Vượt lên trên các ông hoàng yêu văn chương khác không chỉ ở số lượng tác phẩm, đỉnh cao về nghệ thuật mà ông còn là một nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học uyên thâm, một người có tri thức, hiểu biết văn học Đông Tây kim cổ sâu rộng với nhiều thể loại từ thơ đến văn, từ Kinh Dịch đến lịch sử, từ văn chương trong nước đến văn chương nước ngoài, từ văn học cổ đến trung, từ thể thuyền liên đến thể đảo ngược... Tuy mới chỉ bước đầu nghiên cứu học giả Thiệu Trị, nhưng những quan điểm của ông hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thú vị.

Một phần của tài liệu Chân dung Thiệu Trị với tư cách là một tác giả văn học qua Đại Nam thực lục (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)